Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM
3.2. Hoàn thiện hệ thống và tăng cường năng lực của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam
3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng Hiệp hội hoạt động độc lập
Một là, VCPMC thuộc HNSVN được thành lập ngày 22/08/2002 phù hợp và đáp ứng với tình hình thực tế của Việt Nam vào thời điểm khi đó. Sau hơn 14 năm hoạt động, đến nay Việt Nam đã ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế về QTG, QLQ. VCPMC đã ký kết thỏa thuận với 70 tổ chức quản lý tập thể QTG âm nhạc quốc tế, khai thác tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thực tế trên đòi hỏi VCPMC cần phải được xem xét kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng Hiệp hội hoạt động độc lập tuân thủ theo đúng các tiêu chí, tiêu chuẩn chung của hệ thống các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ trên thế giới.
Việc được công nhận thành một tổ chức đại diện tập thể độc lập sẽ giúp cho Trung tâm có thể đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác và bảo vệ quyền lợỉ của các thành viên đang ngày càng tăng lên tại thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Đồng thời sẽ tạo điều kiện cho Trung tâm hoạt động chủ động hướng tới chuyên nghiệp đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của quốc tế.
Hai là, VLCC thuộc HNVVN được thành lập ngày 25/8/2004. Sau hơn 12 năm hoạt động, đến nay Trung tâm có 1090 hội viên. Ban Giám đốc hoạt động kiêm nhiệm. Hoạt động cấp phép thu tiền cho hội viên đang gặp nhiều khó khăn, nguồn thu từ việc cấp phép thấp (không đáng kể), không đủ để duy trì hoạt động.
Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của VLCC cần phải được xem xét cùng với VIETRRO, tránh trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và phát triển bền
104
vững theo đúng tiêu chí, tiêu chuẩn của quốc gia (tổ chức tự nguyện, tự trang trải) và quốc tế (tổ chức đại diện tập thể QTG độc lập).
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng có Ban Lãnh đạo hoạt động chuyên trách VLCC thuộc HNVVN có Ban Lãnh đạo hoạt động kiêm nhiệm. Để tăng cường năng lực quản lý và thực thi chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, đòi hỏi phải kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng có Ban Lãnh đạo hoạt động chuyên trách.
3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng đúng chức năng, nhiệm vụ và không chồng chéo
VLCC, VCPMC và VIETRRO đều quản lý quyền sao chép. VLCC quản lý quyền sao chép tác phẩm văn học theo Hợp đồng ủy thác quyền của hội viên (Hội Nhà văn), VCPMC quản lý quyền sao chép tác phẩm âm nhạc theo Hợp đồng ủy thác quyền của thành viên, VIETRRO quản lý quyền sao chép tác phẩm dưới hình thức sao chụp và sử dụng số theo Hợp đồng ủy thác quyền của hội viên. Do vậy, cần phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ, phạm vi nội dung ủy thác thác quyền theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ, tránh chồng chéo giữa VLCC, VCPMC và VIETRRO.
RIAV theo quy định tại Điều lệ Hội viên chính thức, bao gồm các sáng lập viên, các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ghi âm và Điều kiện trở thành hội viên: “Tổ chức và công dân Việt Nam đang hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến các sản phẩm ghi âm thừa nhận Điều lệ của Hiệp hội và tự nguyện tham gia đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội”
nhưng theo Báo cáo về số lượng hội viên của RIAV là 59 hội viên, trong đó bao gồm có 17 nhạc sĩ và ca sĩ. Do vậy, cần thiết phải làm rõ phạm vi nội dung ủy thác quyền theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ, tránh chồng chéo với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ khác.
3.2.4. Tăng cường năng lực của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đại diện tập thể QTG, QLQ luôn phải tính đến các yếu tố để đảm bảo tính khả thi, sự phù hợp với thực tiễn, trong đó có vấn đề về năng lực của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
105
Thậm chí, có nhiều quy định pháp luật về đại diện tập thể QTG, QLQ chỉ thực sự đi vào cuộc sống khi các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo các nguyên tắc công khai, minh bạch và phi lợi nhuận. Do vậy, việc nâng cao năng lực của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở Việt Nam hiện nay cũng có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về đại diện tập thể QTG, QLQ.
Để tăng cường năng lực của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thì bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao nhận thức cho các thành viên của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ, cần phải tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự của các tổ chức này.
Trước hết, “các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải phấn đấu để hoạt động chuyên nghiệp, có đủ cán bộ chuyên trách hiểu biết pháp luật, đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình; thực hiện việc thu và phân phối tiền bản quyền công khai, minh bạch”
theo tinh thần Chỉ thị 36/2008/CT-TTg. Theo đó, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cần phải tự hoàn thiện bộ máy, bố trí nhân sự chuyên trách, được đào tạo, am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ; được đa số chủ sở hữu QTG, QLQ trong lĩnh vực mà tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ hoạt động uỷ thác quyền; hoạt động cấp phép, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao đạt hiệu quả; tự trang trải kinh phí hoạt động; có phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và thường xuyên được cập nhật chính xác để việc quản lý tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ, tác phẩm, đối tượng QLQ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ nên xây dựng và hoàn thiện các website của tổ chức mình để mọi người có thể tra cứu thông tin và cập nhật các hoạt động của từng tổ chức một cách chính xác và ưu việt nhất.
Cần xây dựng cơ cấu trong sạch vững mạnh và đề cao yếu tố “tập thể” của các tổ chức đại diện tập thể. Vì “tập thể” là đặc trưng cơ bản của hệ thống so với các tổ chức phi chính phủ khác, từ đó nguyên tắc công khai, minh bạch phải được thể hiện nhất quán từ việc thu, đến việc phân phối tiền bản quyền. Từng bước thực hiện các công tác quản lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên trách và có chuyên
106
môn. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ trong quá trình hoạt động và phối hợp chặt chẽ với Cục Bản quyền tác giả, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như Hội nhà văn, hội Nhạc sĩ để khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể để có chỉ đạo kịp thời và cùng tháo gỡ khó khăn, dễ dàng giải quyết vấn đề và luôn đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Ngoài ra, Bộ VH,TT&DL cần tăng cường phối hợp với Bộ Nội vụ, các Hội Văn học nghệ thuật ở trung ương, với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ để đào tạo kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thông qua các hội thảo, lớp tập huấn, khảo sát ở trong nước và nước ngoài.
Bộ VH,TT&DL khẩn trương chỉ đạo HNSVN, HNVVN Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền của nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ QTG, QLQ đối với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” theo từng lĩnh vực chuyên ngành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tinh thần Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg. Mục tiêu của đề án này là, đến năm 2020, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đi vào hoạt động chuyên nghiệp, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ QTG, QLQ. Đề án phải đề ra các giải pháp góp phần nâng cao năng lực của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.