Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 37 - 44)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

1.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia trên thế giới và những vấn đề có thể nghiên cứu, vận dụng tại Việt Nam

1.3.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia trên thế giới

1.3.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Pháp

Tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ đầu tiên trên thế giới ra đời ở Pháp vào năm 1777, đó là Tổ chức của các tác giả tác phẩm nhạc kịch (SACD – Societe des auteurs et compsiteurs dramatiques). Sau đó, Tổ chức của các tác giả tác phẩm văn học (SGDL – Societe des gens de letters) được thành lập vào năm 1837 và Tổ chức của các tác giả, nhà soạn nhạc và xuất bản tác phẩm âm nhạc (SACEM – Societe des auteurs, compsiteurs et editeurs de musique) được thành lập vào năm 1850. Các tổ chức này hiện vẫn đang hoạt động hiệu quả và cùng với các tổ chức khác được thành lập sau này tạo thành hệ thống các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ khá phát triển ở Pháp. Tại thời điểm đó, các tổ chức này ra đời trên cơ sở pháp lý là các điều khoản chung của luật dân sự.

29

Hiện nay, cơ sở pháp lý cho việc ra đời và hoạt động các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ ở Pháp được quy định tại Bộ luật SHTT của Pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2006, với các quy định khá cụ thể và chi tiết. Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ ở Pháp được thành lập dưới dạng một tổ chức xã hội dân sự, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Dự thảo Điều lệ và Quy chế hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể phải được gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Pháp ngữ (nay là Bộ Văn hóa và Truyền thông) để phê duyệt. Trong vòng 1 tháng, kể từ ngày nhận được các tài liệu trên, nếu Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông thấy có lý do hợp lý để không chấp thuận việc thành lập tổ chức này thì có thể kiến nghị với Toà án để xem xét và ra phán quyết. Ngoài ra, Bộ luật SHTT của Pháp cũng quy định các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải có kiểm toán viên, hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật về công ty thương mại. Thành viên của các tổ chức này phải là tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình hoặc những người thừa kế hợp pháp của họ. Thành viên có quyền yêu cầu tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ cung cấp các thông tin chi tiết về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình.

Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải gửi báo cáo tài chính thường niên tới Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông. Đối với bất kỳ sự thay đổi nào về điều lệ thì phải báo cáo trước 2 tháng của phiên họp họp toàn thể của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ.

Hoạt động thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ chịu sự giám sát của một Uỷ ban thường trực, gồm 5 thành viên, trong đó 1 người do Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông bổ nhiệm, 4 người còn lại thuộc cơ quan kiểm toán nhà nước. Uỷ ban này có toàn quyền tiếp cận tài liệu, dữ liệu và phần mềm của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ; có nhiệm vụ báo cáo thường niên về hoạt động của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ với Quốc hội, Chính phủ và đại hội toàn thể của các tổ chức này.

Bộ luật SHTT của Pháp còn quy định chế tài xử phạt đối với giám đốc điều hành của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ khi vi phạm các quy định trên, theo đó mức phạt tiền có thể lên tới 15 nghìn Euro và 1 năm tù. Ngoài ra, Bộ luật

30

SHTT còn quy định về việc sử dụng các khoản tiền nhuận bút, thù lao không thể phân chia được, thường là do không xác định được chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. Theo đó, sau 10 năm không thể phân chia được thì tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ có thể sử dụng khoản tiền này trong các hoạt động khuyến khích sáng tạo, tài trợ cho các buổi biểu diễn trực tiếp vv...

Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ thông qua Toà dân sự, riêng đối với biểu giá tiền nhuận bút, thù lao thì có thể thông qua cơ chế tài phán hành chính của Uỷ ban QTG.

1.3.1.2. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Hoa Kỳ

Pháp luật Hoa Kỳ không có quy định cụ thể về địa vị pháp lý của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ, mà chỉ áp dụng các quy định chung của luật công ty, luật dân sự. Có thể kể tên một số tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ ở Hoa Kỳ như: Tổ chức của các nhà soạn nhạc, soạn lời và nhà xuất bản Hoa Kỳ (ASCAP – American Society of Composers, Authors and Publishers), Công ty quản lý việc phát sóng tác phẩm âm nhạc (BMI – Broadcast music Inc), và Tổ chức của các nhà soạn nhạc, soạn lời đối với tác phẩm sân khấu của Châu Âu (SESAC - Society of European Stage Authors & Composers) v.v...

Việc giám sát hoạt động của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ dựa trên các quy định chung của luật chống độc quyền, luật bảo vệ người tiêu dùng v.v... Hàng năm, các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải nộp báo cáo hoạt động cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong đó nội dung chủ yếu là về việc thực hiện luật chống độc quyền.

Ở Hoa Kỳ có Uỷ ban về tiền nhuận bút, thù lao để xác định biểu giá, các điều kiện và tỉ lệ hợp lý đối với việc trả tiền nhuận bút, thù lao trong trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Uỷ ban này bao gồm 3 thành viên làm việc chuyên trách, do Giám đốc Thư viện Quốc hội bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm, có thể gia hạn. Còn biểu giá đối với trường hợp sử dụng tác phẩm phải xin phép thì Uỷ ban này không can thiệp, các tranh chấp về biểu giá tiền nhuận bút, thù lao giữa tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ với người sử dụng tác phẩm được giải quyết tại Toà án.

31

Ngoài ra, Toà án cũng giải quyết các tranh chấp khác liên quan đến hoạt động của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ như việc phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho thành viên, nghĩa vụ cung cấp thông tin về hoạt động đại điện tập thể QTG, QLQ v.v...

1.3.1.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Nhật Bản

Nhật Bản có Luật về các hoạt động liên quan đến đại điện tập thể QTG, QLQ (Luật số 131 ngày 29/11/2000, được sửa đổi bởi Luật số 154 ngày 3/12/2004), trong đó có hoạt động đại điện tập thể QTG, QLQ. Theo đó, Tổng cục Văn hoá thuộc Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ.

Khác với Việt Nam, tên gọi của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ (Collective Management Organizations: CMOs), ở Nhật Bản là các tổ chức phi Chính phủ (Non-Governmental Organizations: NGOs). Các tổ chức đại diện tập thể Nhật Bản được hình thành theo loại hình tác phẩm, như: theo loại hình tác phẩm văn học, tác phẩm nghe nhìn, tác phẩm âm nhạc, chương trình máy tính... Mỗi loại hình tác phẩm sẽ có nhiều tổ chức đại diện tập thể quản lý và đại diện cho mỗi loại hình tác phẩm đó. Có thể liệt kê ra mỗi loại hình tác phẩm tương ứng với các tổ chức đại diện như sau: đối với tác phẩm âm nhạc, có 4 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Hiệp hội Nhà soạn nhạc, soạn lời và xuất bản âm nhạc Nhật Bản (JASRAC), Hội Nhà xuất bản âm nhạc Nhật Bản (MPA), Liên đoàn Nhà sản xuất âm nhạc Nhật Bản (FMPJ), Hiệp hội Quản lý tiền bản quyền của các nhà ghi âm (SARAH). Đối với tác phẩm văn học, có 5 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Hội Nhà văn Nhật Bản, Liên đoàn Nhà văn Nhật Bản (WGJ), Liên đoàn Văn học Nhật Bản, Hội Nhà xuất bản sách Nhật Bản (JBPA), Hội Nhà xuất bản tạp chí Nhật Bản (JMPA). Đối với tác phẩm nghe nhìn, có 6 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Tổ chức Bản quyền mỹ thuật, nhiếp ảnh và thiết kế đồ họa Nhật Bản (APG-Japan), Liên đoàn Đạo diễn Nhật Bản, Hội Các nhà sản xuất điện ảnh Nhật Bản, Hội các nhà sản xuất nghe nhìn Nhật Bản, Hội Phần mềm video Nhật Bản (JVA), Hiệp hội Quản lý tiền bản quyền

32

của các nhà ghi hình (SARAVH). Đối với chương trình máy tính, có 3 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Hội Bản quyền phần mềm máy tính (ACCS), Trung tâm Thông tin phần mềm (SOFTIC). Đối với biểu diễn, có 1 tổ chức đại diện tập thể, đó là Hiệp hội các tổ chức biểu diễn nghệ thuật và quyền của người biểu diễn Nhật Bản (GEIDANKYO). Đối với ghi âm, có 1 tổ chức đại diện tập thể, đó là Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Nhật Bản (RIAJ). Đối với phát thanh truyền hình, có 1 tổ chức đại diện tập thể, đó là Hiệp hội Các phát thanh viên thương mại Nhật Bản (JBA). Ngoài ra, còn có 2 tổ chức đại diện tập thể chung của các loại hình, gồm: Trung tâm Thông tin và Đào tạo bản quyền Nhật Bản (CRIC), Trung tâm Quyền sao chép Nhật Bản (JRRC).

Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ được thành lập dưới dạng tổ chức xã hội dân sự, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải đăng ký với Tổng cục Văn hoá trước khi hoạt động. Pháp luật quy định cụ thể các điều kiện thành lập, cũng như quy định về các trường hợp bị từ chối cho phép đăng ký thành lập. Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cụ Văn hoá về điều lệ đối với việc quản lý các hợp đồng uỷ quyền cũng như các thay đổi của điều lệ đó. Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ xây dựng biểu giá tiền nhuận bút, thù lao và báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hoá trước khi công bố. Biểu giá này sẽ không được thực hiện trong vòng 30 ngày, kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hoá nhận được biểu giá đó, và trong trường hợp cần thiết thì Tổng cục trưởng có thể gia hạn thêm (3 hoặc 6 tháng). Trong thời hạn đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hoá thông báo với tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ và đại diện của người tiêu dùng về việc phê duyệt và áp dụng biểu giá. Tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải công bố Điều lệ và biểu giá trên sau khi được chấp thuận.

Tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ, nếu không có lý do chính đáng thì không được từ chối cấp phép sử dụng tác phẩm, có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan đến tác phẩm. Tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải chuẩn bị các báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh trong vòng 3 tháng kể từ khi kết thúc năm tài

33

chính và phải lưu trữ tại văn phòng trong vòng 5 năm để thành viên có thể xem hoặc sao chép vào bất kỳ thời điểm nào trong giờ làm việc.

Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hoá có thể yêu cầu tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ báo cáo về tình hình hoạt động hoặc tình hình tài chính; hoặc có thể uỷ quyền cho nhân viên của Tổng cục Văn hoá đến văn phòng của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ để kiểm tra về tình hình hoạt động, báo cáo tài chính hoặc các vấn đề khác có liên quan. Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ trước khi công bố biểu giá phải tham khảo ý kiến của đại diện người sử dụng. Trong trường hợp các bên không thống nhất được về biểu giá thì có thể yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hoá giải quyết. Trong thời hạn chờ giải quyết thì tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ không được thực hiện biểu giá đó. Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hoá có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng văn hoá trước khi đưa ra quyết định phân xử.

Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hoá phải được thông báo cho các bên có liên quan.

Luật này cũng quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định trên, theo đó mức phạt tiền có thể lên tới 1 triệu Yên.

1.3.1.4. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Trung Quốc Trung quốc có Quy chế về các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ do Quốc vụ viện (Chính phủ) ban hành kèm theo Nghị định số 429 ngày 22/12/2004, có hiệu lực từ 1/3/2005. Quy chế này được xây dựng để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 8 Luật QTG Trung Quốc về đại điện tập thể QTG, QLQ.

Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ của Trung Quốc được thành lập dưới dạng hiệp hội, hoạt động theo Quy định hành chính về quản lý đăng ký các đoàn thể xã hội (Quy chế về quản lý đăng ký hội) và Quy chế này. Có thể kể tên một số tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ ở Trung Quốc như: Hiệp hội QTG âm nhạc Trung Quốc, Hiệp hội Quản lý tập thể QTG bản ghi âm ghi hình Trung Quốc, Hiệp hội QTG văn học Trung Quốc, Hiệp hội QTG nhiếp ảnh Trung Quốc, Hiệp hội QTG điện ảnh Trung Quốc.

34

Cơ quan bản quyền Trung Quốc thuộc Quốc vụ viện, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đại điện tập thể QTG, QLQ trên phạm vi toàn quốc. Không tổ chức hay cá nhân nào, ngoài các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ được thành lập hợp pháp theo quy định của Quy chế này, được tiến hành các hoạt động đại điện tập thể QTG, QLQ.

Về hồ sơ xin phép thành lập, bên cạnh các tài liệu của việc thành lập hiệp hội (số lượng thành viên tối thiểu, phạm vi hoạt động không được trùng lắp với các tổ chức khác, đại diện cho các chủ sở hữu quyền trên toàn quốc, Dự thảo điều lệ), thì còn phải có Dự thảo biểu giá, phương thức phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho các thành viên.

Hồ sơ xin phép thành lập trước tiên phải nộp cho Cơ quan bản quyền. Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Cơ quan bản quyền sẽ ra quyết định phê chuẩn, nếu không thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày có quyết định phê chuẩn của Cơ quan bản quyền, Ban vận động sẽ phải đăng ký với Cơ quan dân chính thuộc Quốc vụ viện theo quy định của Quy chế về quản lý đăng ký hội. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký của Cơ quan dân chính thuộc Quốc vụ viện, tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải gửi bản sao giấy đăng ký đó tới Cơ quan bản quyền để lưu hồ sơ và công bố cùng với Điều lệ, Biểu giá, phương thức phân phối tiền nhuận bút, thù lao của tổ chức đó.

Tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ muốn sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải trình với Cơ quan bản quyền để phê duyệt và công bố sau khi có sự kiểm tra và phê duyệt của Cơ quan dân chính theo quy định pháp luật.

Tổ chức đại điện tập thể có cơ cấu tổ chức như một hiệp hội, bao gồm Đại hội toàn thể, Ban giám đốc v.v... Ngoài ra, Quy chế quy định khá chi tiết về hợp đồng uỷ quyền giữa thành viên với tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ, và quyền và nghĩa vụ của thành viên. Đặc biệt, trong đó có quy định thành viên không được quản lý cá nhân hoặc uỷ quyền cho tổ chức khác trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại điện tập thể, đáng lưu ý là có quy định về việc không được ký hợp đồng cấp phép độc quyền với người sử dụng, không

35

được từ chối cấp phép nếu không có lý do chính đáng; nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu của thành viên và người sử dụng; quyền được khấu trừ một tỉ lệ hợp lý tiền nhuận bút, thù lao thu được cho chi phí hành chính, số tiền còn lại phải phân chia hết cho các chủ sở hữu quyền mà không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác; phải có nghĩa vụ lưu trữ các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong vòng 10 năm.

Người sử dụng cũng có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng như tên tác phẩm, chủ sở hữu QTG, QLQ đối với tác phẩm đã sử dụng, hình thức, tần suất và thời gian sử dụng, trừ trường hợp trong hợp đồng cấp phép có quy định khác. Việc giám sát hoạt động của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ sẽ do đồng thời cả Cơ quan bản quyền và Cơ quan dân chính tiến hành. Cơ quan bản quyền, khi kết thúc năm tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính kế toán, chỉ định kiểm toán đối với tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ theo quy định pháp luật và công bố báo cáo kiểm toán.

Thành viên và người sử dụng có quyền tố cáo với Cơ quan bản quyền nếu các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc thông báo về việc vi phạm các quy định khác của Quy chế này. Cơ quan bản quyền trong thời hạn 60 ngày phải điều tra về các tố cáo hoặc thông báo đó. Quy chế này cũng quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về đại điện tập thể QTG, QLQ, với các chế tài hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)