Hoạt động quản lý quyền tác giả, quyền liên quan

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 56 - 63)

Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM

2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

2.2.1. Hoạt động quản lý quyền tác giả, quyền liên quan

VCPMC thực hiện việc khai thác và bảo vệ các QTG đối với các tác phẩm âm nhạc được luật pháp công nhận bảo hộ trên cơ sở: hợp đồng ủy thác QTG. Hợp đồng uỷ quyền của tác giả được xác lập trên nguyên tắc tự nguyện nên các tác giả,

48

chủ sở hữu QTG có quyền huỷ bỏ. Phạm vi uỷ quyền được quy định rõ trong hợp đồng uỷ quyền. Hiện VCPMC đang nhận khai thác và bảo vệ QTG cho 2130 tác giả, chủ sở hữu QTG trong nước, trên 3 triệu tác giả nước ngoài (theo hợp đồng song phương giữa VCPMC và các nước).

Hội viên của VCPMC là các tác giả, chủ sở hữu QTG trong lĩnh vực âm nhạc. Công tác phát triển, chăm sóc hội viên được Trung tâm hết sức quan tâm.

Điều này góp phần tạo nên sự gắn bó giữa Trung tâm với các hội viên, đồng thời tạo được niềm tin yêu của các hội viên, các tác giả đối với hoạt động của Trung tâm.

Tính đến hết năm 2015 hội viên của Trung tâm là 3.338 người, trong khi trong 4 năm đầu thành lập số lượng hội viên chỉ dừng lại ở con số vài trăm. Từ khi thành lập đến nay, số lượng hội viên tăng qua các năm thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ Số lƣợng hội viên qua các năm của VCPMC

Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật SHTT của VCPMC Đối với thành viên tác giả âm nhạc quốc tế, thông qua việc ký kết các hợp đồng hợp tác song phương với nhiều tổ chức quản lý tập thể ở các quốc gia cũng như cam kết bảo hộ QTG giữa các tổ chức thành viên của CISAC (Liên minh quốc tế các hiệp hội nhà soạn Nhạc và Lời thế giới), đến nay, số lượng thành viên nhạc quốc tế là trên 3,5 triệu tác giả thuộc 230 hiệp hội ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

0 750 1500 2250

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 274

427 633

816

1042 1153 1356

1600 1730

2038

2370 2787 3069 3338

49

Về việc quản lý cơ sở dữ liệu và hồ sơ của các tác giả, Trung tâm có một website, tên gọi là “Đời sống & âm nhạc” (www.vcpmc.org). Website có 40 modul tiếng Việt và 40 modul tiếng Anh thường xuyên cập nhật tin tức hoạt động âm nhạc trong nước và quốc tế, đồng thời cung cấp thông tin hoạt động của Trung tâm. Trên website có Mẫu Hợp đồng ủy thác, mẫu Hợp đồng sử dụng tác phẩm, Biểu mức thu tiền và đặc biệt kể từ ngày 01/01/2015 các thành viên có thể đăng ký để được cung cấp acount, từ đó truy cập để biết thông tin và cập nhật về tác phẩm của mình.

Thông tin cá nhân được bảo mật, chỉ cung cấp cho chính thành viên đó khi đăng nhập. Trung tâm luôn luôn cập nhật, xác minh tên tác giả, tác phẩm để bổ sung vào phần mềm lưu trữ tác phẩm, đồng thời huy động mọi kênh thông tin trong quá trình tìm kiếm tác giả tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả (phân phối) tiền bản quyền.

Trung tâm có hệ thống phần mềm lưu trữ tác phẩm Châu á Mis@Asia (phần mềm được tổ chức bảo vệ quyền các nhà soạn nhạc và lời của Singapore phát triển và cho các tổ chức tương tự trong khu vực thuê lại để sử dụng chung) theo tiêu chuẩn quốc tế lắp đặt từ giữa năm 2008 và tiếp tục đăng ký thông tin tác giả tác phẩm lên hệ thống lưu trữ Quốc tế CISnet giúp việc tra cứu tác phẩm quốc tế và tác phẩm Việt nam được nhanh chóng thuận tiện hơn. Hiện nay số lượng tác phẩm âm nhạc của các hội viên mà Trung tâm đang lưu trữ trên hệ thống quốc tế khoảng 35 nghìn tác phẩm.

Về công tác quản lý tài chính, Trung tâm tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính theo Luật Doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch, hoàn thành báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán hàng năm bởi công ty kiểm toán độc lập quốc tế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của Bộ Tài chính.

VCPMC đang thực hiện chế độ trích hành chính phí theo quy định tại điểm b khoản 3 mục 11 Nghị định số 85/2011/NĐ-CP và Điều 19 Điều lệ hoạt động của Trung tâm. Mức hành chính phí được giữ lại theo quyết định của Hội Nhạc sĩ là 30%, tuy nhiên từ khi thành lập đến nay VCPMC chưa bao giờ trích quá 25%. Tỷ lệ

50

hành chính phí trích dao động tùy theo lĩnh vực và hình thức sử dụng âm nhạc, từ 5%, 10%, 15%, 20% cho đến 25% . Tỷ lệ bình quân là 19%.

Tuy nhiên, cho đến hiện nay, Trung tâm chưa có bất kỳ một phần mềm nào về việc quản lý cấp phép, thu tiền khai thác sử dụng tác phẩm.

2.2.1.2. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam

Khác với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ, hội viên của Hiệp hội có 3 dạng, gồm: hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự. Hội viên chính thức là các tổ chức và công dân Việt Nam đang hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến các sản phẩm ghi âm, ghi hình, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội. Hội viên liên kết là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong phạm vi, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội và tự nguyện gia nhập Hiệp hội. Hội viên danh dự là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học và quản lý, có uy tín cao trong xã hội, có nhiều công lao đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện tham gia Hiệp hội được Hiệp hội suy tôn làm hội viên danh dự.

Dựa vào các dạng hội viên kể trên, việc quản lý hội viên của RIAV dưới hai loại: hội viên là tổ chức và hội viên là cá nhân. Hiện nay, tổng số hội viên của Hiệp hội là 59 hội viên. Trong đó, hội viên là tổ chức có 42 hội viên (hội viên ủy thác bản ghi là 21) và hội viên cá nhân (ca sỹ, nhạc sỹ) là 17 hội viên (hội viên ủy thác bản ghi là 15).

Bên cạnh đó, RIAV còn quản lý các đối tác hợp tác với Hiệp hội khai thác các bản ghi. Hiện nay, có 05 đối tác của Hiệp hội, trong đó: 01 Đối tác mà Hiệp hội chuyển giao độc quyền sử dụng các bản Ghi âm của hội viên ủy thác khai thác trên mạng Viễn thông và Internet và 04 Đối tác, Hiệp hội chuyển giao quyền sử dụng các bản ghi Karaoke của hội viên ủy thác khai thác trên đầu máy karaoke).

Ngoài ra, RIAV còn quản lý các tổ chức trực thuộc Hiệp hội, gồm: Trung tâm cấp phép và Quản lý quyền, Chi nhánh Trung tâm cấp phép và Quản lý quyền

51

phía Bắc, Công ty TNHH MTV bản quyền nhạc số Việt Nam. Đây là các tổ chức có tư cách pháp nhân.

RIAV quản lý các quyền được ủy thác quyền trong phạm vi bao gồm quyền sao chép, phân phối, sử dụng và lưu trữ các sản phẩm ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn, các thông tin liên quan đến bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn theo quy định pháp luật. RIAV có thể trực tiếp quản lý quyền đã được ủy thác quyền hoặc có thể ủy thác cho các tổ chức ở nước ngoài để quản lý các quyền đã được ủy thác tại lãnh thổ đó hoặc lãnh thổ được chỉ định theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước nơi tổ chức được ủy thác được thành lập và pháp luật của lãnh thổ được chỉ định. RIAV có thể nhận ủy thác của các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức ở nước ngoài để bảo vệ quyền mà tồ chức đó đã được ủy thác theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nơi tổ chức được ủy thác được thành lập.

Ngoài lĩnh vực chuyển giao quyền sử dụng khai thác các bản ghi âm trên mạng viễn thông và Internet, Hiệp hội tìm đối tác và chuyển giao quyền sử dụng các bản ghi Karaoke khai thác trên các đầu máy Karaoke. Kho dữ liệu của RIAV là những bản ghi âm, ghi hình (bao gồm cả video ca nhạc, video karaoke) với nhiều thể loại, chủ đề được các hội viên của RIAV đầu tư sản xuất. Các hội viên có đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh quyền sở hữu và có đầy đủ các giấy phép sản xuất phát hành theo qui định. Các Hội viên của RIAV thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán tác quyền theo luật pháp qui định. Các bản ghi này được các Hội viên ủy thác quyền cho RIAV quản lý khai thác, được Nhà nước bảo hộ theo Điều 17, 30 Luật SHTT.

Các Hợp đồng và danh mục mục bài hát/bản ghi (ghi âm, ghi hình) tác phẩm chương trình, được cập nhật lưu trữ trong máy vi tính của từng bộ phận quản lý. RIAV thực hiện việc lập và lưu giữ tại trụ sở Hiệp hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc Hiệp hội, sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của Hiệp hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp Ban Chấp hành Hiệp hội.

Việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội luôn theo đúng quy định của pháp luật.

52

Hiện nay, Hiệp hội hiện chưa có phần mềm quản lý cấp phép việc thu tiền khai thác sử dụng bản ghi (ghi âm, ghi hình) tác phẩm âm nhạc. Hiện Hiệp hội quản lý cấp phép việc thu tiền khai thác sử dụng bản ghi thông qua các hợp đồng ủy thác quyền với hội viên; hợp đồng với các đối tác.

2.2.1.3. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam

Nhằm hợp tác, hỗ trợ nhau để thúc đẩy hoạt động sáng tác và khai thác có hiệu quả QTG trong lĩnh vực văn học, VLCC đã tập hợp các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học vào một tổ chức.

Việc Quản lý tập thể QTG với các tác phẩm văn học thông qua Hợp đồng ủy thác quyền giữa các tác giả, chủ sở hữu QTG và Trung tâm. VLCC luôn bảo vệ tốt các nguyên tắc về bảo hộ QTG được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự, Luật SHTT và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tính đến cuối năm 2015, VLCC có 1.090 tác giả văn học ủy quyền với hơn 8.000 đầu tác phẩm, trong đó có 1.000 tác phẩm có bản mềm và sách cứng.

Số lượng hội viên của Trung tâm tăng lên hàng năm, được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Số lƣợng hội viên của VLCC từ 2011 – 2015:

Năm Số lượng hội viên

2011 840

2012 915

2013 921

2014 991

2015 1062

Nguồn: Báo cáo công tác năm 2015 của VLCC

Từ ngày 09/12/2014, VLCC quyết định thành lập Phòng Bảo vệ nguyên tác tác phẩm văn học nhằm lưu trữ những tác phẩm gốc của các tác giả. Thành lập hội đồng thẩm định tác phẩm nguyên gốc nhằm tạo thành kho tác phẩm sạch để cung cấp cho các đơn vị xuất bản, in ấn khác.

Hiện nay, VLCC vẫn sử dụng phần mềm excel trong việc lưu trữ và quản lý cấp phép thu tiền, chưa có phần mềm chuyên dụng để thực hiện việc quản lý cấp

53

phép thu tiền bản quyền. Việc quản lý kho tác phẩm cùng trên phần mềm word, pdf và excel chưa có phần mềm số hóa.

2.2.1.4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam

Hiệp hội thay mặt hội viên thực hiện việc quản lý đối với độc quyền cho phép sử dụng tác phẩm dưới hình thức sao chụp và sử dụng số, nhằm khai thác có hiệu quả giá trị kinh tế của tác phẩm được bảo hộ QTG, theo sự ủy quyền của hội viên và quy định pháp luật. Hiệp hội cung cấp cho người sử dụng dịch vụ cần thiết để tiếp cận tác phẩm mà họ có nhu cầu một cách hợp pháp, dễ dàng và với chi phí hợp lý.

Phát triển hội viên, tập hợp ủy thác quyền, tính đến ngày 30/12/2015, VIETRRO đã có 169 hội viên pháp nhân và 1757 hội viên cá nhân; 3.750 ủy thác quyền cá nhân (tác giả, dịch giả thể loại hư cấu và phi hư cấu) và 202 ủy thác quyền từ các tổ chức đại diện người nắm quyền sao chép tác phẩm. Trên cơ sở ủy quyền, VIETRRO quản lý và khai thác trên 50.000 tác phẩm đã công bố, phổ biến dưới dạng xuất bản phẩm hoặc số hóa.

Bảng 2.2: Số lƣợng ủy thác quyền của VIETRRO từ 2011 - 2015

Năm Hội viên cá nhân Hội viên pháp nhân

2011 750 74

2012 1.305 21

2013 853 36

2014 578 30

2015 1748 167

Nguồn: Báo cáo công tác năm 2015 của VIETRRO Ngoài tác phẩm của hội viên, Hiệp hội có thể quản lý tác phẩm của người nắm giữ quyền không phải là hội viên theo sự ủy quyền của họ, với các điều kiện tương tự như đối với vốn tác phẩm của các hội viên;

VIETRRO đang hoàn tất điều kiện và năng lực cần thiết để quản lý, khai thác quyền sao chép dưới hình thức sao chụp đối với tác phẩm được ủy thác quyền và dự kiến chọn lĩnh vực ưu tiên là hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo. Bộ Giáo dục và

54

Đào tạo là chủ hộ sử dụng sao chụp lớn nhất hiện nay đã sẵn sàng phối hợp với Hiệp hội để triển khai trong hệ thống giáo dục những việc liên quan đến Luật SHTT và các Công ước quốc tế về SHTT, QTG mà Việt Nam đã tham gia và sẵn sàng triển khai thực hiện quyền sao chép trong hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, hiện nay, VIETRRO chưa có phần mềm quản lý cấp phép việc thu tiền khai thác, sử dụng tác phẩm.

Như vậy, nhìn chung hoạt động quản lý QTG, QLQ mà ở đây là các hoạt động về quản lý, phát triển hội viên, quản lý cơ sở dữ liệu các tác phẩm, hồ sơ, quản lý việc cấp phép thu tiền khai thác, sử dụng tác phẩm của các tổ chức đại diện ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ở cả 4 tổ chức đại diện tập thể đều chưa có phần mềm quản lý cấp phép việc thu tiền khai thác, sử dụng tác phẩm.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)