Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM
2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam
2.2.2. Hoạt động đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền
Hoạt động đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền là hoạt động trọng tâm và chủ chốt của VCPMC. Hiện nay, VCPMC đang thực hiện việc thu tiền sử dụng tác phẩm tại hầu hết các khu vực có sử dụng âm nhạc trong môi trường kinh doanh theo quy định của Luật SHTT và phân loại thành 20 lĩnh vực sử dụng âm nhạc có đặc thù giống nhau, bao gồm: xuất bản, biểu diễn, khách sạn, khu nghỉ mát, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng cho thuê, quán karaoke, phòng thu âm, vũ trường, câu lạc bộ đêm, câu lạc bộ khiêu vũ, siêu thị, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, cửa hàng băng đĩa nhạc, phòng trưng bày, câu lạc bộ, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán café giải khát, bar, bistro, phát thanh, truyền hình, nhạc chuông, nhạc chờ, nhạc trên website, giao thông, rạp chiếu phim, nhạc dùng trong phim, trong clip quảng cáo, làm tác phẩm phái sinh.
VCPMC thực hiện quyền được hội viên ủy thác trong lĩnh vực âm nhạc:
+ Cấp phép sử dụng, ký kết hợp đồng sử dụng;
55
+ Thu tiền sử dụng tác phẩm theo hợp đồng;
+ Phân phối (theo định kỳ) các khoản thu được từ việc khai thác tác phẩm.
Quy trình thu tiền và phân phối, chi trả được thể hiện theo hình vẽ sau:
Hình vẽ 2.2: Quy trình thu và phân phối, chi trả tiền bản quyền của VCPMC Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 của VCPMC Việc cấp phép cho các đơn vị sử dụng tác phẩm âm nhạc được thực hiện đúng theo quy trình, cung cấp đầy đủ hợp đồng, giấy chứng nhận, phiếu thu, hóa đơn giá trị gia tăng. Trung tâm sẽ căn cứ trên danh sách tác phẩm, tác giả mà các đơn vị kê khai sử dụng kèm theo hợp đồng để đối soát và phân phối, chi trả thù lao đến các tác giả qua các kỳ phân phối mỗi quý.
Thu tiền sử dụng tác phẩm chính là việc cho phép sử dụng tác phẩm có điều kiện khi Luật SHTT đã quy định việc cho phép người khác sử dụng tác phẩm là độc quyền của tác giả, chủ sở hữu QTG. Hiện nay VCPMC đang áp dụng phương thức thu tiền sử dụng âm nhạc trực tiếp tại trung tâm (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản).
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG TRONG
NƯỚC
Tiền bản quyền
Hợp đồng sử dụng tác phẩm
Tiền bản quyền
Hợp đồng ủy thác
TÁC GIẢ - CHỦ SỞ
HỮU TRONG
NƯỚC
Tiền bản quyền Hợp đồng ủy thác
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NƯỚC NGOÀI
Tiền bản quyền
Hợp đồng sử dụng tác phẩm
TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẬP THỂ
NƯỚC NGOÀI
Tiền bản quyền
Hợp đồng ủy thác
TÁC GIẢ CHỦ SỞ
HỮU NƯỚC NGOÀI
56
Đối với việc thu tác quyền ở các tỉnh, Trung tâm tổ chức các tổ công tác tới địa bàn các huyện để trực tiếp đàm phán, ký kết và thu tiền, cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Biểu mức nhuận bút sử dụng tác phẩm âm nhạc đầu tiên của VCPMC được xây dựng căn cứ theo Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn, Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, về chế độ nhuận bút, các mức thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc trên thế giới do CISAC cung cấp; đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế tại Việt Nam. Biểu mức được ban hành vào năm 2006, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 sau khi nhận được văn bản chấp thuận số 4737/BHVTT-BQTG ngày 16/11/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) và công văn số 1714/BTC-CST ngày 31/01/2007 của Bộ Tài chính trả lời về việc tiền sử dụng tác phẩm không phải là phí và lệ phí nên Bộ Tài chính không quy định.
Khi thu tiền sử dụng tác phẩm, VCPMC sử dụng mẫu hợp đồng theo quy định tại Điều 48 Luật SHTT, xuất hóa đơn Giá trị gia tăng theo quy định của Bộ Tài chính.
Hóa đơn Giá trị gia tăng của VCPMC được thiết kế theo mẫu hóa đơn đặc thù, được in và phát hành dưới sự kiểm soát của Bộ Tài chính. VCPMC áp dụng phương thức thu trực tiếp tại Trung tâm, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Đối với việc thu tác quyền ở các tỉnh, Trung tâm tổ chức các tổ công tác đến địa bàn các huyện để trực tiếp đàm phán, ký kết và thu tiền, cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc. Việc cấp phép cho các đơn vị sử dụng tác phẩm âm nhạc được thực hiện đúng theo quy trình, cung cấp đầy đủ hợp đồng, giấy chứng nhận, phiếu thu, hóa đơn giá trị gia tăng.
Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh tại các đơn vị có sử dụng âm nhạc gặp nhiều biến động, khó khăn, phải cắt giảm chi phí, giảm quy mô hoặc tần suất sử dụng nhạc… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đàm phán, cấp phép, thu tiền ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, do đã có kế hoạch chuẩn bị và dự báo tương đối chính xác về tình hình kinh tế, thị trường, Trung tâm đã tiến hành mở rộng địa bàn triển khai hội nghị và thu tiền nhiều lĩnh vực sử dụng âm nhạc, kết hợp các biện pháp nghiệp vụ thu thập bằng chứng vi phạm nhằm kiến nghị, yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý các đơn vị có hành vi xâm phạm QTG. Vì vậy nhìn chung các lĩnh vực đã đảm bảo được chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, số tiền thu được hầu hết đều tăng hơn so với năm trước.
57
Kể từ khi thành lập năm 2002 đến năm 2015, tổng số tiền sử dụng QTG âm nhạc mà VCPMC cả nước đã thu được là trên 359 tỷ đồng. Riêng tại chi nhánh phía Nam, qua 12 năm hoạt động, với khởi điểm số tiền tác quyền thu được của năm 2004 là 496 triệu đồng, tổng số tiền sử dụng QTG âm nhạc đến nay đã thu là trên 225 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã triển khai đàm phán, cấp phép và thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc ở hầu hết các lĩnh vực mà luật pháp đã quy định. Số tiền thu được hàng năm cho các nhạc sĩ, tác giả thành viên tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Số tiền bản quyền thu đƣợc của VCPMC từ 2002 - 2015
NĂM SỐ TIỀN BẢN QUYỀN
KHÔNG BAO GỒM THUẾ VAT (VNĐ)
SỐ TIỀN BẢN QUYỀN CỘNG THUẾ VAT 10%
(VNĐ)
2002 78.411.500 86.252.650
2003 197.573.678 217.331.046
2004 1.116.775.479 1.228.453.027
2005 2.019.339.873 2.221.273.860
2006 3.332.476.604 3.665.724.264
2007 9.369.401.683 10.306.341.851
2008 15.168.245.014 16.685.069.515
2009 23.330.796.177 25.663.875.795
2010 32.561.577.360 35.817.735.096
2011 41.101.481.754 45.211.629.929
2012 48.383.610.248 53.221.971.273
2013 53.300.000.000 58.650.000.000
2014
60.935.022.000 67,028.500.000
2015 68.784.296.300 75.662.725.930
Nguồn: Báo cáo công tác 10 năm thi hành Luật SHTT của VCPMC
58
Số tiền sử dụng QTG đối với tác phẩm âm nhạc sau khi thu được sẽ xử lý thông qua phần mềm phân phối MIS@Asia để tiến hành phân phối, chi trả đến các tác giả. Hiện nay, Trung tâm thực hiện 4 kỳ phân phối, chi trả trong mỗi năm đến các tác giả (trong khi các tổ chức tương ứng trong khu vực chỉ chi trả 1 đến 2 lần/năm) vào các thời điểm: lần 1 vào ngày 01/02, lần 2 vào ngày 01/05, lần 3 vào ngày 01/8 và lần 4 vào ngày 01/11. Theo các phương thức chủ yếu như sau: chi trả trực tiếp tại 2 văn phòng: Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh; chuyển khoản qua ngân hàng; chuyển tiền qua bưu điện; cử người đến tận nhà để chi trả cho tác giả (vì lý do già yếu, đau ốm, neo đơn…). Điều kiện phân phối, chi trả của VCPMC như sau:
đơn vị sử dụng đã trả tiền, đơn vị sử dụng đã cung cấp danh mục tác phẩm được sử dụng. Đối với việc sử dụng âm nhạc ở lĩnh vực biểu diễn, sản xuất băng đĩa thì đơn vị sử dụng cung cấp danh sách ngay, nhưng đối với các lĩnh vực như phát thanh, truyền hình, các kinh doanh dịch vụ... thì đơn vị sử dụng cung cấp danh sách 06 tháng hoặc 01 năm một lần và danh mục sử dụng bao gồm cả Việt Nam và Quốc tế đã được đối soát, xác minh thông tin tác giả, tác phẩm trên hệ thống lưu trữ quốc tế.
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động thu và chi trả tiền tác quyền của VCPMC đều được báo cáo đầy đủ, chi tiết tại Báo cáo kiểm toán hàng năm. Tính đến quý II/2016, Trung tâm đã tiến hành nhập liệu phân phối cho tác giả thành viên Việt Nam và Quốc tế đạt trên 90% số tiền phải phân phối sau khi đã trừ chi phí hoạt động theo quy định tỷ lệ hành chính phí. Số tiền còn lại chưa đủ điều kiện phân phối như: hợp đồng chưa hết hạn, chờ đơn vị bổ sung danh mục, hợp đồng đã xuất hóa đơn nhưng đơn vị chưa thanh toán tiền hoặc thanh toán chưa đầy đủ, hợp đồng đã thu đủ tiền nhưng đơn vị chưa kê khai danh sách bài hát sử dụng, bài hát đang tranh chấp QTG, tác giả chưa xác nhận tác phẩm, tiền tác quyền của nhạc Quốc tế chưa đến kỳ phân phối… sẽ tiếp tục được Trung tâm rà soát và phân phối vào các kỳ tiếp theo. Ví dụ trong năm 2015, có 3005 thành viên trong tổng số 3338 thành viên có tiền bản quyền nhận từ Trung tâm, người nhận ít nhất 319 đồng/năm, người nhận nhiều nhất 623.456.111 đồng/năm. Chi phí trích lại cho hoạt động quản lý của VCPMC là 18 - 19%.
59 2.2.2.2. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam
Trong những năm qua, Hiệp hội chú trọng triển khai hoạt động cấp phép ở các lĩnh vực cấp phép khai thác các bản ghi âm, ghi hình của các hội viên (là các đơn vị sản xuất phát hành, các ca sỹ, nhạc sỹ là chủ sở hữu hợp pháp) ủy thác quyền quản lý cho Hiệp hội, bao gồm: cấp phép sử dụng QLQ khai thác bản ghi âm trên dịch vụ mạng truyền thông và Internet ( khai thác dịch vụ nhạc chờ, nhạc chuông, nghe nhạc online, Webside...); cấp phép sử dụng QLQ bản ghi (ghi âm, ghi hình) khai thác dưới hình thức karaoke trên đầu máy karaoke tại Việt Nam, cấp phép sử dụng QLQ bản ghi (ghi âm, ghi hình) khai thác dưới hình thức karaoke trên hệ thông IPTV (thông qua Internet) và sử dụng trên đầu máy karaoke tại lãnh thổ Đài Loan và tự khai thác các bản ghi (ghi âm, ghi hình) thuộc quyền sở hữu của hội viên trên mạng YouTube.
Đối tác hợp tác với Hiệp hội khai thác các bản ghi, trên cơ sở thỏa thuận mức khoán tiền bản quyền trong tập bản ghi của Hiệp hội được các hội viên ủy thác, hoặc theo tỉ lệ phần trăm tiền bản quyền trên cơ sở đối soát sản lượng doanh thu khai thác bản ghi. Việc thực hiện hợp tác tối thiểu là một năm, mức tiền bản quyền đối tác trả cho Hiệp hội khi sử dụng khai thác các bản ghi âm nhạc, bao gồm:
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền của người biểu diễn (không bao gồm QTG). Trong thời gian qua và hiện nay, QLQ mà Hiệp hội chuyển giao cho đối tác sử dụng khai thác các bản ghi (ghi âm, ghi hình) bao gồm quyền của nhà sản xuất bản ghi và quyền ca sỹ không bao gồm QTG tác phẩm định hình trong bản ghi. Đối với việc chuyển giao QLQ sử dụng khai thác bản ghi âm, Hiệp hội chuyển giao toàn bộ danh mục bài hát, tác phẩm, chương trình mà Hội viên ủy thác cho đối tác sử dụng khai thác, khoán mức thu tối thiểu định mức cho một tháng, thời hạn sử dụng khai thác ít nhất là một năm. Đối với việc chuyển giao QLQ cho đối tác sử dụng khai thác bản ghi karaoke (ghi âm, ghi hình), Hiệp hội cung cấp danh mục bài hát bản ghi karaoke thuộc quyền sở hữu của hội viên ủy thác cho đối tác lựa chọn mua. Một bài hát/bản ghi chuyển giao QLQ cho đối tác sử dụng khai thác dưới hình thức karaoke có thời hạn ít nhất là 3 năm, mức giá cho 1 bản ghi như sau: Bản ghi
60
Audio Karaoke là 500.000 vnđ, bản ghi Video Clip là 800.000 vnđ và bản ghi Video Karaoke là 1.000.000vnđ.
RIAV cũng có biểu giá cụ thể cho việc sử dụng các bản ghi hình, ghi âm.
Với các hình thức sử dụng mới, đặc thù không có trong biểu giá, RIAV luôn đàm phán để thỏa thuận với các đơn vị sử dụng trên tinh thần hỗ trợ và ủng hộ các đơn vị có ý thức tôn trọng bản quyền. Song song với đó, RIAV thiết lập quy chế cấp phép và thu tiền bản quyền, quy chế phân phối tiền bản quyền đối với việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với hoạt động khai thác bản ghi trên lĩnh vực mạng truyền thông di động, web... Hiệp hội chuyển giao quyền sử dụng bản ghi chủ yếu dưới hình thức khoán mức thu tối thiểu tùy theo nhu cầu đối tác hợp tác sử dụng khai thác trong phạm vi của từng lĩnh vực. Do chưa có điều kiện xây dựng phần mềm quản lý đối soát sản phẩm bản ghi khai thác trên lĩnh vực này, nên việc hợp tác với đối tác trên cơ sở đối soát chưa thực hiện cũng ảnh hưởng ít nhiều về nguồn thu của Hiệp hội. Đối với hoạt động khai thác bản ghi (ghi âm, ghi hình) dưới hình thức karaoke, một số đối tác sản xuất đầu máy karaoke sử dụng ổ cứng đã hợp tác với Hiệp hội. Tuy nhiên, việc khai thác bản ghi trên lĩnh vực này còn hạn chế, do ý thức chấp hành thực thi bản quvền của đối tác chưa cao, họ hợp tác với Hiệp hội chỉ sử dụng một số lượng sản phẩm bản ghi giới hạn vài trăm bài hát nhằm mục đích đối phó với các cơ quan, ban ngành trong khi đó đầu máy karaoke sử dụng ổ cứng của họ đang kinh doanh trên thị trường lưu trữ số lượng lớn trên 15.000 bài hát/bản ghi.
Hiệp hội phân phối tiền khai thác sử dụng QLQ thu được trả cho Hội viên ủy thác quyền như sau: đối với bản ghi âm tác phẩm việc khai thác sử dụng QLQ, Hiệp hội phân phối trả cho Hội viên định kỳ 3 tháng l lần; đối với bản ghi karaoke (ghi âm, ghi hình) việc khai thác sử dụng QLQ, Hiệp hội phân phối trả cho Hội viên theo từng đợt đối tác thanh toán cho Hiệp hội có thời hạn trong vòng 1 năm thông qua các hợp đồng Hiệp hội ký kết với đối tác.
Trên cở sở hợp đồng ủy thác quyền quản lý sử dụng, khai thác các bản ghi giữa hội viên và Hiệp hội, định kỳ hàng quý Hiệp hội luôn tuân thủ thanh toán đầy
61
đủ cho các hội viên các khoản mà Hiệp hội thu được từ các đối tác sử dụng khai thác các bản ghi thanh toán. Việc phân phối tiền bản quyền do chưa thực hiện được đối soát nên Ban Chấp hành Hiệp hội thống nhất áp dụng nguyên tắc chi trả, dựa theo số lượng bài hát của các hội viên cung cấp tính tại thời điểm hàng quý thanh toán. Hiệp hội trích giữ lại 10% số tiền thu được thông qua các hợp đồng ủy thác quyền bản ghi với hội viên, số tiền còn lại Hiệp hội phân phối trả tiền bản quyền cho hội viên ủy thác, số tiền Hiệp hội được trích giữ lại, sau khi nộp thuế GTGT 10%, số tiền còn lại Hiệp hội sử dụng cho hoạt động của văn phòng và hoạt động chung của Hiệp hội bao gồm các khoản chi phí: Trả lương cho nhân viên văn phòng, thuê Văn phòng làm việc, tiền điện, điện thoại, Internet, Văn phòng phẩm, trang sắm thiết bị, chi phí hội nghị, công tác…
Bằng sự nỗ lực và tích cực của Hiệp hội, từ năm 2010 đến nay Hiệp hội đã thu và phân phối tiền bản quyền cho Hội viên như sau:
Bảng 2.4: Số tiền đã thu và phân phối của RIAV từ 2010 - 2015
NĂM DOANH THU PHÂN PHỐI
HỘI VIÊN
THUẾ GTGTĐÃ NỘP 2010 8.211.292.090 7.710.066.301 51.326.249 2011 5.053.738.837 5.621.788.738 61.282.910 2012 5.768.363.675 4.567.182.300 10.434.933 2013 8.722.338.000 9.265.134.130 53.150.518 2014 8.526.233.751 9.033.353.300 32.614.465
2015 5.913.000.000 5.899.697.500 5.964.132
Cộng 42.194.966.389 41.197.222.269 214.773.207 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 của RIAV 2.2.2.3. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam
VLCC đại diện cho tác giả ký hợp đồng với bên sử dụng bản quyền, thực hiện vai trò là đầu mối tập trung thu các khoản nhuận bút, thù lao hoặc lợi ích vật chất khác cho các tác giả là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam hoặc của các tác giả khác thông qua hợp đồng chuyển giao bản quyền trên cơ sở hợp đồng giữa tác
62
giả và Trung tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tác phẩm sử dụng một cách hợp pháp trong việc liên hệ và xin phép sử dụng tác phẩm. VLCC đã ban hành Quy chế cấp phép và thu tiền bản quyền, quy chế phân phối tiền bản quyền, biểu giá tiền bản quyền đối với việc sử dụng các tác phẩm văn học, tổ chức đàm phán cấp phép, thu và phân phối tiền bản quyền được phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền được ủy thác quyền phù hợp quy chế cấp phép và thu tiền bản quyền, quy chế phân phối tiền bản quyền và biểu giá thu tiền bản quyền.
Hàng năm VLCC đã thực hiện hoạt động đàm phán cấp phép cho các nhà xuất bản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các đơn vị kinh doanh nội dung số (sách điện tử), điển hình gần đây nhất là việc cấp phép và thu tiền với Nhà xuất bản Giáo dục về vụ cấp phép lịch và một số Nhà xuất bản khác.
VLCC đã thực hiện việc thu tiền và phân phối chi trả số tiền này đến các tác giả có tác phẩm được sử dụng.
Tuy nhiên, hoạt động đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền của VLCC đang gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhân sự, củng cố kiện toàn của Ban Chấp hành Trung tâm diễn ra thường xuyên. Vì vậy, hoạt động thu tiền bản quyền của VLCC những năm trước chưa thực sự rõ rệt. Tổng số tiền bản quyền thu đến năm 2014 khoảng 2 tỷ đồng. Năm 2014, VLCC đã cấp phép 11 đơn vị sử dụng tác phẩm và phân phối khoảng 423 triệu đồng nhuận bút đến các tác giả ủy quyền. Tổng số tiền đã thu năm 2015 là 645.386.667 vnđ, tổng số tiền đã phân phối cho hội viên năm 2015 là 390.160.134 vnđ, tổng số tiền thuế đã nộp năm 2015 là 64.554.664 vnđ. Chi phí trích lại cho hoạt động quản lý của VLCC là 15%.
2.2.2.4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam
VIETRRO thực hiện việc cấp phép sử dụng theo quy định của pháp luật, Hiệp hội đảm bảo người sử dụng có thể đáp ứng các nghĩa vụ về QTG phát sinh từ việc sử dụng tác phẩm thuộc vốn tác phẩm do Hiệp hội quản lý một cách thuận lợi, thông qua các thủ tục hợp lý. Hiệp hội áp dụng mức thù lao hợp lý trong cấp phép sử dụng tác phẩm thuộc phạm vi quản lý phù hợp với quy định của pháp luật. Để đảm bảo tính toàn vẹn của tác phẩm, Hiệp hội chỉ cấp phép sử dụng tác phẩm dưới