CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.4 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đào tạo
1.2.4.1 Đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng phù hợp về cơ cấu
Số lượng nguồn nhân lực giáo dục đào tạo là muốn đề cập đến lực lượng lao động đang làm việc trong ngành giáo dục đào tạo, bao gồm: số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ... từ cấp cơ sở đến cấp Bộ trong ngành giáo dục. Họ là lực lượng lao động có vai trò đào tạo nguồn nhân lực nói chung cho đất nước. Lực lượng này nhiều hay ít là phụ thuộc vào quy mô giáo dục đào tạo,
16
cũng như chính sách phát triển giáo dục đào tạo ở mỗi quốc gia trong mỗi vùng nhất định. Lực lượng lao động trong ngành giáo dục đào tạo được phân thành:
+ Lực lượng giảng dạy bao gồm: Những người trực tiếp làm công tác giảng dạy.
+ Lực lượng không giảng dạy bao gồm: Các cán bộ quản lý, thanh tra viên, nhân viên, cán bộ phụ trách, cán bộ hỗ trợ…
Tỉ lệ phân chia lực lượng này tùy thuộc vào quy mô giáo dục đào tạo, nhu cầu thiết yếu …..và tùy từng mỗi nước khác nhau. Theo tài liệu của UNESCO-Tổ chức của Liên hiệp quốc về giáo dục , khoa học và văn hóa (năm 1992) ở Mỹ toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành giáo dục chiếm 5,8% lực lượng lao động toàn xã hội , trong đó số người giảng dạy trực tiếp là 2,7%, không giảng dạy 3,1%; tỉ lệ nay ở một số nước khác là:
+ Nhật bản 3,1% lực lượng toàn xã hội (trong đó 2,4% lực lượng giảng dạy trực tiếp và 0,7% là không giảng dạy.
+ Italia : 5,5% lực lượng toàn xã hội, trong đó 4,2% lực lượng giảng dạy và 1,3%
lực lượng không giảng dạy.
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, trong những trường hợp cụ thể, cần thiết nhất định một người vẫn có thể thực hiện hai vai trò (vừa giảng dạy, vừa quản lý).
Tỉ lệ này còn phản ánh qua số trường, lớp, các cơ sở giáo dục đào tạo từ giáo dục mầm non cho đến đại học và sau đại học trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, tỉ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên hay tỉ lệ giáo viên/lớp học;
Tỉ lệ phần trăm số cán bộ quản lý, nhân viên, kỹ thuật viên/ cơ sở đào tạo ...
Ở Việt Nam theo qui định của bộ giáo dục đào tạo nhu cầu giáo viên tính theo định mức năm 2010 là:
+ 6 trẻ em nhà trẻ / giáo viên;
+ 22 trẻ em mẫu giáo / giáo viên;
17 + 1,15 giáo viên/ lớp tiểu học ( 30 học sinh);
+ 1,85 giáo viên / lớp Trung học cơ sở (40 học sinh);
+ 2,1 giáo viên/ lớp Trung học phổ thông ( 45 học sinh);
+ 20 học sinh trung học chuyên nghiệp và dạy nghề/ giáo viên;
+ 20 sinh viên Cao đẳng và Đại học / giảng viên.
Nguồn: Quyết định số: 795/QĐ-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đao tạo ngày 27 tháng 02 năm 2010
Số học sinh, sinh viên/ giảng viên còn tuỳ thuộc vào từng ngành học bậc học. Ở
bậc cao đẳng, đại học, ngành năng khiếu: âm nhạc, mỹ thuật hay ở ngành tin học, ngoại ngữ thì tỉ lệ học sinh, sinh viên/ giáo viên còn nhỏ hơn. Tỉ lệ số cán bộ quản lý/ giáo viên cũng phải phù hợp. chẳng hạn ở khối phổ thông như ở hệ trung học cơ sở số cán bộ quản lý lãnh đạo tối thiểu là một Hiệu trưởng, hai Hiệu phó, một nhân viên kế toán , văn thư. Tỉ lệ này sẽ có sự thay đổi theo thời kì, như ở nước ta dự báo đến năm 2015 phải đảm bảo chỉ tiêu sinh viên/giảng viên:
+Từ 5-10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu;
+Từ 10-15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
+Từ 20-25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế-quản trị kinh doanh.
Căn cứ vào quy định chuẩn trên sẽ cho ta thấy số lượng nguồn nhân lực giáo dục đào tạo đủ hay thiếu. Tuy nhiên quy định chuẩn ở mỗi nước có sự khác nhau, và ở mỗi thời kỳ sẽ có sự khác. Có thể thấy điều này qua tỉ lệ học sinh/ giáo viên ở một số nước:
Tỉ lệ học sinh/ 1 giáo viên bậc tiểu học : ở Đức là 14, ở Pháp là 12, ở Hà Lan là 18, ở Anh là 22.
Tỉ lệ này ở bậc Đại học ở một số nước khác như: Mỹ là 10, Nhật Bản là 18, Australia là 14 .
18
Việc phát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải luôn đảm bảo về số lượng nguồn nhân lực trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của ngành giáo dục đào tạo. Vì ở mỗi giai đoạn phát triển nền kinh tế, sự phát triển của quy mô trường, lớp, học sinh, sinh viên đòi hỏi số lượng phát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo là khác nhau.
Ngoài ra, để đáp ứng đủ về số lượng phải tính đến nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo cho tương lai vì để có một nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo đủ về số lượng cho ngành giáo dục ở mỗi quốc gia phải mất một thời gian nhất định. Chẳng hạn ở Việt Nam để đào tạo một giáo viên tiểu học có bằng trung học sư phạm phải mất thời gian ít nhất là 2,5 năm, giáo viên Trung học phổ thông có bằng Đại học sư phạm thời gian là 4 năm hay đối với cán bộ quản lí giáo dục cũng đòi hỏi phải được đào tạo trong một thời gian nhất định mới đảm đương và làm tốt chức năng công việc ở vị trí lãnh đạo. Việc phát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo này phải gắn với các cơ sở đào tạo đội ngũ nhân lực trong ngành giáo dục.
Do vậy, việc nghiên cứu cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo để xem tỉ lệ
% cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo phù hợp hay không phù hợp là phải căn cứ vào quy mô giáo dục và đào tạo, sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo trong mỗi thời kỳ nhất định. Chẳng hạn: việc mở rộng quy mô đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải đảm bảo cân đối giữa các ngành nghề đang đào tạo như: giáo viên điện tử, giáo viên cơ khí, giáo viên kỹ thuật, giáo viên tin...
Sự phát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo đòi hỏi vừa đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu nhân lực, có như vậy mới thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, đáp ứng tốt những yêu cầu đòi hỏi đặt ra của sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
Nguồn: Luật Giáo dục 2005, http://www.moet.gov.vn, http://Google.com.vn, Luật giáo dục Đại học (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
19
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, áp dụng từ
ngày 01/01/2013).