CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.4 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đào tạo
1.2.4.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực được được thể hiện ở phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động (năng lực tác nghiệp). Vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là những người giỏi về chuyên môn, có tính kỷ luật và ý thức chính trị cao trong từng công việc mà họ đảm nhiệm; có thể đó là những công nhân kỹ thuật, kỹ sư, trưởng phòng, ban hoặc có thể là một người làm công việc phục vụ chuyên môn. Nói cách khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục đại học là đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra về trình độ (kiến thức - kỹ năng), vị trí, chuyên môn, kinh nghiệm công tác ở mức độ cao - phức tạp, phù hợp với yêu cầu đặt ra đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, chuyên viên, ...:
+ Đối với cán bộ quản lý giáo dục, chất lượng cao thể hiện ở trình độ (kiến thức- kỹ năng), vị trí, lĩnh vực, kinh nghiệm - thâm niên công tác, uy tín cá nhân và sự chỉ đạo, điều hành, quy tụ đoàn kết tạo lên sức mạnh tập thể và chất lượng hiệu quả cao trong công việc.
+ Đối với cán bộ chuyên viên, giáo viên, giảng viên đang công tác, nâng cao chất lượng thể hiện ở trình độ (kiến thức - kỹ năng), vị trí đứng lớp, lĩnh vực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy - thâm niên công tác, kết quả làm việc được ở mức độ cao, chuyên sâu và phức tạp.
+ Đối với cán bộ tập sự, hợp đồng thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện học hỏi nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình, học hỏi ở những người đi trước ...
Ở Việt Nam theo Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 quy định trình độ đạt chuẩn được đào tạo ở các cấp bậc học như sau:
- Đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học trình độ đạt chuẩn có bằng Trung học Sư phạm
20
- Đối với giáo viên trung học cơ sở có bằng cao đẳng Sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp Cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm.
- Đối với giáo viên THPT có bằng đại học sư phạm hoặc có bằng Đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm.
- Đối với giáo viên THCN có bằng Đại học sư phạm hoặc bằng Đại học khác và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên dạy nghề phải có bằng CĐ sư phạm hoặc bằng CĐ khác
- Đối với giảng viên CĐ và ĐH phải có bằng ĐH trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và đối với giảng viên sau Đại học trình độ đạt chuẩn Tiến sĩ trở lên.
Tỉ lệ đạt chuẩn của cán bộ quản lý, ngoài bằng cấp ra còn phải có lý luận chính trị từ sơ cấp đến cao cấp, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ tuỳ theo cán bộ ở cấp cơ sở hay cấp bộ hoặc cơ quan ngang bộ.
Tỉ lệ đạt chuẩn đối với nhân viên ở cấp bộ, sở ngoài bằng cấp quy định của bộ GD-ĐT ra còn phải có các chứng chỉ khác: tin học, ngoại ngữ...
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo còn phản ánh qua công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với giảng dạy, đánh giá qua việc đội ngũ cán bộ Quản lý giáo dục, cán bộ giảng dạy được đi khảo sát thực tế, tham gia hội thảo về các chuyên đề hoặc các chuyên ngành đào tạo... và qua việc đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý…(nguồn: Luật giáo dục Đại học có hiệu lực từ 01/01/2013, Luật Giáo dục 2005).
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo
Phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố như:
- Chính sách phát triển Giáo dục và Đào tạo ( trong đó có chính sách Phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo), chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực.
21
- Chính sách đầu tư và hàng loạt các chính sách khác. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến một số chính sách cơ bản có ảnh hưởng đến Phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam.
1.2.5.1 Chính sách phát triển giáo dục - đào tạo của Quốc gia
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo là chính sách của Đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng, phát triển phẩm chất năng lực cho mỗi người dân (kể cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp). Giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển truyền bá văn minh nhân loại.
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo mà trong đó trọng tâm là chính sách Phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo thể hiện ở, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, được ghi nhận trong các nghị quyết của đại hội Đảng và các Nghị quyết của các hội nghị BCHTW . Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT, ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 (gọi tắt là Chiến lược), Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (gọi tắt là Kết luận 51) và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận 51 (gọi tắt là Chỉ thị 02), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động của ngành Giáo dục
Xuất phát trên quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu của Đảng và nhà nước để xây dựng chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo mà trong đó nòng cốt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo cho từng giai đoạn như:
giai đoạn 2011-2020 và những giai đoạn tiếp theo. Thông qua chiến lược này tạo
22
cơ sở định hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt từ những mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo muốn thực hiện những mục tiêu giáo dục và đào tạo đề ra cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo thích ứng cho từng thời kỳ, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa , cũng như đáp ứng kịp với sự mở rộng của các cơ sở giáo dục và đào tạo, sự mở rộng của quy mô học sinh, sinh viên ở các cấp bậc học trong cả nước. Do vậy việc phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo ở mỗi thời kỳ đều bị tác động bởi chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia như : Chính sách mở rộng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục và đào tạo, sự mở rộng về quy mô sinh viên các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý giáo dục, chính sách của nhà nước về tăng cường biên chế cho ngành Giáo dục và đào tạo...sẽ là nhân tố tác động đến việc tăng số lượng nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo cho thời kỳ đó hoặc nếu Nhà nước chủ trương chính sách cắt giảm biên chế, nâng cao mức chuẩn hoá nghề nghiệp hoặc những quy định khác sẽ tác động đến việc thu hẹp chỉ tiêu đào tạo ở các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý thì cũng bị ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo.
Đầu tư cho Giáo dục và đào tạo mà trong đó chủ yếu là việc đầu tư cho đội ngũ nhân lực Giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lựơng nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo và quyết định đến việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung cho đất nước. Đầu tư cho nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo bao gồm:
- Ngân sách nhà nước, dành cho việc chi trả lương, chi cho phụ cấp ưu đãi;
- Chi cho đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục; chi cho việc đầu tư ở các trường Sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, ở các viện nghiên cứu giáo dục;
23
- Chi cho việc nghiên cứu khoa học, khảo sát tham quan thực tế trong nước và ngoài nước.... là động lực thu hút phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo và lực lượng lao động khác tham gia vào ngành Giáo dục và đào tạo.
Đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo cần nhiều lực lượng tham gia: nhà nước, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nứơc, hay là các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ. Nhưng trong đó nhà nước đóng vai trò chủ yếu quyết định. Việc tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đội ngũ nhân lực Giáo dục và đào tạo sẽ là nhân tố tác động rất lớn đến việc làm tăng về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo. Đặc biệt việc tăng cho trả lương, phụ cấp ưu đãi, và tăng cho việc đào tạo, bồi dưỡng cũng sẽ có tác dụng kích thích lực lượng lao động trong ngành Giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cả tình yêu nghề. Ngoài ra, để tăng cường cho đầu tư cho nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo sẽ khắc phục hạn chế, khả năng của ngân sách nhà nước nên cần phải thúc đẩy tăng cường nhiều nguồn đầu tư khác nhau: nguồn đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước…nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo.
1.2.5.2 . Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực giáo dục- đào tạo
Phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo cần phải có một cơ chế chính sách thích hợp bao gồm: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo... một cách hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo phát huy được tính năng động sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, yêu nghề, thu hút được lực lượng lao động khác tham gia vào ngành Giáo dục và Đào tạo đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển Giáo dục và Đào tạo của đất nước.
Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo ở mỗi một quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định. Xây dựng cơ chế chính sách trên cơ
24
sở đặc điểm của mỗi vùng mỗi địa phương phù hợp với tình hình nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo hiện có sẽ là động lực thúc đẩy nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo phát triển, khắc phục được những bất cập về nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo hiện có (đặc biệt là ở vùng sâu, xa, vùng kinh tế khó khăn). Chẳng hạn việc bố trí luân chuyển sắp xếp nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo không căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn và những phẩm chất khác của mỗi người; không căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của mỗi địa phương, khu vực về nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo, tạo tâm lý xã hội không tốt cho mọi người, đặc biệt tâm lý của những người đang theo học ở các trường sư phạm, các trường quản lý giáo dục.
Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo cần ban hành những chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực như: Chính sách tiền lương phù hợp, chính sách phụ cấp ưu đãi, chính sách sử dụng nhân tài; chính sách trợ cấp cho đội ngũ nhân lực ở những vùng, nơi khó khăn... để nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và phát triển nên kinh tế-xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay Đảng và nhà nước đã ban hành hàng loạt những chính sách như: Chính sách cải cách tiền lương, quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của chính phủ về chế độ phụ cấp đối với giáo viên đứng lớp; Nghị Định Số 61/2006/NĐ-CP về chế độ đãi ngộ đối với các nhà giáo công tác ở các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các trường chuyên biệt... Ngoài ra nhà nước còn ban hành nhiều chính sách khác nhằm khuyến khích về tinh thần, đãi ngộ về vật chất đối với người thầy: “Phong các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục; sinh viên sư phạm được miễn học phí, được cấp học bổng; các trường sư phạm được ưu tiên đầu tư”.... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở ngành học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp theo chu kỳ
25
ngắn hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực trong trường Đại học phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnh phù hợp với sự vận hành của nhà trường, tạo động lực khuyến khích cán bộ, giảng viên, chuyên viên... nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ . Việc bố trí sắp xếp nguồn nhân lực Trong trường Đại học phải căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất khác phù hợp với đặc điểm của từng ngành đào tạo. Do vậy những vấn đề cần tập trung giải quyết cho nguồn nhân lực trong trường Đại học là phải có cơ chế chính sách thích hợp để đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo và phù hợp về cơ cấu nhân lực sẽ là nhân tố tác động đến phát triẻn nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo.