NHÂN LỰC CỦA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.1.1 Tổng quan về Viện Đại học Mở Hà Nội
Ngày 03/11/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 535/QĐ-TTg thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội, là một tổ chức đại học Công lập hoạt động trong hệ thống các trường Đại học quốc gia do Bộ giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý, với nhiệm vụ “ là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng hoá của xã hội, góp phần tăng tiềm lực các bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước “ (Trích Quyết định số 535/QĐ-TTg ngày 3/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội).
Tên đầy đủ tiếng việt: Viện Đại học Mở Hà Nội Tên tiếng Anh: Ha Noi Open University
Địa chỉ trụ sở chính: Nhà B101 Nguyễn Hiền – Phường Bách Khoa - Quân Hai Bà Trưng - TP Hà Nội
Điện thoại: 04. 38682321
Viện từ chỗ có 6 khoa đào tạo, 3 phòng chức năng và 2 trung tâm phục vụ đào tạo thời ký đầu, đến nay Viện Đại học Mở Hà Nội đã trở thành địa chỉ đào tạo đại học đáng tin cậy của xã hội với 12 khoa đào tạo, 7 phòng chức năng và 10 trung tâm, bộ môn trực thuộc để đáp ứng nhu cầu phát triển nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ đào tạo, phục vụ đào tạo và trực tiếp thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế. Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 15/5/2008 công nhận Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo Thạc sỹ, đây là sự tin tưởng của Đảng và chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng đào tạo đại học của Viện Đại học Mở Hà Nội.
33
Hiện nay, Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện đào tạo các loại hình Từ xa, Chính quy, Vừa học vừa làm (tại chức cũ),... ở các bậc học từ Trung học chuyên nghiệp (chương trình liên thông), Cao đẳng, Đại học và chương trình Cao học . Với sự phong phú về ngành nghề đào tạo cũng như loại hình đào tạo như hiện nay, nhà trường đã thực hiện sự mở ra cơ hội học tập và học tập suốt đời cho mọi đối tượng người học, đặc biệt những người đang làm việc, quỹ thời gian hạn hẹp, những người ở vùng sâu, vùng xa... nơi mà điều kiện học tập còn nhiều khó khăn. Không dừng lại ở đó, Viện Đại học Mở Hà Nội còn rất chú trọng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục - đào tạo trong và ngoài nước.
Để phát triển loại hình Đào tạo Từ xa và loại hình Vừa học vừa làm với số lượng hơn 50 ngàn sinh viên đang theo học như hiện nay, Viện đã hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Trung ương, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội để hỗ trợ chương trình giáo dục từ xa trên sóng phát thanh truyền hình. Đồng thời liên kết chặt chẽ và hợp tác hiệu quả với trên 50 trường Đại học, Cao đẳng, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề của các thành phố, các tỉnh, các địa phương từ Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên ... tới Giai Lai (Pleiku), Đà lạt (Lâm Đồng).
Viện Đại học Mở Hà Nội đã hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức quốc tế, Với các trường Đại học Mở châu Á, Đại học Phát thanh truyền hình của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt chương trình hợp tác đào tạo đại học với Đại học Công nghệ quốc gia Nga (MATI) do Đại học Công nghệ Quốc gia Nga cấp bằng và chương trình hợp tác đào tạo Cao đẳng với Học Viện kỹ thuật Boxhill (Australia) tại Trung tâm Hợp tác và Đào tạo ... đã thu được kết quả tốt đẹp.
Viện Đại học Mở Hà Nội với hơn 2000 cán bộ, giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng phần lớn có học vị Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ, Thạc sỹ trong đó nhiều người có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư và gần 400 cán bộ viên chức cơ hữu đang đào tạo cho khoảng hơn 50.000 sinh viên từ Trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học. Viện Đại học Mở Hà Nội hiện đang đào tạo đại học với 16 ngành, là một trường Đại học đa
34
ngành, đa lĩnh vực, ngoài các ngành khoa học công nghệ, trường còn đào tạo các ngành như kinh tế, ngoại ngữ, Mỹ thuật công nghiệp, luật ...
Nhiều giảng đường mới ở cơ sở 2 được đầu tư sửa sang có máy chiếu phuc vụ học tập, nhiều phòng thí nghiệm hiện đại được trang bị như: Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học, Phòng mạng máy tính, Phòng học tiếng… thư viện điện tử, thư viện số với trang thiết bị hiện đại được đưa vào sử dụng phục vụ đào tạo.
Tổ chức bộ máy quản trị của Viện Đại học Mở Hà Nội
Hình 2. 1: Sơ đồ số mối quan hệ trong tổ chức bộ máy quản lý của Viện (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành Chính)
Các hội đồng tư vấn
trường BGH (Viện trưởng, Viện phó)
Các tổ chức đoàn thể Các
Khoa đào tạo
Các Phòng ban
Các Trung tâm
:Các quan hệ:
: Quan hệ lãnh đạo và chấp hành : Quan hệ phối hợp
: Quan hệ tư vấn
: Quan hệ phối hợp phát sinh
35
Hình 2. 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Viện Đại học Mở Hà Nội (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành Chính)
Khoa CN Sinh học
Khoa Du lịch Khoa CN Điện tử
Thông tin
Khoa Đào tạo từ xa
Khoa CN thông tin
Phòng Chính trị sinh viên
Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng Phòng QL Đào tạo Phòng Tổ chức HC
Phòng Thanh tra Phòng NCKH và HTQT
Phòng
KH Tài chính Khoa Kinh tế
Khoa Tài chính NH Khoa Ngoại ngữ
Khoa Trung Quốc Khoa Tạo dáng CN
Khoa Sau đại học Khoa Luật
TT Học liệu TT Hợp tác ĐT
TT Đại học Mở Đà Nẵng
TT Phát triển ĐT TT D.vụ và hỗ
trợ sinh viên TT Công nghệ
thông tin
TT E.Learning TT Thông tin -
Thư viện
TT Tư vấn pháp luật VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
36
Cũng như cơ cấu tổ chức đào tạo thì bộ máy quản lý cũng hướng tới năng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Ngoài Viện trưởng phụ trách chung thì trường cũng có 3 Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo, cơ sở vật chất và cơ sở 2 tại Đà nẵng, ngoài nhiệm vụ đề ra kế hoạch đào tạo nói chung thì còn bám sát các hoạt động của cán bộ, giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả công việc được giao. Trưởng phòng Đào tạo cùng với trưởng, phó các phòng ban có sự điều hành, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động của trường, trong đó có hoạt động giúp cho cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ của mình.
Tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường: Sơ đồ tổ chức của trường cho thấy các cấp quản lý, việc quản lý cán bộ của nhà trường được thực hiện theo hình thức tập trung dân chủ các đơn vị phối kết hợp với nhau. (hình 2.1)
- Viện trưởng là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chính phủ, trong việc quyết định, điều hành mọi hoạt động công tác của trường cũng như mọi mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước. Phó hiệu trưởng là người giúp việc của hiệu trưởng, được Viện trưởng phân công trực tiếp phụ trách và điều hành một số lĩnh vực công tác của nhà trường.
- Các phòng, ban chức năng nhiệm vụ quản lý hành chính, tham mưu và giúp việc cho Viện trưởng trong quản lý, tổ chức và điều hành triển khai thực hiện một số công tác cụ thể của nhà trường.
- Các khoa đào tạo làm nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, quản lý cơ sở vật chất được giao và trực tiếp quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo.
- Các trung tâm được Viện trưởng phân cấp, quản lý có nhiệm vụ cụ thể theo từng chức năng nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra còn có Đảng uỷ, Ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, ban thanh tra nhân dân, hội đồng tư vấn chuyên môn giúp Viện trưởng xem xét các vấn đề cơ bản , quan trọng liên quan đến quy mô toàn trường nhằm thực hiện tốt
37
nhất nhiệm vụ chính trị của trường. Viện trưởng tùy theo tình nhiệm vụ và yêu cầu tư vấn mà ra quyết định thành lập các Hội đồng và các Ban cấp trường khác như:
Hội đồng khoa học, hội đồng tuyển sinh, hội đồng tuyển dụng, hội đồng nâng bậc lương, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng chế độ chinh sách, ban an toàn lao động và vệ sinh môi trường, ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban chỉ đạo sản xuất….