NHÂN LỰC CỦA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực của Viện
Chất lượng của đội ngũ chuyên viên, giảng viên và cán bộ quản lý được đánh giá qua các yếu tố bao gồm trình độ chuyên môn, sức khỏe, kinh nghiệm công tác, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng nghiên cứu khoa học, phẩm chất, kỹ năng giảng dạy. Việc đánh giá đầy đủ, chính xác về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên là cơ sở để nhà trường thấy được những mặt mạnh, mặt yếu từ đó có các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nòng cốt và có vai trò rất quan trọng này. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng là một quá trình khá phức tạp đòi hỏi tính thường xuyên, liên tục với nhiều phương thức đánh giá luôn đòi hỏi đổi mới và cải tiến.
47
* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ chuyên viên, giảng viên và quản lý:
Viện Đại học Mở Hà Nội có đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học mạnh, được đào tạo cơ bản và có trình độ cao, vững về chuyên môn nghiệp vụ.
Hàng năm số lượng cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ tăng mạnh mẽ, Nhà trường động viên khuyến khích cán bộ giảng viên bằng nhiều hình thức khác nhau cả về vật chất và tinh thần để cán bộ yên tâm công tác.
Bảng 2. 4: Đội ngũ cán bộ giảng viên Viện Đại học Mở Hà Nội theo trình độ chuyên môn từ năm 2008 - 2012
TT
Phân loại
Số lượng cán bộ viên chức theo trình độ chuyên môn
2008 2009 2010 2011 2012
SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ (%)
1 Giáo sư 2 0,73 2 0,73 1 0,36 1 0,34 1 0,29
2 Phó GS 2 0,73 2 0,73 2 0,72 2 0,68 2 0,58
3 Tiến sỹ 18 6,57 21 7,66 21 7,55 22 7,48 27 7,89 4 Thạc sỹ 89 32,48 94 34,31 95 34,17 108 36,73 136 39,77 5 Đại học 146 53,28 140 51,09 144 51,80 147 50,00 164 47,95
6 Nhân
viên 17 6,20 15 5,47 15 5,40 14 4,76 13 3,80 7 Tổng số
CBVC 274 100 274 100 278 100 294 100 342 100 (nguồn: Phòng tổ chức hành chính Viện ĐH Mở Hà Nội)
48
Theo như số liệu thống kê trong bảng trong 5 năm vừa qua thì trình độ giáo sư, phó giáo sư không tăng mà còn giảm vì cán bộ về hưu, số lượng cán bộ có trình độ Tiến sỹ tăng 9 người, Trình độ thạc sỹ tăng cao là 47 người, trình độ đại học tăng 18 người trong đó có người học thêm bằng 2 con số này đã chứng minh cho việc cán bộ, giảng viên trong toàn trường luôn luôn có ý thức tự học tập và nâng cao trình độ của mình để phục vụ công việc đào tạo, giảng dạy, quản lý trong toàn nhà trường.
Hình 2. 4: Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn
* Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ CBGV : Cán bộ giảng viên khi được tuyển dụng vào làm việc tại nhà trường phải trải qua bài thi ngoại ngữ, tin học ở mức trình độ B, với ngạch giảng viên chuyên ngành như Ngoại ngữ, Tin học thì phải có bằng Đại học hoặc trên Đại học mới được thi tuyển. Riêng đối với các đối tượng có chứng chỉ TOEFL trên 550, IELTS trên 5.5 được miễn thi. Hầu hết cán bộ, giảng viên của trường biết sử dụng tin học và ngoại ngữ trong chuyên môn.. Hiện nay, 61,99% giảng viên của trường biết ngoại ngữ để giao tiếp với trong công việc cũng như người nước ngoài. Viện đã vào đang tham gia vào đề án 2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ giảng viên trong toàn trường.
49
Trình độ sử dụng tin học văn phòng thì chiếm tỷ lệ tương đối vì Viện đã áp dụng tin học hóa trong toàn nhà trường, định kỳ một năm tổ chức hai đến 3 lớp tập huấn cho cán bộ giảng viên trong toàn Viện được học tập nâng cao trình độ tin học của mình do Trung tâm Công nghệ Thông tin tổ chức và giảng dạy.
Bảng 2. 5: Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ CBGV - Viện ĐH Mở Hà Nội tính đến tháng 12/ 2012
Tổng số CB,
giảng viên (người)
Trình độ ngoại ngữ B Trình độ tin học B
Biết Thành thạo Biết Thành thạo
SL Tỉ lệ
(%) SL Tỉ lệ
(%) SL Tỉ lệ
(%) SL Tỉ lệ (%) 342 212 61,99 130 38,01 217 63,45 125 36,55
(nguồn: Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp từ các đơn vị trong Viện)
Tuy nhiên, bảng thống kê trên về trình độ tin học thì chỉ xét đến khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học cơ bản còn đối với các phần mềm chuyên ngành thì hiện nay chưa thực hiện thống kê cụ thể. Nhìn chung, tỷ lệ thành thạo ngoại ngữ và tin học ở mức như trên chưa phải là mức cao vì đây chỉ là trình độ B.
Chúng ta đều biết rằng mức độ thành thạo ngoại ngữ và tin học có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghiên cứu khoa học, tham khảo tài liệu và thiết kế bài giảng của giảng viên, tức là có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Thêm vào đó với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế như hiện nay với sự ra đời của nhiều khóa học giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, nhà trường cần thêm rất nhiều cán bộ có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ. Do đó, nâng cao khả năng ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ cán bộ giảng viên là một việc làm cần thực hiện khẩn trương, thường xuyên với số lượng đào tạo cán bộ được đào tạo ngày càng tăng.
50