NHÂN LỰC CỦA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.3.1 Chính sách thu hút nhân lực
2.3.1.3 Kết quả tuyển dụng
Từ quy trình tuyển dụng ở trên, trong 5 năm qua Viện đã tuyển dụng được số lượng cán bộ giảng viên, nhân viên mới cụ thể như sau:
69
Bảng 2. 11: Kết quả tuyển dụng từ năm 2008 đến năm 2012
NĂM 2008 2009 2010 2011 2012
SL CBVC tuyển mới (Người) - 0 4 16 48
Giảng viên - - - 14 40
Chuyên viên - - 4 2 8
Nhân viên - 0 0 0 0
(nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Theo bảng thống kê 2.12 thì năm 2011-2012 Viện đã tuyển dụng được số lượng giảng viên tăng đột biến để tương xứng với số lượng sinh viên hàng năm tăng khoảng hơn 10% và tổ chức được 2 lớp bồi dưỡng nghệp vụ sư phạm cho các cán bộ chuyên viên vẫn đang tham gia giảng dạy chính thức chuyển sang đúng ngạch giảng viên. Như vậy trên thực tế số lượng cán bộ giảng viên luôn luôn tăng chậm hơn so với nhu cầu và tốc độ tăng số người học. Theo quyết định số 795/QĐ-BGDĐT ngày 27/2/2010 thì tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 25/1, việc vừa phải đạt đủ số lượng nhưng cũng đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên, chuyên viên là một thách thức không nhỏ đặt ra cho lãnh đạo Viện và Phòng Tổ chức hành chính.
2.3.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên 2.3.2.1 Quy mô và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng
Để xứng đáng với một tầm cao mới nhà trường đã và đang chú trọng tới việc đào tạo nâng cao và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên nhằm đưa nhà trường phát triển đi lên và khẳng định thương hiệu trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cán bộ giảng viên được xác định là lực lượng chính trong nhà trường, là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo, do vậy, nhà trường rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên.
+ Về loại hình đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường đã áp dụng các loại hình như sau:
70
Một là: Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn: tổ chức đào tạo tập trung tại các lớp tập huấn theo chuyên đề do nhà trường tổ chức hoặc cán bộ, giảng viên được cử đi tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề hoặc nâng cao tại các hội nghị, diễn đàn theo từng mảng chuyên môn. Tính đến nay 90% số cán bộ, giảng viên, nhân viên đã được cử đi học các lớp tập huấn khác nhau phù hợp với nhu cầu về chuyên môn của các Phòng, Khoa, Trung tâm.
Ví dụ như hàng năm có 2 đợt học tập nâng cao trình độ tin học hóa do Trung tâm Công nghệ thông tin tổ chức, lớp tập huấn soạn thảo bài giảng điện tử phục vụ hệ từ xa do SEAMOLEC tổ chức, tập huấn nghiện vụ thư viện cho cán bộ chuyên trách thư viện các khoa do Trung tâm Thông tin Thư viện tổ chức ...(nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Hai là: Học tập bồi dưỡng đào tạo trong công việc: Cán bộ, giảng viên tự học tập bồi dưỡng trong công việc, tự nghiên cứu tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước theo kiểu học kèm cặp, truyền nghề.
+ Về hình thức đào tạo: hiện đang thực hiện các hình thức sau:
Đào tạo ngoài trường: những chương trình được Bộ GD& ĐT tổ chức theo kế hoạch của cấp Bộ, ngành hoặc theo yêu cầu của nhà trường. Nhà trường cử cán bộ, giảng viên tham gia các khóa đào tạo theo quy định.
Đào tạo tại Nhà trường: Khuyến khích cán bộ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, học tập tại Viện được giảm 50% học phí. Hoặc nhà trường tổ chức các lớp Quản lý nhà nước cho cán bộ chuyên viên, lớp nghiệp vu sư phạm cho giảng viên, lớp nhận thức về Đảng cộng sản Việt Nam, tập huấn kỹ thuật soạn thảo văn bản...đào tạo tại Khoa, Bộ môn, Phòng, Trung tâm: căn cứ kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên của nhà trường, các Khoa và bộ môn, Phòng, Trung tâm xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu theo chuyên đề do các đơn vị tổ chức.