CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Các đề tài nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo trước đây đã được công bố;
- Website Sở NN & PTNN tỉnh Đồng Tháp;
- Các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, phòng nông nghiệp huyện Lấp Vò và huyện Cao Lãnh;
- Niên giám thống kê của tổng cục thống kê; cục thống kê tỉnh Đồng Tháp;
- Các website về kinh tế, về nông nghiệp có liên quan đến ngành hàng.
v Số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp. Tác giả đã tiến hành khảo sát trực tiếp 173 tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp (số tác nhân được phân phối như trong bảng 2.1) với các các phiếu khảo sát được thiết kế phù hợp với từng tác nhân cụ thể.
Phiếu khảo sát nông hộ trồng lúa: Thông tin về hộ gia đình, chi phí sản xuất, hoạt động bán cũng như doanh thu lợi nhuận của các vụ sản xuất lúa trong năm.
Các phiếu khảo sát thương lái thu gom lúa, cơ sơ xay sát gạo, người bán lẻ có nội dung tương tự nhau như: Thông tin tổng quan, đầu tư kinh doanh, hoạt động thu mua, hoạt động bán, doanh thu lợi nhuận.
Bảng 2.1: Phân phối mẫu và phương pháp phỏng vấn
STT Tác nhân trong chuỗi Số mẫu Phương pháp thu thập thông tin 1 Nông dân sản xuất lúa 98 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát 2 Thương lái thu gom lúa 15 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát 3 Cơ sở xay sát gạo 13 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát 4 Người bán lẻ gạo 47 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát
Tổng cộng 173
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng lao động, thu nhập, số lao động tham gia ngành nghề, thống kê giá bán, sản lượng, thu nhập, lợi nhuận… của các tác nhân tham gia chuỗi sản phẩm lúa gạo.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu thô và lập bảng thống kê. Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận và đây là bảng trình bày kết quả nghiên cứu.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận GTZ kết hợp với phương pháp phân tích lợi ích - chi phí.
v Phân tích chuỗi giá trị theo các tiếp cận GTZ (Deutsche Gesellschaftur Technische Zusammenarbeit - Đức) gồm ba bước chính. Trong đó bước quan trọng và cốt lõi nhất là lập bản đồ giá trị. Xây dựng trên một bản đồ giá trị, các phân tích bổ sung có thể trở nên cần thiết tùy thuộc vào nhu cầu thông tin.
Các bước chính trong phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ:
(1) Lập bản đồ chuỗi giá trị: Nhằm định dạng các hoạt động kinh doanh của các tác nhân tham gia chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ nằm trong chuỗi giá trị.
(2) Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: Dựa vào bản đồ chuỗi giá trị để lượng hoá các thông số của các bên tham gia chuỗi liên quan đến chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn thị trường cụ thể trong chuỗi.
(3) Phân tích kinh tế đối chuỗi giá trị qua đánh giá như sau: Toàn bộ giá trị gia tăng được sinh ra bởi chuỗi giá trị và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau trong chuỗi. Chi phí tiếp thị (marketing) và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phí của các giai đoạn trong chuỗi. Năng lực vận hành của các tác nhân tham gia chuỗi (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận).
v Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí.
Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng (GTGT) là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp.
Giá trị gia tăng = Số lượng * Giá bán - Chi phí trung gian GTGT thuần (NVA - Net Value Added) được xác định như sau:
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng - Chi phí tăng thêm Trong đó, chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, chi phí bán hàng,…
Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận
Từ việc khảo sát, phân tích, làm rõ các mục tiêu 1 và 2 tác giả sử dụng phương pháp suy luận để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp.
CHƯƠNG 3