So sánh lợi ích kinh tế giữa kênh tiêu thụ nội địa và kênh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.3. PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.3.2. So sánh lợi ích kinh tế giữa kênh tiêu thụ nội địa và kênh xuất khẩu

Bảng 4.23: So sánh giá trị gia tăng, chi phí tăng thêm và lợi nhuận của 1 kg gạo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

TIÊU THỤ NỘI ĐỊA XUẤT KHẨU

(đ/kg) (%) (đ/kg) (%)

GTGT 3.855 100 GTGT 3.655 100

Nông dân 1.801 46,72 Nông dân 1.801 49,28

Thương lái 654 16,96 Thương lái 654 17,89

Doanh nghiệp 550 14,27 Doanh nghiệp 1.200 32,83

Người bán lẻ 850 22,05 Người bán lẻ - -

CP gia tăng 730 100 CP gia tăng 600 100

Nông dân - - Nông dân - -

Thương lái 300 41,10 Thương lái 300 50,00

Doanh nghiệp 230 31,50 Doanh nghiệp 300 50,00

Người bán lẻ 200 27,40 Người bán lẻ - -

GTGT thuần 3.125 100 GTGT thuần 3.005 100

Nông dân 1.801 57,63 Nông dân 1.801 58,95

Thương lái 354 11,33 Thương lái 354 11,59

Doanh nghiệp 320 10,24 Doanh nghiệp 900 29,46

Người bán lẻ 650 20,80 Người bán lẻ - -

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

v Về giá trị gia tăng: Ta có thể thấy gạo tiêu thụ nội địa có giá trị gia tăng cao hơn gạo xuất khẩu 200 đ/kg (tương ứng tăng 5,47%). Nguyên nhân là do:

- Số lượng tác nhân tham gia chuỗi giá trị của gạo tiêu thụ nội địa nhiều hơn gạo xuất khẩu 1 tác nhân.

- Gạo tiêu thụ nội địa chúng ta quan sát được tới khâu bán lẻ và giá trị gia tăng ở khâu này cũng khá lớn (chiếm 22,05%). Trong khi gạo xuất khẩu chúng ta chỉ quan sát được tới khâu doanh nghiệp giao hàng giá FOB qua mạn tàu của nhà nhập khẩu. Về mặt lý thuyết, chúng ta có cơ sở để nghiên cứu thêm để làm rõ gạo

sau khi nhập khẩu sẽ được phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng ra sao, giá trị gia tăng tạo ra như thế nào… nhưng những lợi ích đó thuộc về tác nhân bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nên để tham khảo là chủ yếu, các tổ chức quản lý chuỗi giá trị gạo Việt Nam không có vai trò điều chỉnh.

- Lượng giá trị gia tăng do tác nhân thương lái tạo ra giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu là như nhau (654 đ/kg).

- Lượng giá trị gia tăng do tác nhân doanh nghiệp tạo ra ở gạo xuất khẩu thấp hơn so với gạo tiêu thụ nội địa (200 đ/kg, 94,81%). Lý do được đưa ra là do gạo xuất khẩu có kênh thị trường ngắn hơn (03 tác nhân chính) so với gạo tiêu thụ nội địa (04 tác nhân chính), trong khi lượng giá trị gia tăng do nông dân và thương lái tạo ra không thay đổi.

v Về chi phí tăng thêm: Gạo tiêu thụ nội địa phải tốn chi phí tăng thêm nhiều hơn gạo xuất khẩu (130 đ/kg, 21,67%) do kênh thị trường dài hơn (phải qua 04 tác nhân).

- Chi phí tăng thêm của tác nhân thương lái đối với gạo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu như nhau (300 đ/kg).

- Chi phí tăng thêm của tác nhân doanh nghiệp ở gạo xuất khẩu cao hơn gạo tiêu thụ nội địa (70 đ/kg, 30,43%) vì gạo xuất khẩu phải tốn thêm chi phí chọn lọc, bốc vác, vận chuyển, phí hải quan,…

v Về lợi nhuận (GTGT thuần): Mặc dù, gạo xuất khẩu có kênh thị trường ngắn hơn, tốn ít chi phí gia tăng hơn nhưng giá trị lợi nhuận của gạo xuất khẩu tạo ra thấp hơn so với gạo tiêu thụ nội địa (70 đ/kg, 2,24%).

- Giá trị lợi nhuận của các tác nhân nông dân và thương lái giữa gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa không đổi (nông dân 1.801 đ/kg và thương lái 300 đ/kg).

- Ở trường hợp gạo tiêu thụ nội địa thì giá trị lợi nhuận của tác nhân doanh nghiệp thấp hơn thương lái (tương ứng là 320 đ/kg và 354 đ/kg), nhưng đối với gạo xuất khẩu thì giá trị lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hơn nhiều so với thương lái (546 đ/kg, 154,24%). Đây cũng là lý do giải thích vì sao các doanh nghiệp tập trung nhiều cho lĩnh vực xuất khẩu gạo, ít quan tâm hơn việc củng cố thị trường gạo nội địa. Bởi vì, doanh nghiệp đã so sánh được gạo tiêu thụ nội địa có giá trị và tỉ lệ lợi nhuận thấp (320 đ/kg, 10,24%), thấp hơn so với tất cả các tác

nhân. Ngược lại, doanh nghiệp phải đầu tư vốn nhiều hơn hàng chục lần, tổ chức quản lý phức tạp hơn rất nhiều.

- Trong các chỉ tiêu kinh tế của chuỗi giá trị gạo Đồng Tháp, chỉ tiêu lợi nhuận (hay giá trị gia tăng thuần) là chỉ tiêu có ý nghĩa nhất và được các tác nhân tham gia chuỗi quan tâm nhiều nhất. Chỉ tiêu này không chỉ nói lên tính hiệu quả thật sự của từng tác nhân tham gia chuỗi, mà còn giúp cho những người giữ vai trò quản lý chuỗi giá trị gạo ở Đồng Tháp cũng như Việt Nam có một cái nhìn tổng thể về ngành hàng lúa gạo. Từ đó, họ có thể đưa ra những chính sách hợp lý nhằm không ngừng nâng cấp và kiểm soát chuỗi tốt hơn.

v Về lợi ích của từng tác nhân (bảng 4.23)

* Đối với nông dân

Dù gạo làm ra để xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa thì khâu sản xuất (nông dân) là người được hưởng lợi nhiều nhất về số tuyệt đối lẫn số tương đối (1.801 đ/kg gạo, 57,63-58,95%). Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số cuộc sống của người trồng lúa vẫn còn nghèo. Ngoài nguyên nhân giá thành sản xuất cao, giá bán thấp, họ còn bị giới hạn về diện tích sản xuất, dẫn đến bị giới hạn về sản lượng lúa gạo làm ra. Với một gia đình có bình quân 0,5ha, làm 03 vụ lúa/năm thì sản lượng lúa quy gạo làm ra cũng chỉ ở mức trung bình 6,65 tấn gạo và lợi nhuận thu được là 1.801 đ/kg x 6.650 kg = 11.976.650 đồng, thấp hơn mức chi tiêu tối thiểu của 01 gia đình trong 01 năm. Như vậy, với những hộ nông dân có đất sản xuất > 0,5-1 ha, mức thu nhập có thể tăng đến gấp đôi (23.953.300 đ/năm) cũng chỉ gọi là đủ ăn, đủ mặc. Những hộ có đất sản xuất nhiều hơn 1 ha thì mới có hy vọng trở thành khá, giàu với nghề trồng lúa.

* Đối với thương lái

Lợi nhuận của tác nhân thương lái tuy ở mức tương đối thấp trong chuỗi giá trị gạo của Đồng Tháp nhưng được xem là ổn định và hợp lý (354 đ/kg quy gạo). Mức lợi nhuận này cũng không phân biệt giữa gạo tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu, đây thật sự là tác nhân trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp.

* Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Đây là tác nhân về mặt lợi ích có sự phân biệt rõ nhất trong chuỗi giữa gạo tiêu thụ nội địa và gạo xuất khẩu. Với gạo tiêu thụ nội địa do kênh thị trường qua 04 tác nhân chủ yếu nên giá trị gia tăng tạo ra thấp (550 đ/kg, 14,27%) dẫn đến

lợi nhuận thấp (320 đ/kg, 10,24%) vì phải chia sẻ phần lớn lợi nhuận cho nhà bán lẻ. Đối với gạo xuất khẩu thì kênh thị trường ngắn hơn,chỉ có 03 tác nhân, giá xuất khẩu bình quân thấp hơn (200 đ/kg, 2,35%) nhưng lợi nhuận mang lại nhiều hơn (900 đ/kg, 29,46%).

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)