Tổng quan thị trường tiêu thụ gạo ĐBSCL

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TỈNH ĐỒNG THÁP

3.2.3. Tổng quan thị trường tiêu thụ gạo ĐBSCL

ĐBSCL là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng bằng sông Hồng. Dân số toàn vùng năm 2009 là 17.213.400 người, chiếm 20% dân số cả nước. Mật độ cư trú là 425 người/km2, gấp 1,63 lần mật độ bình quân cả nước.

Dân cư sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa trong nội đồng như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười.

Về quy mô dân số, tỉnh An Giang dẫn đầu khu vực với 2.149.200 người, thấp nhất là tỉnh Hậu Giang với 765.000 người, tỉnh Đồng Tháp với 1.667.700 người đứng vị trí thứ tư trong 13 tỉnh ĐBSCL về quy mô dân số đông. Về mật độ, thành phố Cần Thơ có mức độ tập trung dân cư đông nhất với 849 người/km2; kế đến là các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre; thấp nhất là tỉnh Cà Mau, chỉ với 226 người/km2.

Bảng 3.3: Diện tích và dân số ĐBSCL năm 2009 Phạm vi Dân số trung bình

(Nghìn người) Diện tích (km2)

Mật độ dân số (Người/km2)

Cả nước 86024,6 331051,4 260

ĐBSCL 17213,4 40518,5 425

Long An 1438,5 4493,8 320

Tiền Giang 1673,9 2484,2 674

Bến Tre 1255,8 2360,2 532

Trà Vinh 1004,4 2295,1 438

Vĩnh Long 1029,8 1479,1 696

Đồng Tháp 1667,7 3375,4 494

An Giang 2149,2 3536,8 608

Kiên Giang 1687,9 6346,3 266

Cần Thơ 1189,6 1401,6 849

Hậu Giang 758 1601,1 473

Sóc Trăng 1293,2 3311,8 390

Bạc Liêu 858,4 2501,5 343

Cà Mau 1207 5331,6 226

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009

Với quy mô dân số đông đứng hàng thứ 2 cả nước, hàng năm ĐBSCL tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm lúa gạo làm ra. Nếu theo thống kê của Cục trồng trọt, nhu cầu tiêu thụ gạo cho một người là 110 kg người/năm thì ĐBSCL mỗi năm tiêu thu khoảng 1,9 triệu kg gạo sản xuất ra chiếm khoảng 40% tổng sản lượng gạo sản xuất ra. Riêng tỉnh Đồng Tháp, mỗi năm tiêu thụ 0,18 triệu kg gạo chiếm 9,5% sản lượng tiêu thụ gạo của ĐBSCL.

v Thị trường xuất khẩu

Sự phát triển của ngành hàng lúa gạo Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo. Do đó, nếu việc xuất khẩu gạo không ổn định thì sẽ gây khó khăn cho chuỗi giá trị lúa gạo cũng như đời sống của người dân.

Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong hoạt động xuất khẩu gạo, có lúc giá gạo xuất khẩu của nước ta đã tăng lên tới 1.050 USD/tấn. Nguyên nhân giá gạo tăng đột biến là do lạm phát cao khiến chính phủ các nước xuất khẩu gạo hạn chế xuất khẩu để ổn định tình hình trong nước. Nhưng bắt đầu từ tháng 6/2008 giá gạo đã giảm nhanh do Thái Lan và Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch và nối lại hoạt động xuất khẩu gạo. Cuộc khủng hoảng sẽ khiến nhu cầu gạo tăng bởi gạo vẫn là lương thực chính toàn cầu, nên để tránh rủi ro hiện các

nước đang tăng cường dự trữ lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ngay cả nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ cũng đang hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Nhưng đến cuối năm 2009 nước ta đã xuất khẩu được 5,9 triệu tấn, tăng 28% so với năm 2008, với kim ngạch xuất khẩu 2,6 tỷ USD. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam đạt kỷ lục cao nhất về lượng gạo xuất khẩu trong 20 năm qua, nhưng chất lượng hạt gạo còn thấp, giá trị tăng thêm không cao.

Bảng 3.4: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2009

Nguồn: Vinanet

Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) Tỷ trọng

Tổng: 5.958.300 2.663.876.861 100

Philippines 1.707.994 917.129.956 34,43

Malaysia 613.213 272.193.107 10,22

Cu Ba 449.950 191.035.678 7,17

Singapore 327.533 133.594.368 5,02

Đài Loan 204.959 81.616.149 3,06

Irắc 171.000 68.947.000 2,59

Nga 84.646 37.089.136 0,76

Hồng Kông 44.599 20.214.664 0,61

Nam Phi 37.253 16.367.271 0,59

Ucraina 37.562 15.748.696 0,27

Indonesia 17.786 7.214.255 0,18

Australia 8.563 4.925.287 0,14

Các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất 8.645 3.739.820 0,14

Bỉ 9.816 3.704.346 0,12

Italia 8.320 3.150.367 0,09

Ba Lan 5.994 2.501.848 0,07

Pháp 3.959 1.951.956 0.06

Nhật Bản 4.166 1.725.516 0,06

Tây Ban Nha 4.049 1.600.097 0,06

Hà Lan 2.863 1.269.711 0,05

Gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu là sang Philippines, Malaysia, Cuba, Singapore. Năm 2009, xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim ngạch, tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%

rồi đến thị trường Cuba 191 triệu USD, chiếm 7,17%, Singapore 133,6 triệu USD, chiếm 5,02%. Hà Lan là nước nhập khẩu gạo của Việt Nam ít nhất trong 20 nước, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hà Lan đạt kiêm ngạch 1,3 triệu USD, chiếm 0,05% kim ngạch.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), năm 2010, Philippines và Ấn Độ sẽ là những nơi chi phối thị trường gạo trong thời gian tới. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, Philippines sẽ phải nhập 3 triệu tấn gạo trong năm 2010, tăng gần 70% so với số liệu nhập khẩu chính thức của năm 2009. Còn tại Ấn Độ, theo dự ước của Hội đồng Ngũ cốc quốc tế, sản lượng gạo năm 2010 có thể giảm 14% so với năm 2009, tức chỉ đạt khoảng 85 triệu tấn. Chính phủ nước này cũng đã công bố sẽ nhập từ 2-3 triệu tấn gạo trong năm 2010.

Trong thị trường xuất khẩu gạo, Việt Nam hiện có khoảng 121 nước, trong đó Châu Á (chiếm khoảng 62% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo), Châu Phi (chiếm trên 17%) là thị trường chính, chiếm 70-80% lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Số còn lại là các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và các nước Châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Thị trường chủ yếu của Việt Nam là các nước Châu Á, Châu Phi vì Việt Nam thường xuất khẩu các loại gạo có phẩm chất cấp trung bình và thấp, giá rẻ nên dễ dàng cạnh tranh trên các thị trường này. So với Thái Lan và Mỹ là những nước có truyền thống xuất khẩu gạo và có những mối quan hệ lâu dài, ổn định về thị trường và khách hàng tiêu thụ đối với mỗi khu vực khác nhau thì thị trường gạo của Việt Nam nhỏ và manh mún hơn nhiều.

Khác 20,2%

Philippines 44,9%

Ghana 2%

Singapore 7,6%

Đài loan 5,3%

Cuba 5,1%

Malaysia 4,4%

Iraq 3,8%

Angola 2,1%

Bangladesh 2,1%

Bờ biển Ngà 3,4%

Hình 3.5: 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (7 tháng đầu năm 2010)

Nguồn: Cục Hải quan, 2010

Trong những năm đầu, chúng ta gặp nhiều khó khăn vì phải xâm nhập vào những thị trường quen thuộc của những nước xuất khẩu lớn, đặc biệt là Thái Lan.

Trên thương trường, nước này có nhiều bạn hàng truyền thống lớn với khoảng 15 thị trường chính, đã tiêu thụ cho Thái Lan 80% lượng gạo xuất khẩu. Hơn nữa, gạo Thái Lan đồng đều, có phẩm chất cao cấp phù hợp với những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU…

Năm 2009, Việt Nam chiếm 11% thị trường Mỹ, 13,6% thị trường EU và 13,9% thị trường Nhật Bản, trong khi thị phần của Thái Lan tại các thị trường trên lần lượt là 11%, 11% và 10%.

Nhiều chuyên gia công nghiệp ở Bangkok cảnh báo rằng các thương gia và nhà chế tạo Thái Lan đang đứng trước nguy cơ mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Mỹ có kế hoạch sớm thiết lập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Australia, New Zealand, Chile, Singapore, Brunei và Việt Nam.

Các nhà kinh tế dự báo Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu. Mặc dù xuất khẩu năm 2010 của Thái Lan dự báo sẽ tăng 10,5% lên 166,9 tỷ USD, so với 151 tỷ USD năm 2009, nhưng việc Việt Nam hạ giá đồng nội tệ và nhiều nhà xuất khẩu Thái Lan chưa chuẩn bị tốt về

mọi mặt để sẵn sàng thu lợi từ những FTA khiến đà tăng trưởng thương mại của xứ “chùa Vàng” có thể không cao như dự đoán.

Theo VFA, tính đến 03/12/2010 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,33 triệu tấn, đạt trị giá 2,705 tỷ USD. Những tháng đầu năm tình hình xuất khẩu gạo của nước ta gặp không ít khó khăn. Thậm chí, nhiều hợp đồng đã ký cũng không thực hiện do các nước châu lục này đang gặp khó khăn về tài chính. Indonesia gặp khó khăn do thời tiết xấu nhưng vẫn chưa thấy họ có ý định nhập khẩu gạo, vì nước này tồn kho lên đến 1,2 triệu tấn.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)