Phân tích thương lái/người bán buôn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI SẢN PHẢM LÚA GẠO

4.2.2. Phân tích thương lái/người bán buôn

Kết quả khảo sát những thương lái cho thấy, thông tin về đối tượng này rất khác nhau. Người có độ tuổi trẻ nhất là 32 tuổi, lớn tuổi nhất là 82 tuổi và trung bình là 47 tuổi. Nghề thu gom lúa không chỉ thu hút nam giới, mà còn có cả nữ tham gia (chiếm 40%). Xét về kinh nghiệm hành nghề, đáp viên có kinh nghiệm ít nhất 2 năm, nhiều nhất là 20 năm và trung bình là 11 năm.

Theo các đối tượng được phỏng vấn, nghề thu gom lúa không phải là nghề duy nhất của họ. Những thương lái này là những nông dân chuyên làm ruộng (chiếm 73,3% trong tổng số thương lái được khảo sát), khi đến thời điểm thu hoạch lúa rộ thì chuyển sang nghề thu gom lúa. Mỗi tháng họ dành trung bình 14 ngày để thu mua lúa và 10 ngày để bán gạo.

Trung bình mỗi gia đình có 2 lao động tham gia vào hoạt động thu gom lúa (ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 3 người). Đối với nhân công bốc vác, họ thường thuê tại chỗ, hoạt động vùng nào thì thuê người ở vùng đó với số lao động thuê trung bình là 4 người/tháng (ít nhất là 1 người, nhiều nhất là 5 người).

Bảng 4.9: Thông tin chung về thương lái

Chỉ tiêu Nhỏ

nhất Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi chủ hộ 32 82 47 13,54

Năm kinh doanh gạo 2 21 12 6,25

Trình độ học vấn 2 9 7 2,03

Số người/hộ 4 8 6 1,23

Số lao động/hộ 2 6 3 1,24

Số lao động tham gia kinh doanh 1 3 2 0,62

Số lao động thuê/tháng 1 5 4 1,57

Số ngày thu mua lúa/tháng 5 23 14 5,46

Số ngày bán gạo/tháng 3 26 10 6,95

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010 4.2.2.2. Hình thức kinh doanh

Loại hình kinh doanh của các thương lái là mua lúa, thuê xay sát và bán gạo. Có 2 đối tượng bán gạo chính của thương lái là doanh nghiệp xuất khẩu và người bán lẻ. Loại gạo được họ kinh doanh là loại gạo tinh chế (100% thương lái bán loại này), có 2 thương lái trong số 15 thương lái được phỏng vấn bán thêm gạo sơ chế.

Phần lớn các thương lái không có nhà máy xay sát, họ thu mua lúa và thuê nhà máy xay sát sau đó mang gạo đi bán. Tuy thương lái không có nhà máy xay sát nhưng họ có cửa hàng bán gạo ở chợ (chiếm 73% thương lái) với quy mô cửa hàng bình quân có thể chứa đến 3,35 tấn gạo.

Không có cửa hàng, 27%

Có cửa hàng 73%

Hình 4.4: Tỉ lệ thương lái có cửa hàng Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

4.2.2.3. Hoạt động mua

Hoạt động của thương lái luôn gắn liền với mùa vụ của nông dân và nhu cầu xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Trên thực tế, thương lái gắn với doanh nghiệp nhiều hơn với nông dân. Khi doanh nghiệp cần có gạo để xuất thì đặt hàng cho thương lái (mua lúa gì, số lượng bao nhiêu, giá cả, thời gian giao hàng…), khi đó thương lái mới đưa phương tiện để thu mua. Họ không muốn dự trữ lúa vì hạn chế nguồn vốn và điều kiện kho bãi. Trong khi đó, nông dân muốn bán lúa ngay khi vụ mùa kết thúc để thanh toán các khoản nợ đầu tư. Sự không “thống nhất” đó thường làm cho nông dân bị thiệt vì đôi khi lúa thu hoạch xong nhưng không thương lái nào đến mua. Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của thương lái là cầu nối giữa nông dân với các doanh nghiệp.

w Nguồn mua

Thương lái thu gom lúa từ nông dân ở địa phương và có cả nông dân ở các tỉnh lân cận. Ngoài ra, 6,6% thương lái còn thu mua lúa thêm từ thương nhân nhỏ nhưng số lượng thu gom từ đối tượng này không nhiều, chỉ khi nào sản lượng thu mua từ nông dân không đủ đáp ứng đơn đặt hàng của các doanh nghiệp thì thương lái mới thu mua của các thương nhân nhỏ này.

w Hình thức thanh toán

Người bán lúa thường là những nông dân nghèo, vì vậy thanh toán tiền mặt xem như là một lợi thế cạnh tranh giữa các thương lái. Do đó, tất cả thương lái được phỏng vấn đều có chung hình thức thanh toán là trả tiền mặt cho nông dân, người bán lúa.

w Chi phí hoạt động

Phương tiện cần thiết nhất của hoạt động thu mua là chiếc ghe cùng với chiếc cân, điện thoại liên lạc và vốn lưu động để thu mua. Mỗi thương lái có ít nhất có 1 chiếc ghe, nhiều nhất là 2 chiếc với giá trị thấp nhất là 7 triệu đồng/chiếc ghe, cao nhất là 90 triệu/chiếc. Nguồn vốn thu mua trung bình là 172,2 triệu đồng, trong đó 67,5% nguồn vốn tự có của gia đình và 32,5% là vốn vay từ ngân hàng hoặc vốn được ứng trước từ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Phương tiện liên lạc chủ yếu của thương lái là điện thoại di động. Mỗi thương lái đều ít nhất 1 chiếc điện thoại và nhiều nhất là 2 chiếc với trị giá trung bình là 3 triệu đồng/chiếc.

Thêm một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thu mua của thương lái là chiếc cân. Mỗi thương lái đều có cân để thu mua và số lượng cân trung bình là 1,14 cân/thương lái, trị giá trung bình là 0,51 triệu đồng/cân.

Bảng 4.10: Tài sản chủ yếu dùng để kinh doanh của thương lái

Ghe Điện thoại Cân

Tài sản Vốn mua (trđ)

Số lượng (chiếc)

Giá trị (trđ)

Số lượng (chiếc)

Giá trị (trđ)

Số lượng (chiếc)

Giá trị (trđ)

Trung bình 172,20 1,07 96,50 1,62 2,04 1,14 0,51

Độ lệch chuẩn 150,41 0,27 61,37 0,87 0,98 0,36 0,43

Nhỏ nhất 45 1 70 1,00 0,5 1 0,32

Lớn nhất 500 2 180 4 3,8 2 0,75

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Vốn nhà 67,5%

Vốn vay 32,5%

Hình 4.5: Nguồn vốn kinh doanh của thương lái Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Kết quả khảo sát ở bảng 4.11 cho rằng, để hoạt động thu mua lúa của thương lái diễn ra, họ phải đầu tư vào các khoản chi phí cố định cho một ngày giao dịch: tiền điện (điện sinh hoạt và điện thoại), chi phí xay sát, chi phí vận hành ghe,.. Ngoài các khoản chi phí cố định, thương lái còn phải đầu tư vốn để thu mua, thuê lao động,.. Không phải thương lái nào cũng tốn các khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi như nhau, trong đề tài này tác giả tính toán mặt bằng chung cho tất cả các thương lái.

Khi đến thời điểm thu hoạch đồng loạt, tổng chi phí mà thương lái phải đầu tư thu mua lúa của nông dân là khoảng 33-34 triệu đồng/ngày thu mua, trong đó chi phí để thực hiện giao dịch (vốn thu mua, thuê lao động, chi phí khác) chiếm 99,9% tổng chi phí. Chi phí cố định hàng ngày chiếm 0,1% trong tổng chi phí.

Bảng 4.11: Chi phí cho một ngày mua của thương lái

STT Khoản mục Đồng/ngày Tỷ trọng

I Tổng chi phí cố định 40.536 0,1

1 Điện 2.414 0,007

2 Thuê cửa hàng 1.500 0,004

3 Thuê kho chứa 1.500 0,004

4 Điện thoại 7.694 0,023

5 Chi phí vận hành ghe 9.780 0,029

6 Chi phí thuê xe tải 5.400 0,016

7 Phí xay sát 1.068 0,003

8 Phí và thuế 875 0,002

9 Khác (nước,...) 2.430 0,007

II Tổng chi phí biến đổi 33.954.880 99,9

1 Chi phí mua lúa 33.881.845 99,7

2 Chi phí khác (thuê lao động, cò lúa…) 73.035 0,2

Tổng chi phí 33.987.541 100

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010 4.2.2.4. Hoạt động bán

w Đối tượng bán

Như đã đề cập ở phần thông tin chung về thương lái, 100% thương lái được khảo sát ở đây thu mua lúa và bán gạo, nên thương lái bán gạo cho 2 đối tượng chủ yếu là: người bán lẻ 16,6% sản lượng gạo, bán cho doanh nghiệp xuất khẩu 75%, 8,4% còn lại bán cho các đối tượng khác.

Doanh nghiệp xuất khẩu, 75%

Khác Người bán lẻ 8,4%

16,6%

Hình 4.6: Đối tượng bán gạo của thương lái Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

w Hình thức thanh toán

Bán gạo thu tiền mặt là hình thức thanh toán chủ yếu của thương lái. Có những thương lái thu tiền mặt 100% không cho khách hàng nợ. Nhằm giữ mối và tạo uy tín để có nguồn cung cấp gạo ổn định, thương lái cũng cho khách hàng nợ lại 50% trong thời gian 3-4 ngày sau ngày giao dịch.

Hơn nữa, 75,8% khách hàng của thương lái là những người buôn bán lẻ và đồng vốn hạn chế nên nợ tiền lại để có thời gian xoay vòng đồng vốn.

Qua khảo sát thực tế 15 thương lái, ta có bảng hình thức thanh toán như sau:

Bảng 4.12: Hình thức thanh toán tiền bán gạo của thương lái Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

% bán tiền mặt 50 100 80 25,4

Số ngày trả chậm 2 10 3,5 3,2

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010 w Lợi nhuận của thương lái

Theo kết quả khảo sát năm 2009, trung bình mỗi thương lái bán 4.823 kg gạo/ngày, nhiều nhất bán đến 10.000 kg và ít nhất 400 kg. Trung bình thương lái phải chi cho một ngày bán gạo là gần 24 triệu. Lợi nhuận trung bình là 2.595.095 đồng/ngày, một số trường hợp lợi nhuận lên đến gần 16,5 triệu đồng, cũng có thương lái chỉ thu lãi được 68.000 đồng/ngày.

Bảng 4.13: Chi phí, sản lượng, lợi nhuận trong một ngày bán gạo của thương lái Chỉ tiêu Sản lượng

(kg)

Tổng chi phí (đồng)

Tiền bán ra (đồng)

Lợi nhuận (đồng)

Trung bình 4.823 23.512.464 26.107.560 2.595.095

Độ lệch chuẩn 2.443 10.969.604 13.988.884 4.370.444

Nhỏ nhất 400 2.412.000 2.480.000 68.000

Lớn nhất 10.000 42.520.000 59.000.000 16.480.000

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)