Hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI SẢN PHẢM LÚA GẠO

4.1.1 Nông dân trồng lúa

4.1.1.3. Hoạt động sản xuất

Qua khảo sát 98 hộ sản xuất tại huyện Lấp Vò và huyện Cao Lãnh, tác giả nhận thấy chi phí sản xuất của nông dân như sau:

- Chi phí chuẩn bị đất: Là chi phí bỏ ra để cày, xới, trục đất cho tơi xốp trước khi xuống giống. Thông thường, các hộ sẽ thuê mướn người chuẩn bị đất với mức giá thỏa thuận từ 55-85 nghìn tùy theo mùa vụ.

- Chi phí giống: Là chi phí mua lúa giống để sản xuất. Nguồn cung cấp giống khá đa dạng, có những hộ sử dụng Giống địa phương, Địa phương năng suất cao, Lúa năng suất cao hoặc Lúa lai. Nguồn giống được mua từ trung tâm khuyến nông, từ hàng xóm vì giá rẻ hơn hoặc giống được giữ lại từ mùa vụ trước.

Các giống lúa nông dân chọn để sản xuất được thống kê ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Chọn giống cho các vụ lúa của nông dân ở tỉnh Đồng Tháp Đơn vị: %

Vụ lúa Tần

số Địa phương Địa phương năng suất cao

Năng suất

cao Lúa lai

Đông Xuân 98 5,1 64,3 1 29,6

Hè Thu 98 4,1 72,5 1 22,4

Thu Đông 35 2,9 88,5 0 8,6

Trung bình 4 75,1 0,7 20,2

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Có đến 75,1% trong tổng số nông hộ được khảo sát chọn giống lúa địa phương năng suất cao để canh tác, số nông hộ chọn giống Lúa lai chiếm 20,2%, 5,1% chọn giống Lúa địa phương và rất ít nông hộ chọn giống Lúa năng suất

cao (chiếm 1% trong tổng số nông hộ được khảo sát). Việc chọn giống của nông dân phụ thuộc vào thói quen sản xuất, năng suất lúa, giá lúa hàng hoá, tính thích nghi và tính kháng sâu bệnh của giống. Vì vụ Thu Đông có ảnh hưởng đến giống lúa gieo sạ vụ Đông Xuân nên việc chọn giống vụ này cũng được nông dân chú ý.

Do thời tiết vụ Đông Xuân thuận lợi và luôn hứa hẹn được lãi cao nên nên chi phí đầu tư giống cho vụ này cao nhất so với các vụ khác, cao hơn vụ Hè Thu gần 15 nghìn đồng/1000 m2, và cao hơn 5 nghìn đồng/1000 m2 so với vụ Thu Đông.

- Chi phí gieo sạ, cấy: Hiện nay các hộ dùng phương pháp sạ hàng hoặc sạ lan, một số ít hộ cấy lúa. Nếu các hộ có diện tích canh tác ít thì thường dùng công lao động nhà, nếu diện tích lớn thì phải thuê mướn thêm lao động. Sau khi sạ hoặc cấy xong, nếu do thời tiết hay nguyên nhân nào đó làm ngã, chết cây thì phải cấy dặm lại. Chi phí này khá tốn kém nên các hộ đã cố gắng canh thời điểm để giảm bớt rủi ro này và chi phí cao nhất rơi vào vụ Hè Thu (20 nghìn đồng/1000 m2). Thời gian vừa qua, bà con còn được giới thiệu phương pháp mạ ném hay ném cả những cây lúa có gốc dính đất vào những chỗ trống trên ruộng lúa để cấy dặm. Áp dụng công cụ này bà con cho rằng không những giúp tăng năng suất, giảm hao phí lao động và mệt mỏi như kiểu dặm bình thường mà còn dễ dàng áp dụng trong thực tiễn.

- Chi phí phân bón: Đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí, loại phân bón chủ yếu mà nông hộ thường sử dụng để bón cho lúa là Urê, DAP, NPK, Kali và một số ít hộ sử dụng thêm một số loại phân khác.

Nguồn cung cấp phân bón chủ yếu từ các đại lý vật tư nông nghiệp hoặc hợp tác xã và được vận chuyển đến tận nhà. Vụ Hè Thu là vụ chiếm chi phí phân bón nhiều nhất (462.576 đồng/1000 m2), kế đến là vụ Thu Đông (458.029 đồng/1000 m2) và cuối cùng là vụ Đông Xuân (412.727 đồng/1000 m2).

- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Sau khi đã làm đất kỹ, nông dân thường sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt cỏ mầm trước khi xuống giống, sau khi lúa đã mọc tốt thì phun lại một lần nữa để diệt tận gốc. Ngoài ra, trong quá trình canh tác thường xuất hiện các loại sâu rầy hại lúa như sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu…

hoặc các loại bệnh như đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá… Do đó, tùy theo mùa vụ

và mật độ sâu bệnh mà nông hộ tốn chi phí này nhiều hay ít, chi phí này cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất. Nông dân cho biết vụ Đông Xuân năm 2009 là vụ có nhiều thuận lợi về thời tiết, ít sâu bệnh phá hại nên chi phí vụ này thấp trung bình 230.420 đồng/1000 m2, chi phí vụ Thu Đông là cao nhất 458.029 đồng/1000 m2.

- Chi phí tưới tiêu: Các hộ phải bơm nước vào ruộng bằng máy bơm điện, máy dầu hoặc máy xăng. Chi phí này tăng cao đối với các hộ có đất thuộc vùng hơi cao hoặc xa kênh, cũng có hộ không tốn chi phí này do ruộng của họ thông với kênh mương, hoặc nông hộ khác bơm chuyền nước nên nước phải vào ruộng của họ trước khi vào ruộng của người muốn bơm nước. Chi phí này cao nhất ở vụ Đông Xuân (107.600 đông/1000 m2), và thấp nhất ở vụ Hè Thu (53.935 đồng/1000 m2) do mùa này là mùa nước nổi nông dân không tốn công bơm nước vào ruộng mà chỉ tốn công xả nước hoặc bơm nước từ ruộng ra.

- Chi phí chăm sóc (làm cỏ, bón phân, phun thuốc): Trung bình một vụ thì các hộ phải phun, xịt thuốc 6-7 lần, nếu sâu bệnh nhiều thì số lần tăng lên. Nếu diện tích ít thì nông dân tự phun xịt, nhưng phải thuê thêm nhân công nếu diện tích lớn. Đối với khoản chi phí này thì vụ Thu Đông có chi phí cao nhất (192.773 đồng/1000 m2), chi phí thấp nhất là vụ Đông Xuân (90.180 đồng/1000 m2). Nông dân áp dụng nhiều phương thức làm cỏ ruộng, chi tiết được mô tả ở bảng bên dưới.

Bảng 4.3: Kiểu làm cỏ ruộng của nông dân tỉnh Đồng Tháp

ĐVT: %

Vụ Bằng Tay Bằng máy Thuốc hoá học

Đông Xuân 23,8 0 76,2

Hè Thu 22,8 2,4 74,8

Thu Đông 28,6 0 71,4

Trung bình 3 vụ 25,07 2,4 74,13

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Qua bảng trên, ta thấy hơn 70% nông dân dùng thuốc hoá học để diệt cỏ, còn lại làm cỏ bằng tay (25,07%) hoặc làm cỏ bằng máy. Biện pháp làm cỏ bằng máy (2,4%) có rất ít nông dân chọn bởi không hiệu quả và tốn nhiều chi phí (nhân công, máy móc).

- Chi phí thu hoạch: Là khoản chi phí bỏ ra để thuê mướn nhân công hoặc

mà chi phí này cao hay thấp. Thông thường, khi mưa lũ làm lúa ngã thì chi phí thu hoạch sẽ cao hơn lúa đứng, thuê máy gặt đập liên hợp sẽ thấp hơn so với thuê nhân công.

- Chi phí vận chuyển: Phần chi phí này phát sinh khi nông hộ thuê mướn vận chuyển lúa sau thu hoạch về nhà, chuyển lúa ra trục lộ hoặc cặp bờ kênh để bán cho thương lái. Chi phí này tùy thuộc vào quãng đường vận chuyển, số lượng bao lúa thu hoạch được.

- Các loại thuế, phí: Đây là nghĩa vụ phải chi để đóng thuế cho nhà nước, thông thường các nông hộ không phải tự bơm nước vào ruộng mà trạm bơm của hợp tác xã sẽ phụ trách việc này, sau đó mỗi vụ sản xuất họ phải đóng thủy lợi phí cho hợp tác xã. Tùy theo từng địa bàn nghiên cứu sẽ phát sinh một số loại phí khác nhau, riêng ở Đồng Tháp chi phí này dao động từ 170-190 nghìn đồng/1000 m2/vụ.

- Chi phí vận chuyển: Phần chi phí này phát sinh khi nông hộ thuê mướn vận chuyển lúa sau thu hoạch về nhà. Chi phí này tùy thuộc vào quãng đường vận chuyển và số lượng bao lúa thu hoạch được. Vụ Đông Xuân do sản lượng nhiều nên chi phí này cũng nhiều hơn các vụ khác (56.927 đồng/1000 m2).

- Chi phí lãi vay: Do nhiều nông hộ sản xuất lúa hiện nay là những người nông dân nghèo nên luôn thiếu vốn để sản xuất, đa số họ phải nợ tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các đại lý bán vật tư nông nghiệp và sẽ thanh toán ở cuối vụ (bao gồm cả vốn lẫn lãi), hoặc phải vay ngân hàng hoặc vay nóng từ người quen để sản xuất. Trung bình mỗi vụ nông dân phải trả từ 50-60 nghìn đồng/1000 m2 tiền lãi này.

- Chi phí thuê đất: Một số nông dân muốn mở rộng quy mô sản xuất để kiếm thêm lợi nhuận nên thuê hoặc cố đất để tăng quy mô, diện tích sản xuất. Đất được thuê theo năm hoặc theo mùa vụ, chi phí phải trả cho 1000 m2 đất thuê dao động từ 240-270 nghìn đồng.

- Chi phí lao động gia đình: Là chi phí cho số ngày công mà lao động trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cho ruộng lúa của mình. Đây là loại chi phí có tác động rất lớn đối với lợi nhuận của hộ. Thông thường, các hộ sử dụng lao động gia đình nên không tính đến chi phí này. Trên thực tế, tại những hộ khảo sát thì chi phí này cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí.

Các khoản chí phí trong quá trình sản xuất lúa của nông dân ở tỉnh Đồng Tháp được mô tả ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Chi phí 3 vụ lúa của nông dân ở tỉnh Đồng Tháp năm 2009 ĐVT: đồng/1000 m2

Các khoản mục Đông Xuân Hè Thu Thu Đông

CP làm đất 66.034 81.775 57.558

CP giống 129.142 112.784 124.492

CP gieo sạ, cấy 13.812 19.553 14.228

CP phân bón 412.727 462.576 458.029

CP thuốc BVTV 230.420 242.595 458.029

CP tưới tiêu 107.600 53.935 74.554

CP chăm sóc 90.180 93.331 192.773

CP thu hoạch 180.001 182.538 176.856

CP vận chuyển 56.927 53.554 35.106

CP lãi suất 57.728 59.908 60.625

CP thuê đất 262.018 314.509 245.056

CP thuế, phí 80.070 81.233 71.454

CP lao động gia đình 65.389 75.437 73.474

Tổng chi phí 1.752.048 1.833.727 2.042.233

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Qua bảng khảo sát trên ta thấy, nông dân phải đầu tư vốn trung bình từ 1,7-2,1 triệu đồng/1000 m2 để sản xuất, chi phí này cao hơn 13% so với những nghiên cứu trước đây (tối đa 1,5 triệu đồng/1000 m2). Lý giải cho vấn đề chi phí tăng cao hiện nay là do giá cả các nguồn vật tư nông nghiệp đầu vào (giá phân bón, thuốc BVTV) và các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp (máy xới, máy trục, công cắt, công suốt lúa,…) đều tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng theo.

w Khảo sát về sản lượng

Bảng 4.5: Sản lượng thu hoạch lúa của nông dân tỉnh Đồng Tháp ĐVT: kg/1000 m2 Mùa vụ Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Đông Xuân 400 1.200 812,19 145,15

Hè Thu 300 800 553,23 120,42

Thu Đông 350 750 534,57 100,63

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Với năng suất 812 kg/1000 m2, vụ Đông Xuân được xem là vụ có năng suất trung bình cao nhất. Thời tiết thuận lợi, ít dịch bệnh và sâu rầy trên tổng thể cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật (máy sạ hàng, máy gặt đập liên hợp) nên năng suất lúa trung bình có sự chuyển biến tốt.

Cụ thể trong vụ Đông Xuân, năng suất thấp nhất là 400 kg/1000 m2, có hộ trồng năng suất rất cao 1.200 kg/1000 m2. Năng suất lúa cao nhất rơi vào trường hợp nông hộ trồng loại lúa thường. Đối với các hộ trồng giống cao sản, năng suất chưa cao (dưới 8 tấn/ha) nhưng giá bán cao hơn các loại lúa khác nên doanh thu từ vụ Đông Xuân cũng không chênh lệch nhiều giữa các hộ.

Đối với vụ Hè Thu: năng suất trồng vụ này thấp nhất là 300 kg/1000 m2, cao nhất là 800 kg/1000 m2 với năng suất trung bình là 553 kg/1000 m2. So với vụ Đông Xuân, năng suất trung bình của vụ Hè Thu chỉ bằng 68,1% năng suất của vụ Đông Xuân.

Cuối cùng là vụ lấp vụ (Thu Đông): Năng suất trung bình của hộ trồng lúa vụ 3 xấp xỉ 535 kg/1000 m2, bằng 96,7% năng suất vụ Hè Thu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)