Hoạt động tiêu thụ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI SẢN PHẢM LÚA GẠO

4.1.1 Nông dân trồng lúa

4.1.1.4. Hoạt động tiêu thụ

w Khảo sát về đối tượng bán lúa của nông dân

Qua khảo sát tình hình tiêu thụ lúa của nông dân tỉnh Đồng Tháp năm 2009 cho thấy, nông dân bán lúa cho nhiều đối tượng khác nhau nhưng đa số họ thường chọn giải pháp bán lúa cho thương lái ở cùng địa phương ngay sau khi thu hoạch (82,8 % sản lượng lúa của nông dân bán cho đối tượng này).

Hệ thống thu mua của các nhà máy xay sát chưa rộng khắp nên chỉ có 6,4%

tổng sản lượng lúa được thu mua. Hơn nữa, việc thu mua này nhằm thực hiện các

đơn đặt hàng của thương lái và các doanh nghiệp xuất khẩu nên khi có đơn đặt hàng cơ sở xay sát mới tiến hành thu mua lúa của nông dân.

Chỉ 5,8% tổng sản lượng lúa của nông dân bán cho người bán lẻ. Người bán lẻ chủ yếu thu mua lúa của người những người quen nên sản lượng lúa thu mua hạn chế. Sau khi thu mua, lúa được thuê xay sát thành gạo và bán cho người tiêu dùng nhằm giảm bớt các khoản chi phí trung gian.

Do hạn chế về phương tiện thu mua nên các doanh nghiệp xuất khẩu thường mua lúa của nông dân thông qua thương lái. Sản lượng lúa bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng lúa bán ra của nông dân (1,8%). Tuy việc bán lúa trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có giá cao hơn so với bán cho thương lái nhưng nông dân rất ngại về tiêu chuẩn lúa được thu mua.

Nếu lúa không đạt yêu cầu chất lượng (độ ẩm, tạp chất, …) thì nông dân phải tốn thêm chi phí chuyên chở lúa về nhà nên nông dân chọn giải pháp bán tại ruộng cho thương lái.

Đối tượng cuối cùng chiếm tỉ trọng thấp nhất là người tiêu dùng nội địa (chiếm 3,2% tổng sản lượng lúa bán ra của nông dân). Người tiêu dùng ở đây là những nông dân trồng lúa khác, họ thu mua để làm giống cho vụ sau.

Người tiêu dùng Người bán lẻ 3,2%

5,8%

Nhà máy xay xát

6,4%

DN xuất khẩu 1,8%

Thương lái 82,8%

Hình 4.3: Tỉ lệ các đối tượng thu mua lúa ở ba vụ lúa của nông dân Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

w Lý do bán lúa cho các đối tượng

Có nhiều lý do để nông dân quyết định bán lúa của mình. Lý do đầu tiên là bán với giá cao (143 chọn lựa), không có sự chọn lựa nào khác là nguyên nhân thứ 2 (47 lựa chọn), lý do thứ 3 vì người mua đáp ứng nhu cầu bán lúa ướt (16

chọn lựa), người mua đáp ứng nhu cầu bán với khối lượng nhỏ (14 chọn lựa), người mua đáp ứng nhu cầu bán với khối lượng lớn (1 lựa chọn).

Bảng 4.6: Nguyên nhân nông hộ bán lúa cho các đối tượng thu mua

STT Nguyên nhân Tần số Tỷ lệ

1 Mua với giá cao hơn 143 64,7

2 Không có sự chọn lựa 47 21,2

3 Mua lúa ướt (mua mọi thời điểm) 16 7,2

4 Mua với khối lượng nhỏ 14 6,3

5 Mua với khối lượng lớn 1 0,5

Tổng cộng: 221 100

Ghi chú: Nguyên nhân bán lúa tổng hợp từ cả 3 vụ lúa Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Qua bảng số liệu trên đã phản ảnh một phần nào đó về thực trạng bán lúa của nông dân hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp. Phần lớn nông dân sản xuất lúa không ký kết hợp đồng thu mua với thương lái mà họ thường bán cho người thu gom nào mua với giá cao hơn (64,7%). Chính điều này đã vô tình làm bất ổn giá lúa trên thị trường. Vì không ký kết được hợp đồng thu mua lúa với bà con nông dân nên đến mùa vụ thu hoạch, hay đến khi có đơn đặt hàng xuất khẩu thì các doanh nghiệp xuất khẩu tranh nhau đi thu mua. Các doanh nghiệp thường thuê hàng trăm thương lái đi thu gom trong khi các thương lái phó thác cho “cò lúa” tham khảo giá, lấy mẫu và thu gom để tiết kiệm chi phí. Để có lợi nhuận cao, các “cò lúa” thường đưa ra giá mua rẻ nhất so với giá thương lái giao nên giá bán lúa của nông dân luôn thấp và không ổn định.

Thực tế cho thấy sau khi thu hoạch lúa, đa số nông dân phải bán ngay để trang trải các khoản vay trước đó (nợ vật tư đầu vào, vay ngân hàng, vay nóng từ người quen,..) trong khi các đối tượng thu mua trên địa bàn hạn chế nên không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán cho họ (tuy giá bán thấp hơn so với việc vận chuyển đến các công ty xuất khẩu nhưng đỡ tốn chi phí vận chuyển nhưng chưa chắc được công ty thu mua vì liên quan đến các tiêu chuẩn về chất lượng, độ ẩm,..) Có 21,1% nông dân bán lúa cho các đối tượng thu mua trên địa bàn, 7,2% thoả mãn nhu cầu bán lúa ướt (bán ngay tại ruộng, bán mọi thời điểm,…), 6,3% chọn nguyên nhân bán cho các đối tượng trên là đáp ứng được nhu cầu bán với khối

lượng nhỏ và chỉ có 0,5% nông dân bán cho thương lái vì họ mua với khối lượng lớn. Theo thống kê cho thấy, ở ĐBSCL diện tích đất trồng lúa khoảng 0,3-0,5 ha/hộ nên sản lượng sản xuất ra không nhiều, sản xuất manh mún nhỏ lẻ.

w Giá bán lúa của nông dân

Năm 2009, mức chênh lệch giá bán giữa 3 vụ gieo trồng không cao với giá bán trung bình của 3 vụ là 4.297 đồng/kg. Giá lúa cao nhất ở vụ Thu Đông, trung bình 4.346 đồng/kg, trong khi giá bán trung bình vụ Đông Xuân là 4.281 đồng/kg thì mức chênh lệch này là 18 đồng/kg. Vụ Thu Đông có giá bán trung bình cao hơn vụ Hè Thu 83 đồng/kg.

Bảng 4.7: Giá bán 3 vụ lúa của nông dân ở tỉnh Đồng Tháp ĐVT: đồng/kg Mùa vụ Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Đông Xuân 3.500 6.500 4.281 382,45

Hè Thu 3.100 6.200 4.263 455,58

Thu Đông 3.100 6.200 4.346 622,14

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010 w Lợi nhuận của nông dân

Bảng 4.8: Giá thành, sản lượng và lợi nhuận của nông dân tỉnh Đồng Tháp

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Đông

Xuân Hè Thu Thu

Đông 1 Tổng chi phí đồng/1000 m2 1.752.048 1.833.727 2.042.233

2 Sản lượng kg/1000 m2 812 553 535

3 Giá thành (3=1/2) đồng/kg 2.158 3.316 3.817

4 Giá bán đồng/kg 4.281 4.263 4.346

5 Doanh thu (5=2*4) đồng/1000 m2 3.476.172 2.357.439 2.325.110 6 Lợi nhuận (6=5-1) đồng/1000 m2 1.724.124 523.691 282.877

Tổng lợi nhuận: đồng/1000 m2 2.530.692

Nguồn: Khảo sát từ thực tế, 2010

Theo số liệu ở bảng 4.8, vụ lúa Đông Xuân là vụ mang lại lợi nhuận cao nhất so với các vụ khác mà chi phí đầu tư thấp nhất. Nguyên nhân do thời tiết vụ Đông Xuân thuận lợi, ít sâu bệnh phá hại nên có năng suất cao. Đối với vụ Đông Xuân, bình quân để sản xuất ra 1 kg lúa phải tốn 2.158 đồng trong khi vụ Hè Thu phải bỏ

kg lúa được sản xuất ở vụ Thu Đông (so với vụ Đông Xuân thì chi phí cao hơn 44%).

Trong điều kiện bình thường (không bị lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh phá hại) với diện tích 1000 m2 đất gieo trồng 3 vụ lúa/năm mang lại lợi nhuận cho mỗi hộ nông dân trồng lúa từ 2,5-3 triệu đồng/1000 m2/năm. Trong đó, vụ Đông Xuân mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho nông dân (1,7 triệu/1000 m2), chiếm 68,13%

tổng lợi nhuận cả năm/1000 m2. Mang lại lợi nhuận thấp nhất là vụ Thu Đông khoảng 300 nghìn đồng/1000 m2, chiếm 11,18% tổng lợi nhuận/1000 m2/năm của nông hộ. Vụ Thu Đông này tuy nông dân bán được giá hơn các vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu nhưng do chi phí phải bỏ ra nhiều nhất trong 3 vụ (2 triệu đồng/1000 m2/vụ) mà sản lượng lại thấp nhất (535 kg/1000 m2/vụ) nên lợi nhuận mang lại không cao. Như vậy, việc sản xuất lúa của các nông hộ tỉnh Đồng Tháp năm 2009 đều mang lại lợi nhuận qua các vụ, lợi nhuận nhiều nhất ở vụ Đông Xuân.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)