CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI SẢN PHẢM LÚA GẠO
4.2.3. Phân tích cơ sở xay sát
4.2.3.1. Đặc điểm của cơ sở xay sát
Các đối tượng được phỏng vấn là các chủ cơ sở nên nắm bắt rất rõ tình hình hoạt động của mình. Trong 13 cơ sở xay sát được phỏng vấn thì cơ sở hoạt động lâu nhất đã được 22 năm và cũng có cơ sở chỉ mới hoạt động chưa đầy 1 năm, 9 năm là thời gian hoạt động trung bình của các cơ sở được khảo sát.
Bảng 4.14: Đặc điểm của cơ sở xay sát
Chỉ tiêu Nhỏ
nhất Lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Năm kinh doanh gạo 0 22 8,46 6,04
Hình thức sở hữu 1 1 1 0,00
Số lao động gia đình 1 5 2,46 1,20
Số lao động thuê/ tháng 1 22 6,80 8,70
Lượng lúa xay sát/ngày (tấn) 0,30 60 5,75 16,43
Tỉ lệ gạo/lúa (kg) 0,55 0,78 0,67 0,05
Công suất máy xay sát/ngày (tấn gạo) 0,32 42 4,45 11,42 Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010
Hầu hết các chủ cơ sở tập trung toàn bộ nguồn vốn và nguồn nhân lực của gia đình vào cơ sở kinh doanh của mình (sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của tất cả các cơ sở được khảo sát). Họ không hoạt động sản xuất nông nghiệp và buôn bán, hoạt động của cơ sở xay sát là nguồn thu nhập duy nhất của hộ (100%
tổng thu nhập hộ). Có 2 nguồn thu chính của cơ sở: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cơ sở (mua lúa " tổ chức xay sát " kinh doanh nếp, gạo, phụ phẩm, phế phẩm) và thu nhập từ hoạt động gia công của cơ sở (nhà máy thực hiện xay sát, lau bóng theo yêu cầu của khách hàng).
5,8 tấn/ngày là sản lượng lúa xay sát trung bình cho tất cả các nhà máy, nhà máy có sản lượng lúa xay sát nhiều nhất là 60 tấn/ngày, 0,3 tấn/ngày là sản lượng lúa xay sát thấp nhất của các nhà máy được khảo sát.
Về tỉ lệ chuyển đổi gạo/1 kg lúa, các chủ cơ sở xay sát cho biết, tuỳ phần trăm tấm của gạo mà tỉ lệ chuyển đổi lúa thành gạo khác nhau, trung bình thì 1 kg lúa xay sát ra được 0,67 kg gạo (tỉ lệ chuyển đổi nhỏ nhất là 0,55 kg gạo/1 kg lúa và cao nhất là 0,78 kg gạo/1 kg lúa). Công suất trung bình của các máy xay sát là 4,45 tấn gạo/ngày. Nếu dựa vào lượng lúa xay sát trung bình một ngày (5,8 tấn lúa) và tỉ lệ chuyển đổi lúa thành gạo (0,67 kg gạo/kg lúa) rồi so sánh với công suất trung bình của máy xay sát (4,45 tấn gạo) thì các nhà máy chỉ hoạt động với 87,3% công suất.
Trong 13 cơ sở xay sát được khảo sát, có 11 cơ sở mua lúa từ nông dân và người thu gom trong vùng, không có cơ sở nào thu mua lúa từ những đại lý lớn ở vùng nông thôn. Qua khảo sát có 76,9% nguồn lúa của của cơ sở được mua trực
tiếp từ hộ nông dân, 23,1% còn lại mua từ thương lái lớn/nhỏ trong vùng. Về hợp đồng thu mua lúa, 100% cơ sở xay sát không ký hợp đồng với nông dân, chỉ thỏa thuận giá cả với phương châm “thuận mua vừa bán” và phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt.
Các cơ sở xay sát trên địa bàn tỉnh là những hộ kinh doanh với quy mô nhỏ nên việc đầu tư vào máy xay sát chưa được chú trọng. Chỉ có 46,1% máy xay sát trên địa bàn được đầu tư dây chuyền xay sát tự động, hơn 50% máy xay sát còn lại là những máy xay sát loại nhỏ và bán tự động.
46,1%
23,1%
30,8%
0 10 20 30 40 50
Máy tự động Bán tự động Loại nhỏ
Hình 4.7: Loại máy xay sát Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010
4.2.3.2. Hoạt động đầu vào xay sát
Để có gạo tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, các cơ sở xay sát phải thu mua trực tiếp từ nông dân hoặc mua lúa của thương lái rồi về xay sát, chế biến. Tuy nhiên, dù mua trực tiếp của nông dân hay thông qua thương lái thì giá cả không chênh lệch nhiều vì nông dân thường muốn bán lúa cho cơ sở xay sát để được giá cao hơn so với bán cho thương lái đi thu gom.
w Chi phí hoạt động
Để hoạt động kinh doanh và gia công diễn ra, các chủ cơ sở phải đầu tư một khoản phí, chi tiết được mô tả ở bảng 4.15:
Bảng 4.15: Chi phí hoạt động của cơ sở xay sát
STT Khoản mục Đồng/ngày Tỷ trọng
I Tổng chi phí cố định 730.107 2,98
1 Điện 454.500 1,86
2 Chi phí nhiên liệu 108.750 0,44
3 Điện thoại 6.244 0,03
4 Thuế 108.946 0,44
5 Khác (nước,..) 51.667 0,21
II Tổng chi phí biến đổi 23.756.154 97,02
1 Chi phí mua 23.556.154 96,2
2 Chi phí khác (lao động, vận chuyển,..) 200.000 0,82
Tổng chi phí 24.486.261 100
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010
Các chủ cơ sở phải đầu tư trung bình 24.486.261 đồng/ngày, trong đó chi phí mua lúa 23.756.154 đồng (chiếm 97,02% tổng chi phí), chi phí khác (lao động, vận chuyển,…) là 200.000 đồng (chiếm 0,82%) và chi phí cố định 730.107 đồng (chiếm 2,98%).
w Vấn đề khó khăn
Bảng 4.16: Những vấn đề trong việc sản xuất, kinh doanh của nhà máy
Vấn đề Tần số Phần trăm
Chất lượng của lúa 1 7,1
Độ ẩm cao 9 64,3
Cạnh tranh trong thu mua 3 21,4
Vốn để thu mua lúa 1 7,1
Tổng cộng: 14 100
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010
Thông tin về các vấn đề quan tâm trong việc xay sát được tổng hợp ở bảng 4.16. Theo quan điểm của các cơ sở, vấn đề lớn nhất hiện nay mà họ phải đối mặt là độ ẩm của lúa, chiếm tỉ lệ cao nhất 64,3%. Do điều kiện sân phơi, kho chứa, lò sấy lúa trên địa bàn còn hạn chế nên khi thu hoạch đa số nông dân muốn bán ngay. Nếu không bán được ngay thì phải chuyên chở về nhà phơi, khi gặp thời tiết không thuận lợi thì nông dân phải trữ hoặc bán lúa ướt với giá thấp cho
thương lái nên lúa thường không đủ điều kiện về độ ẩm. Độ ẩm của lúa càng cao khi xay sát thì tỉ lệ cho ra gạo càng thấp và chất lượng gạo không đảm bảo, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như lợi nhuận của cơ sở.
Bên cạnh vấn đề độ ẩm của lúa, các vấn đề khác mà cơ sở xay sát gặp phải là cạnh tranh giá thu mua (21,4%). Ngày càng có nhiều cơ sở xay sát đi thu gom lúa không những từ các cơ sở trên địa bàn tỉnh mà còn có các cơ sở xay sát ngoài tỉnh thu gom với quy mô lớn nên các cơ sở phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh gay gắt.
Vấn đề khó khăn về vốn thu mua chỉ có 1 cơ sở gặp khó khăn về đồng vốn trong tổng số 13 cơ sở.
4.2.3.3. Hoạt động bán
Người bán lẻ 61%
Khác
17% DN xuất khẩu
22%
Hình 4.8: Đối tượng bán của cơ sở xay sát Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010
Nhìn chung, các cơ sở xay sát thường bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng thông qua người bán lẻ (61% sản lượng bán ra), bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu (22% sản lượng bán ra) và bán cho các đối tượng khác (chiếm 17%).