Phân tích đối tượng bán lẻ gạo

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI SẢN PHẢM LÚA GẠO

4.2.4. Phân tích đối tượng bán lẻ gạo

Qua khảo sát 48 người bán lẻ gạo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tuổi trung bình các đáp viên là 44 tuổi (thấp nhất 20 tuổi, cao nhất 71 tuổi). Trình độ học vấn của các đáp viên không cao (trình độ học vấn trung bình lớp 6) tập trung nhiều ở cấp I (từ lớp 1 đến lớp 5) chiếm 55,3%, lượng đáp viên mù chữ chiếm 4%, 41,7% đáp viên còn lại có trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3. Người bán lẻ gạo

có số năm kinh nghiệm hành nghề trung bình là 11 năm, có người chỉ mới hành nghề chưa đầy 1 năm, có người đã hành nghề được 49 năm.

Hoạt động bán lẻ gạo không cần nhiều người, qua khảo sát các đáp viên cho biết chỉ cần 1-2 người bán là đủ, chủ yếu từ nguồn lao động gia đình. Một vài cửa hàng bán lẻ thỉnh thoảng họ cũng thuê người nhưng không để bán gạo mà thuê để quét dọn nhà kho và cửa hàng. Số ngày thuê trong tháng không nhiều, bình quân mỗi tuần thuê một người quét dọn trong một ngày.

Bảng 4.17: Thông tin chung về các đối tượng bán lẻ Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi 20 71 43,96 12,18

Trình độ học vấn 0 12 6,09 3,54

Năm kinh nghiệm 0 49 11,11 9,27

Số lao động tham gia 1 2 1,25 0,44

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Có 45 đáp viên tham gia trả lời về nguồn thu nhập, trong đó có 16 đáp viên (chiếm 35,6%) không những có nguồn thu nhập từ gạo mà còn có nguồn thu khác, nhưng vị trí của gạo vẫn chiếm một phần không nhỏ trong doanh thu và lợi nhuận nhuận/tháng (49% doanh thu và 44% lợi nhuận). 29 đáp viên còn lại (chiếm 64,4%) có nguồn thu nhập từ hoạt động bán lẻ gạo.

Người bán lẻ thu thập thông tin về giá cả gạo hàng ngày thông qua các nguồn sau: Tự ấn định giá bán lẻ dựa vào giá mua (65,4%); Trao đổi với đại lý và thương nhân (17,3%); Qua báo/đài/internet (7,7%); Trao đổi với người bán lẻ khác (3,8%);

Quan sát của cá nhân (5,8%).

5,8 3,8

7,7

17,3

65,4

0 10 20 30 40 50 60 70

Tự ấn định giá ban dựa vào giá mua

Thương lái Báo/Đài/Internet Người bán lẻ khác Quan sát cá nhân

Hình 4.9: Nguồn thông tin giá gạo bán ra của người bán lẻ Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

4.2.4.2. Hoạt động mua

Người bán lẻ thu mua gạo từ nhiều nguồn khác nhau như: DN xuất khẩu, thương lái, nông dân và cơ sở xay sát.

Cơ sở xay sát 7%

Thương lái 33%

Nông dân 11%

DN xuất khẩu 49%

Hình 4.10: Nguồn thu mua gạo đầu vào của người bán lẻ Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Qua hình 4.10 cho thấy, người bán lẻ thu mua gạo từ DN xuất khẩu nhiều nhất (49%) do lượng gạo từ DN xuất khẩu dồi dào và ổn định. Sau DN xuất khẩu, thương lái là nguồn cung cấp gạo đứng vị trí thứ 2, chiếm 33% sản lượng thu mua. Thương lái thường giao gạo với số lượng và địa điểm theo yêu cầu của người bán lẻ nên rất thuận lợi trong khâu giao dịch. Kế đến lượng gạo mua từ nông dân chiếm 11% và mua từ cơ sở xay sát là 7%.

4.2.4.3. Chi phí thu mua

Tùy theo quy mô kinh doanh mà có sự khác biệt về tổng chi phí phải đầu tư để thu mua gạo, trung bình là 26 triệu/tháng. Trong việc bán lẻ gạo, nguồn vốn để mua gạo chiếm nhiều nhất, chi phí biến đổi này thay đổi theo từng tháng.

Ngoài ra, còn có các chi phí biến đổi khác như: đóng bao, thuê lao động, vận chuyển, đi lại cá nhân,…

Ngoài các khoản chi phí trên còn có các khoản chi phí cố định như: chi phí xây dựng cửa hàng hoặc thuê mặt bằng, kho chứa, chi phí thuê nhân công quét dọn/bảo vệ cửa hàng, kho chứa, chi phí điện (điện sinh hoạt và điện thoại) và chi phí thuế,…

Qua khảo sát ta có các khoản chi phí mà người bán lẻ bỏ ra trong một ngày như sau:

Bảng 4.18: Chi phí cho một tháng giao dịch STT Các khoản mục Đồng/tháng Tỷ lệ

I Tổng chi phí cố định 507.930 1,95

1 Điện 82.800 0,32

2 Thuê cửa hàng 78.090 0,30

3 Thuê kho chứa 133.320 0,51

4 Điện thoại 81.960 0,31

5 Người quét dọn 9.990 0,04

6 Phí và thuế 91.770 0,35

7 Khác 30.000 0,16

II Tổng chi phí biến đổi 25.521.270 98,50

1 Chi phí thu mua 24.539.460 94,28

2 Chi phí khác 981.810 3,77

Tổng chi phí: 26.029.200 100

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010 4.2.4.4. Hoạt động bán

Người bán lẻ gạo ở đây đóng vai trò là người bán gạo cho người tiêu dùng cuối cùng. Tuỳ nhu cầu của khách hàng mà người bán lẻ chọn hình thức bán gạo như sau:

gạo không đóng bao (91,7%), gạo có đóng bao (2,8%) hoặc cả hai hình thức đóng bao và không đóng bao (5,6%). Loại gạo chủ yếu được giao là gạo tinh chế, không có người bán lẻ nào bán loại gạo sơ chế.

Bảng 4.19: Hình thức kinh doanh gạo của người bán lẻ

STT Hình thức Tần số Tỷ lệ

1 Không đóng bao 31 91,7

2 Có đóng bao 1 2,8

3 Cả hai 2 5,6

Tổng cộng: 34 100

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

Lợi nhuận thu được của người bán lẻ khác nhau tuỳ quy mô của cửa hàng và lượng gạo bán ra hàng ngày, trong đó lợi nhuận trung bình 3.062.431

đồng/tháng (lợi nhuận ít nhất là 9.7959 đồng/tháng, nhiều nhất 7.618.050 đồng/tháng).

Bảng 4.20: Giá cả, sản lượng, lợi nhuận/tháng Chỉ tiêu Giá bán lẻ

(đồng/kg)

Khối lượng (kg)

Giá mua (đồng/kg)

Lợi nhuận (đồng)

Trung bình 8.508 5.980 7.092 3.062.431

Độ lệch chuẩn 1.362 15.286 988,47 2.455.992

Nhỏ nhất 7000 210 6000 97.959

Lớn nhất 11.950 98.571 10071 7.618.050

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)