CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp
Theo định hướng phát triển của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015, cơ cấu kinh tế sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, tuy nhiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn giữ vị trí, vai trò quan trọng: lấy nông nghiệp làm nền tảng, lấy nông thôn làm địa bàn để phát triển của kinh tế - xã hội ở tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, trong đó xác định mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là: xây dựng nền nông nghiệp với thế mạnh là cây lúa và thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và là nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5-6%/năm.
Tại hội nghị tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn năm 2010, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, giai đoạn 2011-2015 tỉnh sẽ tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn và năm 2011 là năm có ý nghĩa mở đầu cho giai đoạn mới nên tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh kế hoạch nhằm phát triển cây trồng chủ lực (cây lúa) năm 2011 như sau:
v Nhiệm vụ
- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích sản xuất lúa Hè Thu, tăng diện tích lúa Thu Đông,
- Xây dựng các vùng sản xuất lúa chuyên canh phù hợp với điều kiện từng địa phương, gắn với thị trường tiêu thụ như: vùng sản xuất lúa thơm đặc sản, cánh đồng hiện đại.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, tiếp tục phát triển về quy mô và số lượng các mô hình sản lúa có hiệu quả cao, chú trọng phát triển mô hình sản xuất lúa theo hướng GAP (lúa sạch).
v Các chỉ tiêu kế hoạch
- Tổng diện tích gieo trồng là 465.000 ha, sản lượng 2.817.500 tấn, trong đó:
+ Vụ Đông Xuân: Diện tích 205.000 ha, năng suất 71 tạ/ha.
+ Vụ Hè Thu: Diện tích 190.000 ha, năng suất 54 tạ/ha.
+ Vụ Thu Đông: Diện tích 70.000 ha, năng suất 48 tạ/ha.
- Tỉ lệ diện tích sản xuất lúa áp dụng sạ hàng, sạ thưa đạt 60%, áp dụng biện pháp giảm giá thành đại trà đạt 60%.
- Tỉ lệ diện tích lúa sử dụng giống lúa xác nhận đạt 45%.
- Thực hiện thu hoạch lúa bằng máy chiếm 55% diện tích và 30% sản lượng lúa Hè Thu qua sấy.
Bảng 5.1: Kế hoạch phát triển diện tích trồng lúa tỉnh Đồng Tháp năm 2011
Danh mục ĐVT KH
2010
Ước TH cả năm
2010
KH 2011
KH 2011/
ước t/hiện năm 2010
(%) Tổng diện tích
gieo trồng ha 490.027 493.973 497.035 100,62%
Lúa cả năm:
- Diện tích ha 460.047 465.322 465.000 99,93%
- Năng suất tạ/ha 60,67 60,26 60,59 100,55%
- Sản lượng tấn 2.790.939 2.804.011 2.817.500 100,48%
Lúa Đông Xuân
Diện tích ha 205.000 207.672 205.000 98,71%
Năng suất tạ/ha 71,2 70,9 71,0 100,13%
Sản lượng tấn 1.458.720 1.472.602 1.455.500 98,84%
Lúa Hè Thu
Diện tích ha 195.000 197.078 190.000 96,41%
Năng suất tạ/ha 54,0 52,3 54,0 103,23%
Sản lượng tấn 1.053.000 1.030.972 1.026.000 99,52%
Lúa Thu Đông
Diện tích ha 60.047 60.572 70.000 115,56%
Năng suất tạ/ha 46,5 49,6 48,0 96,77%
Sản lượng tấn 279.219 300.437 336.000 111,84%
Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát tiển nông thông tỉnh Đồng Tháp
Ngoài ra, nhằm tạo chuyển biến về mặt tư duy, tập quán sản xuất trong đại bộ phận nông dân theo hướng mới, Sở NN & PTNT Đồng Tháp đã xây dựng đề án “Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng “hiện đại” giai đoạn 2008-2011” trên địa bàn tỉnh. “Hiện đại” ở đây là sản xuất đồng loạt, tập trung quy mô lớn, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi cho hoàn chỉnh theo hướng kết hợp giao thông nội đồng làm tiền đề cho việc áp dụng đồng bộ cơ giới vào sản xuất từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển… Mục đích tạo ra khối lượng sản phẩm đồng nhất với sản lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ
hội nhập. Năm 2009, ngành nông nghiệp đã xây dựng hai mô hình sản xuất lúa theo hướng hiện đại tại hai hợp tác xã (HTX) nông nghiệp: HTX Thắng Lợi, xã Mỹ Đông huyện Tháp Mười và HTX Tân Cường, xã Phú Cường huyện Tam Nông. Mô hình đã đạt được những thành công nhất định cả về quy mô, hiệu quả cũng như sự đồng thuận của nông dân. Dự tính trong những năm tiếp theo tỉnh sẽ đầu tư mở rộng quy mô diện tích lên 430 ha/vụ tại HTX Tân Cường và 200 ha/vụ tại HTX Thắng Lợi; có 100% diện tích sử dụng giống cấp xác nhận, tập trung vào giống chất lượng cao gồm Jasmine 85, OM 4900, OM 6162. Tiếp tục nâng cấp hệ thống bờ bao, cải tạo hệ thống thuỷ lợi nội đồng theo hướng kết hợp với giao thông nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng nhà kho; nâng cấp, đầu tư mới các lò sấy lúa; trang bị các máy sạ hàng, máy phun thuốc tự hành; đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sữa chữa hệ thống trạm bơm điện đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho 100% diên tích; nâng cao tỉ lệ cơ giới hoá trong khâu thu hoạch và nâng cao tỉ lệ lúa sau thu hoạch được làm khô bằng phương pháp sấy. Nghiên cứu, đưa vào sản xuất các quy trình tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và thân thiện với môi trường. Quy hoạch vùng sản xuất giống tại chỗ để chủ động được giống tốt phục vụ sản xuất. Kêu gọi các công ty thu mua lương thực trên địa bàn và khu vực ký hợp đồng thu mua lúa nguyên liệu cho HTX.