MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 89 - 94)

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH ĐỒNG THÁP

Trên cơ sở những căn cứ đề xuất giải pháp kết hợp với những thông tin thu thập trên báo đài, tác giả có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp cụ thể như sau:

5.2.1. Đối với các tác nhân tham gia chuỗi 5.2.1.1. Đối với nông dân

Nông dân nên tham gia vào những mô hình liên kết sản xuất như: Hội nông dân, các HTX sản xuất kiểu mới để được hỗ trợ về giống, vốn cũng như kỹ thuật sản xuất để tạo ra sản lượng lớn, đảm bảo các tiêu chuẩn, chất lượng, để được ký kết hợp đồng tạo sự ổn định cho đầu ra của sản phẩm.

Tự nâng cao trình độ sản xuất của mình qua việc theo dõi báo, đài, các chương trình khuyến nông được phát trên truyền hình, kết hợp với việc tham gia vào các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với cán bộ nông nghiệp địa phương.

Hộp 5-4. Một số giải pháp

Trong hội thảo “Phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ” do Phân viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tổ chức tại An Giang ngày 17/9/2010.

GS.TS. Võ Tòng Xuân cho rằng hiện nay nhà nông phải biết liên kết theo “cụm” để tạo ra sản lượng lớn, đảm bảo cho tiêu chuẩn, chất lượng…

cung cấp cho thị trường.

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, những biện pháp quản lý sau thu hoạch, tiếp cận thị trường.

Lúa gạo Việt Nam cần phải xây dựng thương hiệu trước khi xuất khẩu, chuyển đổi hình thức bán hàng chợ sang hàng hiệu, nhằm tăng giá trị sản phẩm.

Nguồn: Chí Nhân (2010), “Nông nghiệp cần có chính sách thời WTO”, có thể xem tại http:// www.thanhnien.com.vn

5.2.1.2. Đối với thương lái

Tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh như phương tiện thu mua, kho chứa, sân phơi, lò sấy. Ngoài ra, các thương lái nên đầu tư thêm các nhà máy xay sát để giảm bớt chi phí tăng thêm khi qua thêm tác nhân trung gian là cơ sở xay sát.

5.2.1.3. Đối với cơ sở xay sát

Phát huy lợi thế của cơ sở là có máy xay sát nên đẩy mạnh công tác thu mua lúa của nông dân về tự xay sát, bóc vỏ, sẽ giảm thiểu được chi phí hơn so với việc thuê thêm tác nhân khác xay sát, bóc vỏ rồi mang sản phẩm đi bán.

Đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu mua, đầu tư nâng cấp hệ thống xay sát, tự động hóa trong xay sát nhằm giảm chi phí, chất lượng hạt gạo làm ra được đảm bảo và giảm thiểu tối đa chất thải ảnh hưởng đến môi trường.

5.2.1.4. Đối với người bán lẻ

Thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả trên các phương tiện thông tin, truyền thông, nên đa dạng hóa các nguồn cung cấp đầu vào tránh tình trạng bị thao túng, lệ thuộc vào một nguồn cung cấp.

Nên đầu tư vào bao bì, từ bao bì ta có thể từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho cửa hàng. Ngoài ra, do gạo bán lẻ ở các cửa hàng rất đa dạng nên chú ý đến cách bố trí, trình bày sản phẩm.

5.2.2. Giải pháp chung cho ngành hàng

Đối với khó khăn thứ nhất: Để nâng cao trình độ nhận thức, sản xuất cho bà con nông dân thì các cấp chính quyền địa phương, sở NN & PTNN tỉnh Đồng Tháp cùng với phòng NN & PTNN hai huyện Cao Lãnh và Lấp Vò thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân, các cán bộ khuyến nông tiếp cận thường xuyên với dân hơn, tổ chức nhiều hơn các cuộc hội thảo đầu bờ, tổ chức trình diễn các mô hình lúa canh tác có hiệu quả. Ngoài ra, các cán bộ khuyến nông tại địa phương phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát dịch bệnh thông qua việc phổ biến, theo dõi lịch thời vụ cũng như có những thông tin kịp thời về tình hình sâu bệnh đến nông dân. Bên cạnh đó, các cán bộ khuyến nông phải thường xuyên tự nâng cao năng lực chuyên môn của mình.

Đối với khó khăn thứ hai: Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động nông dân liên kết sản xuất, xây dựng nhóm sản xuất cùng mục

tiêu, phát huy và mở rộng những mô hình như HTX Tân Cường, HTX Thắng Lợi trên địa bàn tỉnh để thuận lợi cho việc đầu tư giống, công nghệ sản xuất, kỹ thuật sản xuất để tạo ra các sản lượng đủ lớn, đáp ứng nhu cầu chất lượng sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường, đảm bảo đầu ra cho nông dân. Bên cạnh đó, sở NN & PTNN tỉnh Đồng Tháp cùng với phòng NN & PTNN hai huyện Cao Lãnh và Lấp Vò cần liên kết chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị nghiên cứu khoa học như Viện nghiên cứu ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ để ứng dụng nhanh các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo giống, nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao, ổn định, có phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và thích nghi điều kiện sinh thái ở tỉnh và sự biến đổi của khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, VFA và cần phối hợp với Tổng Công ty Lương thực miền Nam cùng các Bộ, ngành Trung Ương và các tỉnh ĐBSCL tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình xúc tiến thương mại tương tự như Festival lúa gạo Việt Nam năm 2009 được tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Hậu Giang với quy mô toàn quốc.

Festival là dịp để tôn vinh và nâng cao vị thế của lúa gạo Việt Nam, tạo thương hiệu và quảng bá sản phẩm gạo chất lượng trên thị trường thế giới, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.

Đối với khó khăn thứ ba: Đầu tư nâng cấp, tái đầu tư các lò sấy, kho chứa lúa đáp ứng nhu cầu sấy lúa của nông dân khi gặp thời tiết xấu. Đồng thời, có những quy định về mức giá sấy lúa (giá sàn và giá trần) cho lò sấy trên địa bàn.

Đối với khó khăn thứ tư: Tiếp tục có chính sách đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ ngay từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, trong đó tổ chức liên kết nông dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo và xây dựng thương hiệu cần đặc biệt chú trọng. Tiếp tục quản lý, giám sát việc thi hành các chính sách cũng như những chương trình hỗ trợ, đảm bảo chính sách được triển khai đúng mục đích.

Đối với khó khăn thứ năm: Các chủ đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, các HTX cần có kế hoạch dữ trữ nguồn hàng, cung ứng đủ nguồn vật tư nông nghiệp có chất lượng, giá cả hợp lý cho bà con nông dân, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất. Ở tầm vĩ mô, các ngành chức năng và chính quyền các cấp cần tập trung phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để xảy ra tình trạng nâng giá bán bất hợp lý hoặc một số đối tượng xấu lợi dụng cơ hội đưa ra thị

trường các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân trong tỉnh.

Đối với khó khăn thứ sáu: Các doanh nghiệp nên đầu tư hơn nữa để có vùng nguyên liệu ổn định, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Đối với nông dân nên tham gia các tổ hợp tác để dễ dàng tiếp cận được các chính sách hỗ trợ từ phía doanh nghiệp cũng như nhà nước. Giữa nông dân và doanh nghiệp nên có những hợp đồng buôn bán với nhau, trong hợp đồng phải quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia và chính quyền địa phương phải có chế tài cụ thể để tránh tình trạng khi giá cả trên thị trường biến động thì hợp đồng không được thực hiện. Bên cạnh đó, DN xuất khẩu và nhà khoa học nên phối hợp cung cấp thông tin và tài trợ các dự án nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ.

Tóm lại, để ngành hàng lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp phát triển bền vững cần có sự liên kết “4 nhà” trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo đưa ra những chính sách, giải pháp và chế tài nhằm bảo đảm trách nhiệm và lợi ích của các tác nhân tham gia trong chuỗi. Ba nhà còn lại (nông dân, khoa học, doanh nghiệp) hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau từ khâu đầu vào sản xuất đến hạt gạo đầu ra để có sản phẩm tốt nhất.

Sơ đồ 5.1: Liên kết 4 nhà nhằm nâng cao GTGT chuỗi sản phẩm lúa gạo NHÀ

NƯỚC

NHÀ DOANH NGHIỆP

NHÀ KHOA HỌC NÔNG HỘ

ỉ Thiếu vốn, thụng tin, giống khoa học kỹ thuật,…

Hợp tác xã, Hội nông dân

ỉ Quản lý và phõn xử.

ỉ Quy hoạch vựng nguyờn liệu.

ỉ Chớnh sỏch khuyến khớch thực hiện tốt hợp đồng.

ỉ Thụng tin thị trường ỉ Chớnh sỏch hỗ trợ

ỉ Cung cấp tài trợ ỉ Dự ỏn nghiờn cứu

Chuyển đổi công nghệ (Giống mới, quy trình sản xuất, tổ chức quản lý, thông tin) ỉ Cung cấp vốn vay và đầu vào

ỉ Hỗ trợ chuyờn mụn và quản lý ỉ Ký kết hợp đồng

ỉ Thụng tin ỉ Tài trợ

Bên cạnh đó, VFA và chính phủ nên phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại như tổ chức những buổi hội chợ nông nghiệp, những lễ hội lớn mang tầm cở quốc gia nhằm tạo cơ hôi giúp nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Đây cũng là nơi để nông dân và các nhà doanh nghiệp gặp gỡ nhau, tạo cầu nối để ký kết các hợp đồng. Bên cạnh đó, các buổi xúc tiến thương mại như thế còn là dịp quảng bá sản phẩm gạo chất lượng và tạo thương hiệu cho gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)