HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục
1.Ổn định lớp: (1phút) 2.Kiểm tra bài cũ: 3 phút
?Phát biểu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau, ghi bằng kí hiệu.
GV: Gọi HS lên bảng trả lời HS: Trả lời câu hỏi
3. Giảng bài mới
Hoạt động 1: Tính số đo cạnh, góc của tam giác
- Mục tiêu: Luyện tập giải bài tập vận dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để tìm số đo cạnh, góc của tam giác.
- Thời gian: ( 22 phút)
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát trực quan, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, chia nhóm.
Hoạt động của GV & HS Nội dung ghi bảng HS đọc đề bài tập 12
? Bài cho biết điều gì?
? Biết hai tam giác bằng nhau suy ra điều gì.
? Viết các cạnh tương ứng, so sánh các cạnh tương ứng đó.
? Viết các góc tương ứng.
1 HS lên bảng trình bày, dưới lớp làm bài vào vở.
GV tổ chức cho HS nhận xét bài làm trên bảng và GV chốt lại đáp án.
Hs đọc đề bài, ghi GT-KL bài 13/SGK
- Cả lớp thảo luận nhóm ( theo bàn )
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Nhóm khác nhận xét – đánh giá bài nhóm bạn
Bài tập 12 (T 112 – SGK) Bài giải:
Ta có ABC = HID
, ,
, ,
AB HI AC HK BC IK A H B I C K
(theo định nghĩa 2 tam giác bằng nhau) Mà AB = 2cm; BC = 4cm; B400
HI = 2cm, IK = 4cm, I 400 Bài tập 13 (tr112-SGK)
GT
ABC DEF
có AB = 4cm;
BC = 6cm; DF = 5cm.
KL Tính chu vi của ABC và DEF
Vì ABC = DEF (gt)
AB DE AC DF BC EF
ABC có:
AB = 4cm, BC = 6cm, AC = 5cm
DEF có : DE = 4cm, EF =6cm, DF = 5cm
? Có nhận xét gì về chu vi của hai tam giác bằng nhau
Học sinh : Nếu 2 tam giác bằng nhau thì chu vi của chúng bằng nhau.
Chu vi của ABC là
AB + BC + AC = 4 + 6 + 5 = 15cm Chu vi của DEF là
DE + EF + DF = 4 + 6 + 5 =15cm
Hoạt động 2: Xác định các đỉnh, cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau - Mục tiêu : Luyện tập giải các bài tập rèn kỹ năng viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau, từ hai tam giác bằng nhau xác định được các đỉnh, cạnh tương ứng.
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát trực quan, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm nhỏ.
- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm.
Hoạt động của GV & HS Nội dung ghi bảng
? Đọc đề bài toán 14 – SGK.
? Bài toán yêu cầu làm gì?
Học sinh: Viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau
? Để viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau ta phải xét các điều kiện nào.
-Xét các cạnh tương ứng, các góc tương ứng.
? Tìm các đỉnh tương ứng của hai tam giác.
GV dành thời gian cho HS suy nghĩ và có thể bàn bạc theo bàn để trả lời câu hỏi trên.
Sau đó đại diện 1 HS giải thích để tìm ra đỉnh tương ứng của hai tam giác trên.
- GV cho HS nhận xét - Chốt lại
Bài tập 14 (T 112 – SGK) Các đỉnh tương ứng của hai tam giác là:
+ Đỉnh A tương ứng với đỉnh K
+ Đỉnh B tương ứng với đỉnh I
+ Đỉnh C tương ứng với đỉnh H
Vậy ABC = KIH
4 .Củng cố: 5 phút
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
? Nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau?
? Khi viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau ta phải lưu ý điều gì?
HS trả lời
- Hai tam giác bằng nhau là 2 tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau và ngược lại.
- Khi viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau ta cần phải chú ý các đỉnh của 2 tam giác phải tương ứng với nhau.
? Để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau không ta phải kiểm tra mấy y/t?
- Để kiểm tra xem 2 tam giác bằng nhau ta phải kiểm tra 6 yếu tố: 3 yếu tố về cạnh (bằng nhau), và 3 yếu tố về góc (bằng nhau) 5. Hướng dẫn về nhà: ( 4 phút)
- Ôn kĩ về định nghĩa 2 tam giác bằng nhau
- Làm các bài tập 22, 23, 24, 25, 26 (tr100, 101-SBT)
- Xem trước bài §3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (c.c.c) Trả lời các câu hỏi:
Nhắc lại cách vẽ tam giác biết ba cạnh ?
Qua vẽ và đo các góc của hai tam giác, em có nhận xét gì về hai tam giác đó?
Hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó có bằng nhau hay không ?
V. Rút kinh nghiệm
………
……….
Tiết 22