THỰC HÀNH : VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG

Một phần của tài liệu Địa lí 9 tuần 7 (Trang 131 - 134)

THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI I/ MỤC TIÊU

1.Về kiến thức

- Củng cố các kiến thức đã học về vùng đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất.

- Biết suy nghĩ về các giải pháp bền vững.

2.Về kỹ năng

- Vẽ biểu đồ trên cơ sở phân tích bảng số liệu.

- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số , sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.

- Giáo dục kỹ năng sống: tự tin, ra quyết định, tự nhận thức 3.Về thái độ

- Nhận biêt được sự cần thiết phải giảm gia tăng dân số ở ĐBH 4. Về năng lực

- Năng lực chung: giao tiếp, giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê, biểu đồ, tư duy tổng hợp lãnh thổ II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH

1. Giáo viên: biểu đồ chuẩn.

2. Học sinh: thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu, vở bài tập III/ PHƯƠNG PHÁP

- Trực quan, giải quyết vấn đề

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp:(1’)

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

Lớp Ngày giảng Vắng Ghi chú

9A 9B

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút

Câu 1: Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở ĐBSH?

Câu 2: Sản xuất lương thực ở ĐBSH có vai trò quan trọng như thế nào?

3. Giảng bài mới: Bài thực hành:

Hoạt động của GV - HS Nội dung

* HĐ1: Vẽ biểu đồ đường

- Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.

I) Bài tập 1: Vẽ biểu đồ đường (3 đường)

- Tốc độ tăng dân số - Sản lượng lương thực

- Bình quân lương thực/người.

- Phương pháp: trực quan - Thời gian: 15 ’

- Cách thức tiến hành

* HS hoạt động cá nhân.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1

? Nêu lại quy trình vẽ biểu đồ đường (bài thực hành số 10).

- GV: hướng dẫn lại các bước vẽ biểu đồ đường.

1) Quy trình vẽ biểu đồ đường: (3 bước) - B1: Xác định hệ trục toạ độ

+ Trục tung : trị số % có vạch lớn hơn trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu. Có mũi tên theo chiều tăng giá trị. Ghi đơn vị tính%. Gốc toạ độ có thể lấy trị số = 0, hoặc lấy 1 trị số phù hợp nhỏ hơn trị số nhỏ nhất trong chuỗi số liệu đã cho.

+ Trục hoành: Năm. Có mũi tên theo chiều tăng giá trị năm.Ghi rõ năm. Gốc toạ độ trùng năm gốc

- B2: Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ đường theo từng thành phần qua các năm. Mỗi đồ thị được vẽ bằng 1 màu hoặc 1 kí hiệu riêng

- B3: Hoàn thiện biểu đồ: Chú giải có thể ghi ở cuối mỗi đồ thị hoặc lập bảng chú giải riêng.Ghi tiêu đề biểu đồ.

2) Tiến hành vẽ: (HS vẽ biểu đồ)

- Gv gọi 1 học sinh khá giỏi lên vẽ, cả lớp vẽ vào vở Bt

- Gv nhận xét phần vẽ của học sinh, sửa chữa phần còn thiếu.

- GV có thể chấm bài của một số học sinh - Lưu ý: Gốc toạ độ ở bài tập này có thể lấy là 100% và năm gốc là năm 1995.

* HĐ2: Nhận xét và giải thích biểu đồ

- Mục tiêu: Dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học nhận xét mối quan hệ giữa dân số, sản lượng LT và bình quân lương thực trên đầu người. Giải thích sự thay đổi theo câu hỏi của SGK

- Phương pháp: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

- Thời gian: 10’

- Cách thức tiến hành:

II) Bài tập 2: Dựa vào kiến thức đã học và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét cần thiết

1) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sx lương thực ở ĐB sông Hồng

a) Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ thâm canh lúa nước.

- Được đầu tư về thuỷ lợi, cơ giới hoá khâu làm đất, giống cây trồng vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật và công nghiệp chế biến.

b) Khó khăn

* HS hoạt động theo nhóm thảo luận.( KNS:

hợp tác, tự tin)

+ Nhóm 1+ 2 : Câu a

+ Nhóm 3 + 4: Câu b

+ Nhóm 5 + 6: Câu c

- HS các nhóm báo cáo kết quả -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GVnhận xét đánh giá, chuẩn kiến thức.

- Bình quân đất nông nghiệp (đất trồng lúa) thấp, ngày càng giảm.

- Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

2) Vai trò của vụ đông trong việc sx lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.

- Vụ đông từ tháng 10 -> tháng 4:

Cây ngô đông có năng xuất cao, ổn định, diện tích đang được mở rộng tạo nguồn lương thực và thức ăn cho gia súc

- Ngoài ra vụ đông còn phát triển mạnh các loại rau ôn đới, hoa quả ôn đới, cận nhiệt: Khoai tây, cà chua, su hào, bắp cải, ...đã đem lại lợi ích kinh tế cao.

3) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới bảo đảm lương thực của vùng:

- Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh do thực hiện tôt chính sách dân số KHHGĐ, cùng với sự phát triển nông nghiệp => Bình quân lương thực /người tăng đạt 400kg/người, đảm bảo đủ nhu cầu lương thực cho vùng và còn 1 phần để xuất khẩu.

4. Củng cố (2’) : GV nhận xét đánh giá tiết thực hành về: ý thức, thái độ học tập của HS. Có thể thu 1 số bài tập của HS chấm điểm.

5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)

- Hoàn thiện bài 22 sách bài tập bản đồ thực hành.

- Nghiên cứu bài 23 sgk/81.

Tìm hiểu về vị trí, điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ

Điều chỉnh, bổ sung:...

...

Một phần của tài liệu Địa lí 9 tuần 7 (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w