1. Về kiến thức
- Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây nguyên với biển Đông.
- Là vùng có 2 quần đảo lớn: Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của đất nước - Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng duyên hải miền Trung.
2. Về kỹ năng
- Kết hợp kênh chữ + kênh hình để giải thích 1 số vấn đề của vùng - Giáo dục kỹ năng sống: tự nhận thức, ra quyết định, hợp tác
3. Về thái độ
- Lòng yêu thiên nhiên, đất nước
* Tích hợp BĐKH: - Là vùng thường bị hạn hán kéo dài, thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.
- Hiện tượng hoang mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt.
* Tích hợp giáo dục đạo đức: Lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước bằng các việc làm cụ thể, siêng năng chăm chỉ học tập. Sẵn sàng tham gia bảo vệ giữ vững chủ quyền biển đảo của tổ quốc
4. Về năng lực
- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, số liệu thống kê, tư duy tổng hợp lãnh thổ
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tranh ảnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, Atlat địa lí VN III/ PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm, đàm thoại, trực quan bản đồ IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DAY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp
Lớp Ngày giảng Vắng Ghi chú
9A 9B
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu 1: Nêu những thành tựu và khó khăn về phát triển nông - công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ?
Câu 2: Tại sao du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
3. Giảng bài mới:
* ĐVĐ: Vùng duyên hải Nam TBộ có vai trò quan trọng trong sự liên kết BTB - Đông Nan Bộ - Tây Nguyên, đồng thời kết hợp kinh tế với quốc phòng giữa đất liền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông. Sự phong phú của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho vùng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài 25
Hoạt động của GV - HS
* HĐ1:Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Mục tiêu: Nắm được vị trí tiếp giáp, quy mô lãnh thổ của vùng dựa vào lược đồ.
Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của vùng DHNTB - Phương pháp: trực quan bản đồ, đàm thoại
- Thời gian: 5-7’
- Cách thức tiến hành:
- HS hoạt động cá nhân.
1) Dựa thông tin sgk cho biết khái quát quy mô lãnh thổ của vùng. Xác định vị trí giới hạn lãnh thổ của vùng.
2) Xác định vị trí lãnh thổ của vùng trên bản đồ?Vị trí Hai quần đảo lớn?
3) Vị trí đó có ý nghĩa gì đối với vùng và với cả nước?
- Lãnh thổ kéo dài dọc ven biển có nhiều Hải cảng là cửa ngõ của Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. Là nơi có nhiều phong cảnh đẹp phát triển du lịch
- Các đảo và quần đảo lớn có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế và cả đối với quốc phòng.
Điều chỉnh, bổ sung:...
...
*HĐ2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Mục tiêu: Dựa vào lược đồ trình bày những thuận lợi và khó khăn của địa hình, đất, khí hậu, sông ngòi, biển, khoáng sản, du lịch và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm - Thời gian: 20’
- Cách thức tiến hành:
* GV chia lớp thành 4 nhóm lớn. Mỗi nhóm chuẩn bị từng câu hỏi:
- Nhóm 1: Hãy nhận xét về đặc điểm địa hình, đất của vùng? Thích hợp trồng cây gì ? - Nhóm 2: Nhận xét về sông ngòi- khoáng sản
- Nhóm 3: Tài nguyên biển trong vùng?
- Nhóm 4: Tài nguyên du lịch
- Các đồng bằng không rõ nét như ở Bắc TBộ là do bị chia cắt, có những dải cát rộng kéo dài.
- HS đại diện nhóm báo cáo, chỉ bản đồ - Các nhóm khác nhận xét -> bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
* HS hoạt động cá nhân/cặp.
? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực nam Trung Bộ?
- Bảo vệ và phát triển rừng nhằm hạn chế thiên tai ( chống xói mòn đất, giữ nước, hạn chế lũ lụt trong mùa mưa , bão, hạn hán trong mùa hè…) tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường
Điều chỉnh, bổ sung:...
...
* HĐ3: Đặc điểm dân cư - xã hội
- Mục tiêu: Trình bày nét khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây. So sánh được các tiêu chí dân cư- xã hội với cả nước để thấy được đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
- Phương pháp: trực quan, đàm thoại - Thời gian: 10’
- Cách thức tiến hành:
Dựa thông tin sgk + B 25.1
1) Hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây?
2) Dựa và bảng 25.2 hãy nhận xét tình hình dân cư - xã hội ở duyên hải Nam TBộ so với cả nước?
3) Xác định trên bản đồ vị trí các di tích văn hoá - lịch sử được công nhận là di sản văn hoá thế giới?
- HS đọc kết luận sgk/94
III) Đặc điểm dân cư - xã hội
- Trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía tây
- Đời sống các dân tộc ở miền núi phía tây còn thấp và có nhiều khó khăn.
- Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử: Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An (di sản văn hoá thế giới
Điều chỉnh, bổ sung:...
...
4. Củng cố (2’) Khoanh tròn vào ý đúng nhất
1) Hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc tỉnh , thành phố nào sau đây:
a) Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hoà.
b) Phố Hội An và tỉnh Bình Thuận.
c) Thành phố Đà Nẵng và thành phố Nha Trang.
d) Tất cả đều sai.
2) Ngành đánh bắt hải sản ở vùng duyên hải Nam TBBọ phát triển do:
a) Là vùng biển cạn dễ đánh bắt gần bờ.
b) Dân địa phương có truyền thống đánh bắt và chế biến hải sản.
c) Vùng này có nhiều bãi cá, tôm gần bờ dễ đánh bắt.
d) Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
5. Hướng dẫn học ở nhà (3’) - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/94.
- Làm bài tập trong VBT - Nghiên cứu bài 26 sgk/95:
+ Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của DHNTB + Xác định các trung tâm kinh tế và vùng KTTĐMT