NGUYÊN I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phân tích, so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng về đặc điểm, những thuận lợi - khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững. Củng cố kiến thức về tự nhiên, hiểu sâu sắc tiềm năng phát triển kinh tế của 2 vùng.
2. Về kỹ năng
- Kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê - Viết và trình bày 1 báo cáo ngắn gọn ( trình bày văn bản).
- GD KNS: hợp tác, giải quyết vấn đề
3. Về thái độ: Nghiêm túc và yêu thích môn học 4. Về năng lực
- Năng lực chung: tự học, tư duy sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê, tư duy tổng hợp lãnh thổ II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
1. Giáo viên
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN + Bản đồ kinh tế chung VN 2. Học sinh: thước kẻ, bút chì, máy tính, vở BT, atlát.
III/ PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, thuyết trình tích cực IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DAY- GIÁO DỤC
1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp
Lớp Ngày giảng Vắng Ghi chú
9A 9B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài thực hành
Hoạt động của GV - HS Nội dung
* HĐ1: Bài tập 1- Phân tích bảng số liệu thống kê
- Mục tiêu: Dựa vào bảng số liệu nêu và giải thích sự khác nhau về tình hình phát triển và phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng. Từ đó thấy được sự chuyên môn hóa cây công nghiệp khác nhau ở hai vùng.
- Phương pháp: trực quan, đàm thoại, nhóm - Thời gian: 15’-20’
- Cách thức tiến hành:
I) Bài tập 1: Phân tích bảng số liệu thống kê
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Dựa vào bảng 30.1 + Kiến thức đã học hãy:
+ Nhóm chẵn:
1) Nêu tổng diện tích và tên 1 số cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng?
2) Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên? Tại sao?
+ Nhóm lẻ:
1) Kể tên các cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng?
2) Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở trung du và miền núi Bắc Bộ? Tại sao?
- GV gợi ý: HS phải dựa vào đặc điểm sinh thái của các cây công nghiệp phù hợp với từng loại đất, nước, khí hậu từng vùng để giải thích.
- HS các nhóm báo cáo -> nhận xét -> bổ sung.
- GV đánh giá, chuẩn kiến thức -> bổ sung ->
mở rộng.
+ Cả 2 vùng đều trồng được 1 số loại cây công nghiệp lâu năm, nhưng tỉ trọng diện tích trồng cây công nghiệp của Tây Nguyên vẫn lớn hơn vùng núi và trung du Bắc Bộ nhiều lần (9,1 lần)
* HS hoạt động cặp/nhóm thảo luận cùng 1 nội dung.
1) Dựa vào số liệu cụ thể hãy so sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà fê ở 2 vùng?
2) Giải thích tại sao lại có sự chênh lệch như vậy?
- GV gợi ý : Giải thích dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây cà fê và cây chè.
? Kể tên các thương hiệu cà fê nổi tiếng ở Tây Nguyên? (Cà fê Trung Nguyên: nhưng đã bị 1 công ty nước ngoài nhanh chân hơn giành mất thương hiệu trên thị trường thế giới => Chúng ta đang đấu tranh giành lại thương hiệu này.)
? Kể tên các thương hiệu chè nổi tiếng ở vùng núi và trung du Bắc Bộ? (Chè Mộc Châu - Sơn La, chè Tân Cương - Thái Nguyên, chè
1) Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng:
- Cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng: Chè, Cà fê.
=> Vì cả 2 vùng đều có diện tích đất feralit đồi núi và cao nguyên rộng lớn rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây công nghiệp.
- Cây công nghiệp chỉ trồng được ở Tây Nguyên : Cao su, Điều, Hồ tiêu.
=> Vì về sinh thái 3 loại cây này thích hợp với nền nhiệt độ cao từ 25 -> 300C, cần nhiều ánh sáng, phát triển tốt trên đất đỏ badan.
Tây Nguyên là nơi có đủ các điều kiện trên.
- Cây công nghiệp chỉ trồng được ở trung du miền núi Bắc Bộ: Hồi, Quế, Sơn.
=> Vì 3 loại cây trên thích hợp với khí hậu cận nhiệt và ôn đới trên núi cao, nhiệt độ thích hợp thường < 200C. Vùng núi và trung du Bắc Bộ là nơi có các điều kiện trên.
2) So sánh:
* Cây cà fê:
- Tây Nguyên : Chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng:
+ Diện tích: chiếm 85,1% so với cả nước
+ Sản lượng: chiếm 90,6% so với cả nước
- Miền núi và trung du Bắc Bộ:
mới chỉ trồng thử nghiệm trên quy mô nhỏ.
=> Vì cây cà fê: Không chịu được sương muối, cần có lượng mưa tương đối lớn từ 1500 ->
2000mm. Độ ẩm không khí 78 ->
80%, không chịu được gió mạnh.
San - Hà giang, chè Tuyết - Tam Đường - Lai Châu
? Kể tên các thị trường xuất khẩu cà fê và chè của 2 vùng?
- Thị trường xuất khẩu chè: Các nước EU,Nga, Đài Loan, Mĩ, Nhật, Anh, Pakixtan, Hàn Quốc…
- Thị trường xuất khẩu cà fê: Nhật Bản, CHLB Đức….
- VN là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà fê, chỉ sau Braxin. Thị trường xuất khẩu cà fê tương đối rộng lớn: Các nước nhập khẩu nhiều cà fê của VN là Nhật Bản, CHLB Đức…
- Chè của nước ta đã được công nhận thương hiệu chè Việt, xuất khẩu sang nhiều nước EU,Tây á, Nhật Bản, Hàn Quốc…
* HĐ2 : Bài tập 2- Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phân bố của 1 trong 2 cây công nghiệp
- Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức và bài tập 1 để viết báo cáo ngắn về tình hình phát triển và phân bố của cây chè và cà phê
- Phương pháp: thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề
- Thời gian: 20’
- Cách thức tiến hành:
HS hoạt động cá nhân. Dựa vào kết quả bài tập 1 + bảng 30.1 + sự hiểu biết :
? Hãy viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong 2 cây công nghiệp: chè, cà fê.
- GV chia lớp làm 2 :
Đặc biệt thích hợp với đất đỏ badan, có tầng mùn dày, tơi xốp, thoát nước và khí hậu cận xích đạo ổn định, có 1 mùa khô thuận lợi để phơi sấy bảo quản sản phẩm. Chính vì vậy cây cà fê được trồng nhiều ở Tây Nguyên với sản phẩm nổi tiếng là cà fê Buôn Ma Thuật, Cà fê Trung nguyên….
* Cây chè:
- Miền núi và trung du Bắc Bộ:
chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng
+ Diện tích: chiếm 68,8% so với cả nước.
+ Sản lượng: chiếm 27,1% so với cả nước
- Tây Nguyên: Tỉ trọng thấp hơn.
=> Vì cây chè: Thường thích hợp với đất feralit hình thành trên núi đá vôi. Nhiệt độ ôn hòa từ 15 ->
200C. Độ cao thích hợp nhất là 500 -> 1000m. Do vậy chè được trồng nhiều từ Nghệ An trở ra.
Sản phẩm chè nổi tiếng là: Tân Cương (Thái Nguyên), Suối Giàng (Yên Bái), Chè San (Hà Giang)….
II) Bài tập 2: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của 1 trong 2 cây công nghiệp: cà fê hoặc chè.
( HS tự hoàn thiện trong VBT khoảng 15 phút)