VÙNG TÂY NGUYÊN I/ MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Địa lí 9 tuần 7 (Trang 174 - 179)

- Hiểu được Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế - xã hội.

- Tây Nguyên là vùng sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Về kỹ năng

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét và giải thích 1 số vấn đề tự nhiên dân cư xã hội của vùng.

- Phân tích bảng số liệu trong bài để khai thác thông tin theo câu hỏi sgk.

- GD kỹ năng sống: tự nhận thức, ra quyết định, hợp tác 3. Về thái độ

- Nghiêm túc và yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng

* Tích hợp BĐKH( phần II) Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Việc chặt phá rừng có ảnh hưởng xấu tới môi trường và đời sống nhân dân. Bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là thảm thực vật rừng có ý nghĩa quan trọng đối với các vùng phía nam của đât nước và các nước láng giềng.

4. Về năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học

- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp lãnh thổ, sử dụng tranh, lược đồ II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH

1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên VN và vùng Tây Nguyên. Tranh ảnh về Tây Nguyên. Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh: SGK, Atlat địa lí VN, các dụng cụ học tập, vở ghi III/ PHƯƠNG PHÁP

- Thảo luận nhóm, trực quan bản đồ, đàm thoại IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DAY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’)

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

Lớp Ngày giảng Vắng Ghi chú

9A 9B

2. Kiểm tra bài cũ (10’):

- Kiểm tra học thuộc đề cương: câu 7

3. Giảng bài mới:

* ĐVĐ: Tây Nguyên có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng thiên nhiên để phát triển kinh tế. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, có bản sắc văn hóa dân tộc vừa đa dạng vừa có nhiều nét đặc thù => Đó là nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của GV - HS Nội dung

* HĐ1: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ

- Mục tiêu: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng.

Phân tích ý nghĩa vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, kinh tế đối với cả nước - Phương pháp: trực quan, đàm thoại

- Thời gian: 10’

* HS hoạt động cá nhân. Dựa vào thông tin sgk

? Hãy cho biết quy mô lãnh thổ của vùng và so sánh tỉ trọng với cả nước?

- Cách thức tiến hành:

HS hoạt động cá nhân/ cặp.

- Dựa vào H28.1 + thông tin sgk + sự hiểu biết hãy:

1) Xác định vị trí địa lí giới hạn của vùng trên bản đồ?

2) Nêu ý nghĩa của vị trí giới hạn đó?

- HS trả lời -> nhận xét -> bổ sung.

- GV chuẩn kiến thức.

+ Là nơi mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng tháng 4/1975

+ Có đường biên giới dài trên 500km, tiếp giáp với 2 nước láng giềng: Lào và Cămpuchia.

I) Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ (H28.1)

- Ý nghĩa:

+ Có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả nước về kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng.

+ Vị trí ngã 3 biên giới: Lợi thế về độ cao cũng như cơ hội liên kết với các nước trong khu vực.

+ Là nơi bắt nguồn của các dòng sông, suối đổ về 3 phía => Tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đầu nguồn.

Điều chỉnh, bổ sung:...

...

* HĐ2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Mục tiêu: Dựa vào lược đồ, thông tin SGK trình bày và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của vùng

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan - Thời gian: 15- 17’

-Cách thức tiến hành:

- HS hoạt động nhóm. Dựa vào H28.1 + sự hiểu biết

- N1 + 2: Tìm hiểu về địa hình, sông ngòi, khí hậu. ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội.Dựa H28.1 cho biết:

1) Từ bắc -> nam có những cao nguyên nào? Nguồn gốc hình thành?

2) Tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên? Chảy qua miền địa hình nào? Đổ ra đâu?

3) Khí hậu ở đây có đặc điểm gì?

4) Những điều kiện tự nhiên trên có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?

+ N3 + 4: Tìm hiểu về các nguồn tài nguyên. ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội.Dựa vào H28.1 + B28.1 cho biết:

1) Tây Nguyên có những tiềm năng tài nguyên gì? Thuận lợi phát triển những ngành kinh tế nào?

2) Trong xây dựng kinh tế Tây Nguyên gặp những khó khăn gì? Biện pháp khắc phục?

- HS đạị diện nhóm chẵn báo cáo -> nhóm lẻ nhận xét bổ sung.

- GV chuẩn kiến thức, bổ sung.

+ Biện pháp: bảo vệ rừng đầu nguồn (bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt, nguồn thủy năng phát triển thủy điện, thủy lợi, bảo vệ môi trường sinh thái.

Có ý nghĩa quan trọng không những với Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa đối với các vùng lân cận, các nước láng giềng.

+ Tây Nguyên có những cảnh đẹp nổi tiếng: Đà Lạt, Hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang

Biang

II) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: chủ yếu là những cao nguyên badan xếp tầng.

- Sông ngòi: đây là vùng đầu nguồn của những dòng sông.

- Khí hậu: nhiệt đới cận xích đạo, có mùa khô kéo dài, khác biệt. Trên các cao nguyên khí hậu điều hòa mát mẻ hơn.

=> trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả ôn đới và cận nhiệt, chăn nuôi gia súc

- Các nguồn tài nguyên: (bảng 28.1 sgk/103)

* Thuận lợi: là điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế

* Khó khăn:

- Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, hay xảy ra cháy rừng.

- Khai thác rừng bừa bãi gây xói mòn, thoái hóa đất, tài nguyên rừng suy giảm.

=> ảnh hưởng xấu tới môi trường, sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư.

Điều chỉnh, bổ sung:...

...

* HĐ3: Đặc điểm dân cư- xã hội

- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm dân cư của Tây Nguyên: dân cư thưa thớt, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người. Chất lượng cuộc sống còn thấp, nhiều khó khăn so với cả nước.

- Phương pháp: đàm thoại, trực quan - Thời gian: 10’

- Cách thức tiến hành:

HS hoạt động cá nhân/cặp. Dựa vào thông tin sgk mục III + sự hiểu biết + bảng 28.2 cho biết:

1) Tây Nguyên có những dân tộc nào?

2) Nhận xét gì về sự phân bố dân cư, dân tộc?

3) So sánh 1 số chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội ở Tây Nguyên với cả nước => Nêu những nhận xét chung?

- HS trả lời -> nhận xét -> bổ sung.

- GV chuẩn kiến thức.

* Mở rộng:

+ Vị trí ngã ba biên giới với nhiều dân tộc

=> Vấn đề đoàn kết các dân tộc rất quan trọng. Các dân tộc Tây Nguyên trình độ dân trí thấp, dễ bị các phần tử phản động dụ dỗ, mua chuộc, lợi dụng tôn giáo lôi kéo, gây rối…

+ Bản sắc văn hóa nhiều nét đặc thù. Năm 2005 không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

+ Hội hoa Đà Lạt (2004)

+ Hiện nay nhà nướpc rất quan tâm đầu tư xây dựng đổi mới, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

? Tại sao thu nhập BQ/người/tháng cao hơn so với cả nước mà tỉ lệ hộ nghèo lại lớn hơn so với cả nước? (Phân hóa giàu nghèo quá lớn)

- HS đọc kết luận sgk/105.

III) Đặc điểm dân cư - xã hội

- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc - Mật độ dân số thấp nhất nước ta (năm 2002 khoảng 81 người/km2) =>

Là vùng thưa dân nhất.

- Phân bố không đều

- Đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, đang được cải thiện đáng kể.

* Giải pháp

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế.

+ Xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, nâng cao trình độ dân trí.

+ Khai thác hợp lí, bảo vệ tài nguyên đất, rừng.

* Kết luận: sgk/105.

Điều chỉnh, bổ sung:...

...

4. Củng cố (2’) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:

1) Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước về kinh tế và quốc phòng là:

a) Vị trí ngã ba biên giới nên có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa.

b) Là đầu nguồn của nhiều con sông lớn ở miền Trung và Đông Nam Bộ.

c) Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển.

d) Có mạng lưới giao thông và mối quan hệ kinh tế với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

2) Tiềm năng kinh tế của vùng Tây Nguyên là:

a) Diện tích đất lớn, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt thuận lợi cho cây trồng , quặng Bôxit có trữ lượng lớn.

b) Có diện tích rừng còn nguyên vẹn là nguồn cung cấp gỗ, lâm sản cho cả nước.

Có tiềm năng thủy điện cao.

c) Có diện tích đất badan rất lớn thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm. Có > 3 triệu ha rừng tự nhiên là nguồn cung cấp gỗ lớn. Tiềm năng thủy điện lớn. Có khoảng 3 tỉ tấn quặng Bôxit chờ khai thác.

5. Hướng dẫn học ở nhà (3’):

- Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/105 - Làm bài tập trong VBT

- Nghiên cứu bài 29 sgk/106. Học thuộc đề cương ôn tập

Ngày soạn: /12/2018

Tiết 34 Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp)

Một phần của tài liệu Địa lí 9 tuần 7 (Trang 174 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w