Tổng quan về nghiên cứu rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 21 - 26)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.2. Tổng quan về nghiên cứu rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, dạy học theo hướng hình thành và phát triển KN VDKT vào thực tiễn cho HS từ lâu đã trở thành mục tiêu các nhà giáo dục hướng tới. Trong dạy học, việc người dạy đưa các VĐTT vào bài học và đưa các nội dung bài học gắn với thực tiễn đời sống đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau.

Nhiệm vụ của người học cần phải giải quyết có thể là các vấn đề thực tiễn, tình huống thực tiễn, bài tập thực tiễn, bài thực hành, đề tài khoa học,...

Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ IV của Đảng đã nêu “thực hiện cuộc cải cách giáo dục sâu rộng trong cả nước theo hướng kết hợp nhà trường với xã hội, kết hợp giáo dục với lao động, đưa giáo dục kĩ thuật vào chương trình phổ thông, phát triển hình thức v a học v a làm” [4]. Kết hợp lí luận với thực tiễn không ch là Nguyên tắc dạy học mà còn là Quy luật cơ bản của việc dạy học và giáo dục của chúng ta. Hồ Chủ Tịch trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21/10/1964 đã nói: "Các cháu HS không nên học gạo, không nên học vẹt,...

Học phải suy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau" [79]. Đồng chí Trường Chinh cũng đã nêu: "Dạy tốt... là khi giảng bài phải liên hệ với thực tiễn, làm cho HS dễ hiểu, dễ nhớ và có thể áp dụng điều mình đã học vào công tác thực tiễn được. Bằng đồ dùng để dạy, ch cho HS thấy tận mắt, sờ tận tay,...", "Học tốt... là HS phải gắn liền với hành, với lao động".

Trong hướng nghiên cứu phát triển KN và NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học, chúng tôi nhận thấy rằng ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.

Các tác giả Kim Tùng Thọ và Mao Thụy Văn (1963) trong cuốn sách Vận dụng linh hoạt tri thức khoa học cho rằng: “Muốn vận dụng kiến thức khoa học một cách linh hoạt để giải quyết các vấn đề thực tế, chủ yếu có mấy điều cần phải chú ý

sau đây” [57]: 1) Nắm vững các nguyên lí khoa học cơ bản; 2) Biết liên hệ các kiến thức với nhau, hiểu một biết mười; 3) Vận dụng một cách linh hoạt cùng một nguyên lí hoặc phương pháp vào nhiều trường hợp khác nhau; 4) Tập cho mình có một năng khiếu quan sát nhạy bén, chính xác và giàu trí tưởng tượng khoa học; 5) Học tập công nông, học tập kinh nghiệm tiên tiến của người khác; 6) Suy nghĩ kĩ lƣỡng và làm việc cần cù; 7) Điểm quan trọng nhất: đó là thế giới quan khoa học duy vật và nhân sinh quan hiến thân cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Các tác giả Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007) [29], cũng đã phân biệt KN và NL. Theo tác giả, KN là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. KN có tính riêng lẻ, cụ thể, còn NL có tính tổng hợp khái quát. Các tác giả cũng cho rằng, KN và NL đều là sản phẩm của quá trình đào tạo, rèn luyện (bao gồm cả tự đào tạo, tự rèn luyện) và trong dạy học cần tạo nhiều cơ hội để hình thành và phát triển KN cho HS bằng cách đa dạng hóa các hoạt động trong dạy học. Trong dạy học Sinh học cần phát triển cho HS các NL nhận thức và NL hành động. Để làm được điều đó, GV cần phải có NL hướng dẫn gợi mở, tổ chức cho HS phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề bằng tƣ duy trừu tƣợng và cả bằng hoạt động thực tiễn.

Các tác giả Nguyễn Hoàng Trí và cộng sự (2010) [60] trong tài liệu “Dạy học t thực tế địa phương trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”, Nguyễn Phúc Ch nh và cộng sự (2011) [11] trong nghiên cứu “Hình thành NL dạy học tích hợp cho GV THPT” đều cho rằng dạy và học dựa trên giải quyết các vấn đề thực tế ở địa phương giúp nâng cao chất lượng học tập của HS, phát huy khả năng sử dụng và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. PPDH này có nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tham quan, ngoại khóa, dã ngoại,… nhƣng đều có điểm chung là học tại thực địa, là nơi diễn ra các hoạt động thực tế của địa phương liên quan đến nội dung bài học.

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Phương, Trần Trung Ninh (2014) [56] đã nghiên cứu về “Phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào việc dạy học Hóa học”. Nhóm

tác giả đã đƣa ra khái niệm “NL vận dụng kiến thức của HS là khả năng của bản thân người học huy động, s dụng những kiến thức, KN đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. NL vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức”.

Các tác giả Phạm Văn Hoan, Hoàng Đình Xuân (2016) [27] cho rằng NL VDKT của người học là khả năng tiếp cận, nhận thức vấn đề trong nội dung bài học có liên quan đến thực tiễn. Về thái độ NL VDKT giúp người học chủ động tham gia các hoạt động học tập theo hướng tích cực để đạt hiệu quả cao nhất. Để phát triển NL VDKT, người học cần biết thu thập và xử lí thông tin, trình bày vấn đề và nêu hướng GQVĐ đó bằng kiến thức, KN. Nhằm VDKT vào những vấn đề thực tiễn người học cần có khả năng điều ch nh một cách linh hoạt kiến thức đã học cho phù hợp với thực tế, trước tiên cần hình thành cho HS hệ thống kiến thức cơ bản. Như vậy có thể thấy, nhóm tác giả đã có nhận định rất khái quát về NL VDKT vào thực tiễn và điều kiện cơ bản để phát triển NL VDKT vào thực tiễn.

Tác giả Đào Việt Hùng (2017) [35] đã đề cập vấn đề vận dụng các BTTT giúp người học tiếp cận, làm quen với thực hiện nhiệm vụ NCKH, biết VDKT của môn học vào giải quyết các VĐTT.

Các tác giả Lê Lan Hương, Đặng Thị Oanh (2018) [36] đã nêu: “Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú,... để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn có liên quan đến hóa học”.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong giảng dạy học Sinh học.

Các tác giả Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) cho rằng

KN DKT vào thực tiễn của HS là khả năng người học nhận diện được các vấn đề trong thực tiễn, huy động được các kiến thức đã học hoặc tìm tòi, khám phá kiến thức nhằm giải thích, phân tích, đánh giá, đề xuất và thực hiện được các biện pháp

GQ Đ đó”. Nghiên cứu này đã đề xuất quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn dạy học gồm 5 bước: Bước 1) Tiếp cận với tình huống thực tiễn/tình huống có vấn đề; Bước 2) Khám phá kiến thức liên quan và giải quyết tình huống thực tiễn; Bước 3) Báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận; Bước 4) Vận dụng nâng cao; Bước 5) Đánh giá và đề xuất vấn đề mới [33].

Tác giả Lê Thanh Oai (2017) đã nghiên cứu thiết kế BTTT để đánh giá năng lực tự học của HS. Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng: “BTTT là dạng bài tập xuất phát t các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển NL người học”. Tác giả đã xây dựng quy trình thiết kế BTTT gồm 5 bước: Bước 1) Xác định mạch nội dung của chủ đề;

Bước 2) Thiết kế bảng ma trận yêu cầu cần đạt của chủ đề với 4 mức độ nhận thức;

Bước 3) Thu thập các VĐTT liên quan đến chủ đề, tìm hiểu các thông tin/hình ảnh/video về vấn đề đó; Bước 4) Xây dựng BTTT với các mức độ nhận thức khác nhau; Bước 5) Ch nh sửa, hoàn thiện BTTT [50].

Các tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Phan Thị Thanh Hội (2018) [25] đã lựa chọn BTTT và bài tập dự án làm công cụ để đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10. Tác giả đã xây dựng bảng gồm 4 thành tố (Phát hiện được ĐTT; Huy động được kiến thức liên quan đến ĐTT; Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan đến thực tiễn và đề xuất được giả thuyết; Thực hiện giải quyết ĐTT và có thể đề xuất vấn đề mới) và 3 mức độ (Mức 1, 2, 3) đánh giá các thành tố của NL VDKT vào thực tiễn, thiết kế một số ví dụ về BTTT và bài tập dự án minh họa để áp dụng đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học.

Các tác giả Nguyễn Thị Hồng Loan, An Biên Thùy, Điêu Thị Mai Hoa (2019) [44] đã xây dựng bảng tiêu chí đánh giá BTTT để rèn luyện NL GQVĐ của HS trên 4 tiêu chí: Tính khoa học sƣ phạm; tính thực tiễn; tính kinh tế và tính thiết thực.

Theo chúng tôi, nên gộp tính thực tiễn và tính thiết thực lại với nhau thành một tiêu chí. Các tác giả đã sử dụng một BTTT minh họa trong dạy chương “Thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10, tuy nhiên theo chúng tôi BTTT trên còn nhiều câu hỏi về nội dung, chƣa xuất phát từ VĐTT.

Các tác giả Lê Thanh Oai, Phan Thị Thanh Hội (2019) [51] cho rằng để thực hiện việc rèn luyện KN VDKT, KN đã học, GV có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau như sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp, hoặc có thể một số dạng bài tập trong dạy học Sinh học để rèn luyện cho HS qua các bước của quá trình dạy học như: đặt vấn đề, dạy học bài mới, củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá. Các tác giả đã đề xuất sử dụng một số công cụ rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS nhƣ: BTTT; bài tập thực nghiệm; bài tập tranh luận, phản biện; bài tập dự án để rèn luyện KN VDKT, KN đã học của HS dần đƣợc phát triển lên mức cao hơn.

Các tác giả Phan Thị Thanh Hội, Bùi Thị Kiều Nhi (2019) [34], đã nghiên cứu dạy học phần Sinh thái học lớp 12 qua các VĐTT địa phương ở t nh Trà Vinh. Các tác giả đã định nghĩa: “ ĐTT trong dạy học là các bài tập, nhiệm vụ học tập do G xây dựng trong quá trình dạy học gắn nội dung kiến thức học tập với các hoạt động vật chất và điều kiện của địa phương nhằm giúp cho HS thông qua việc tìm ra giải pháp để GQ Đ mà chiếm lĩnh kiến thức, phát huy sự hứng thú, tích cực học tập của HS và góp phần phát triển các KN và NL cho người học”. Đề xuất quy trình xây dựng các VĐTT gồm 4 bước: Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề; Bước 2: Xác định mạch nội dung chủ đề; Bước 3: Xác định các vấn đề trong thực tiễn địa phương liên quan đến nội dung chủ đề; Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ học tập t ĐTT. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng đã minh họa phương pháp sử dụng một số VĐTT tại địa phương trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12.

Các tác giả Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2019) [47] đã nghiên cứu về dạy học tích hợp phát triển NL giải quyết VĐTT cho HS trung học. Các tác giả đã định nghĩa: “NL giải quyết ĐTT của HS được thể hiện ở khả năng huy động mọi nguồn lực phù hợp (kiến thức, KN, thái độ, phương tiện vật chất, con người, tài chính, thời gian,…) để giải quyết thành công một nhiệm vụ phức hợp trong học tập hay trong thực tiễn cuộc sống”. Các tác giả đã bước đầu tổng hợp các quan điểm về dạy học phát triển NL giải quyết VĐTT cho HS, vận dụng dự án, xây dựng chủ đề, dạy học tích hợp.

Song song với các nghiên cứu nhằm rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong các môn học, thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu vận dụng giáo dục STEM vào giải quyết các VĐTT.

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học) [74]. Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2007) cho rằng: “Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM) ở tiểu học và trung học cho đến bậc sau đại học” [77].

Tác giả Lê Xuân Quang (2017) cho rằng: “Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo tiếp cận liên ngành t hai trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên. Trong đó nội dung học tập được gắn với thực tiễn, PPDH theo quan điểm dạy học định hướng hành động”[54].

Các tác giả Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2019) [47] đã thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho HS THCS và THPT. Trong tài liệu đã xây dựng nhiều chủ đề STEM cụ thể có thể tham khảo để tổ chức dạy học cho HS. Tuy nhiên, còn rất ít chủ đề STEM gắn với kiến thức môn Sinh học.

Chương trình GDPT năm 2018 đã quan tâm khai thác những điểm mạnh của giáo dục STEM, đề xuất những cơ hội để tích hợp giáo dục STEM trong nội dung các môn học. Giáo dục STEM được mô tả trong chương trình GDPT năm 2018 như sau: “Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể” [8].

Nhƣ vậy, có thể thấy ở trên thế giới và ở Việt Nam đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về lí luận, cũng nhƣ PPDH rèn luyện KN, NL VDKT vào thực tiễn cho HS. Trong các nghiên cứu bước đầu đã đề cập đến một số công cụ, một số dạng bài tập rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS; một số tác giả đã nghiên cứu về quy trình xây dựng VĐTT, quy trình rèn luyện KN nhƣng vẫn chƣa có tác giả nào nghiên cứu để hệ thống hóa một cách đầy đủ về lí luận, quy trình, bộ công cụ để phát triển KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)