XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP THPT

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 107 - 112)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP THPT

Việc đánh giá KN VDKT vào thực tiễn không ch đánh giá mức độ thành thạo các thao tác, các hoạt động, các KN đơn lẻ mà còn đánh giá tổng thể các KN tiến trình của KN để xác định được mức độ NL đạt được của người học. Hiện nay đã có một số thang đo mức độ thành thạo của KN khác nhau nhƣ Bloom, Harrow, Dave, Dreyfus, Stronge [68] [38].

Trong phạm vi luận án này, chúng tôi sử dụng thang đo của Dreyfus để đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học cấp THPT. Thang đo đánh giá KN của Dreyfus [67] gồm 5 mức độ sau:

Mức độ Mô tả hành vi

Tập sự Tuân thủ cứng nhắc các quy tắc hoặc kế hoạch đƣợc dạy. Không có phương án dự phòng khi hoàn cảnh thay đổi so với dự kiến.

Bắt đầu Có thể thực hiện điều ch nh nhỏ các quy tắc hoặc kế hoạch trong một số tình huống dưới sự giám sát.

Có kĩ năng

Nhận thức các hành động (ít nhất một phần hành động) theo mục tiêu dài hạn. Ý thức, lập kế hoạch có chủ ý và sử dụng các thủ tục theo tiêu chuẩn hóa và thông lệ. Đƣa ra quyết định hợp lý về các tình huống mới mà không chắc chắn về sự phù hợp của quyết định đó

Thành thạo

Nhìn nhận các tình huống toàn diện và xác định các mục tiêu hoặc các khía cạnh nổi bật bằng trực giác. Nhận thức đƣợc các sai lệch so với mô hình thông thường và thể hiện quan điểm về một tình huống nhất định.

Việc đƣa ra quyết định dễ dàng hơn.

Chuyên gia

Không còn dựa vào các quy tắc, hướng dẫn; Tự vận hành từ chính hiểu biết sâu sắc về tình hình tổng thể. Phương pháp phân tích ch được sử dụng trong các tình huống mới hoặc khi xảy ra sự cố; Dự báo đƣợc những gì sắp xảy ra.

Khi xây dựng thang đo mức độ đạt đƣợc KN VDKT vào thực tiễn của HS, chúng tôi xây dựng đường phát triển của KN với 4 mức độ (mức 1, 2, 3, 4) theo thang Dreyfus, vì HS chƣa thể đạt đƣợc mức 5 là mức chuyên gia. Trong mỗi mức độ KN đạt đƣợc của thang đo, xác định mức độ đạt đƣợc của các KN tiến trình.

2.4.1. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá KN VDKT vào thực tiễn

Đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của HS dựa trên bảng tiêu chí đánh giá KN đƣợc tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau nhƣ HS tự đánh giá, HS đánh giá HS (đánh giá giữa các nhóm HS), GV đánh giá HS thông qua theo dõi quá trình thực hiện các hoạt động giải quyết VĐTT của các nhóm HS và từng cá nhân của mỗi nhóm HS.

Để đánh giá mức độ đạt đƣợc của 5 KN tiến trình cấu thành của KN VDKT vào thực tiễn (A, B, C, D, E), mỗi KN này đã đƣợc mô tả thành các thao tác ở các mức độ đạt đƣợc khác nhau, cơ sở của sự sắp xếp này là dựa vào mức độ cao thấp/độ khó của mỗi thao tác, hoặc cường độ của hoạt động. Từ các mức độ của KN tiến trình, sử dụng phương pháp chuyên gia, chúng tôi mô tả các mức độ của KN tổng hợp theo các tiêu chí ở bảng sau:

Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá KN VDKT vào thực tiễn

1.4.

Nêu đƣợc VĐTT cần

giải quyết thành một câu hỏi.

2.4.

Đề xuất đƣợc giả thuyết khoa

học.

3.4.

Sử dụng đƣợc các

minh chứng, kiến

thức, KN vào giải

quyết VĐTT phù

hợp.

4.4.

- Thực hiện quy trình giải quyết VĐTT một

cách linh hoạt, phù hợp bối

cảnh.

- Thu thập, trình bày và

xử lí đƣợc các thông tin theo phương pháp phù

hợp.

5.4.

- Đánh giá, phản biện đƣợc tác động và kết quả giải quyết VĐTT.

- Nêu đƣợc các giải pháp

cải tiến, vận dụng giải quyết

VĐTT khác liên quan.

- Đề xuất đƣợc các VĐTT mới liên quan

(nếu có).

Mức 4. Thành thạo Nhận định đƣợc VĐTT một cách toàn diện và xác định các mục tiêu hoặc các khía cạnh

nổi bật bằng trực giác. Thực hiện các

bước giải quyết VĐTT một cách thành thạo, đã rút ra đƣợc kết luận và có

thể đánh giá tác động, đề xuất VĐTT

mới liên quan.

1.3.

- Phát hiện đƣợc VĐTT

cần giải quyết 1 cách

chủ động.

- Nhận ra đƣợc mâu thuẫn, nguyên nhân

phát sinh 2.3.

- Xác định đƣợc trọng tâm của VĐTT.

- Nêu đƣợc các câu hỏi nghiên cứu.

3.3.

Sắp xếp đƣợc các kiến thức,

KN liên quan VĐTT theo

logic, khoa học.

4.3.

Thực hiện đƣợc các hoạt động giải quyết VĐTT theo

đúng quy trình.

5.3.

- Nêu đƣợc kết quả của quá

trình giải quyết VĐTT.

- Báo cáo đƣợc kết quả, rút ra đƣợc kết

luận vấn đề.

Mức 3. Có kĩ năng Đã có nhận thức các hoạt động theo mục

tiêu các KN tiến trình. Có các giải pháp vận dụng các

kiến thức, KN đã học phù hợp, nhận

định và kết luận đƣợc VĐTT.

của VĐTT.

1.2.

Phát hiện đƣợc VĐTT hoặc đề xuất đƣợc VĐTT

cần giải quyết linh

hoạt hơn dưới sự giám sát của

GV.

2.2.

Thiết lập đƣợc mối liên hệ giữa kiến

thức đã biết và VĐTT cần giải quyết.

3.2.

Xác định đƣợc các kiến thức, KN liên quan đến VĐTT.

4.2.

- Đề xuất được phương

pháp GQVĐ thích hợp.

- Xây dựng đƣợc quy trình, các điều

kiện để giải quyết VĐTT.

- Thực hiện đƣợc một số hoạt động thực hiện quy

trình trên.

5.2.

- Nêu đƣợc một số kết quả

của quá trình giải quyết vấn

đề thực tiễn.

Mức 2. Ban đầu Có thể thực hiện đƣợc các KN tiến trình dưới sự giám sát của GV, ban đầu

đã có thể có những điều ch nh, linh hoạt

nhỏ trong quá trình thực hiện.

1.1.

Phát hiện đƣợc VĐTT

cần giải quyết một

cách thụ động, cứng nhắc, theo hướng dẫn.

2.1.

Bước đầu nhận biết đƣợc mối liên hệ giữa VĐTT

với chủ đề dạy học.

3.1.

Bước đầu xác định đƣợc một

số kiến thức liên quan đến VĐTT.

4.1.

Bước đầu đề xuất đƣợc phương pháp

giải quyết VĐTT.

5.1.

Bước đầu dự đoán đƣợc 1 số

kết quả quá trình giải quyết

VĐTT.

Mức 1. Tập sự Bước đầu thực hiện đƣợc các KN tiến trình tuân thủ, cứng nhắc theo quy trình dưới sự

hướng dẫn của GV.

A. Phát hiện VĐTT (Mức 1-4)

B. Nêu giả thuyết khoa

học (Mức 1-4)

C. Tìm tòi, huy động kiến thức liên quan VĐTT (Mức 1-4)

D. Giải quyết VĐTT

(Mức 1-4)

E. Báo cáo kết quả, rút ra kết

luận (Mức 1-4)

Mô tả cấp độ của KN (Mức 1-4)

Các KN tiến trình KN VDKT vào

thực tiễn

2.4.2. Thiết kế thang đo đánh giá KN VDKT vào thực tiễn

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia để thiết kế thang đo KN VDKT vào thực tiễn, dựa vào mức độ yêu cầu của các KN tiến trình và mức độ thành thạo của KN tổng hợp, sau khi xác định các mức độ KN, thực nghiệm khảo sát và ch nh sửa các mức độ cho khoa học, phù hợp với thực tiễn, kết quả đã xác định nhƣ sau:

Bảng 2.8. Thang đánh giá KN VDKT vào thực tiễn

Các mức độ KN

A. Nêu vấn đề thực tiễn

B. Nêu giả thuyết giải

quyết VĐTT

C. Thiết kế tiến trình hành động

giải quyết VĐTT

D. giải quyết VĐTT

E. Báo cáo kết quả, rút ra kết luận

4 Thành thạo 4 4 4 4 3-4

3 Có KN 3 3 3 3 2-3

2 Bắt đầu 2 2 2 2 1-2

1 Tập sự 1 1 1 1 1

Yêu cầu đạt đƣợc ở các mức độ có thể khái quát nhƣ sau:

+ Ở mức tập sự (mức 1) của Ở KN VDKT vào thực tiễn của HS (KN tổng hợp): HS có sự hiểu biết chƣa đầy đủ về VĐTT, tiếp cận nhiệm vụ một cách cơ học.

Bước đầu thực hiện được các KN tiến trình tuân thủ, cứng nhắc theo quy trình dưới sự hướng dẫn của GV. HS ch mới đạt mức 1 của tất cả các KN tiến trình.

+ Ở mức bắt đầu (mức 2) của KN tổng hợp: HS có thể thực hiện đƣợc các KN tiến trình dưới sự giám sát của GV, ban đầu đã có thể có những điều ch nh, linh hoạt nhỏ trong quá trình thực hiện. Để đạt mức 2, yêu cầu HS phải đạt đƣợc mức 2 ở mỗi KN tiến trình, trừ KN tiến trình thứ 5 (E. Báo cáo kết quả, rút ra kết luận) là KN khó, do đó yêu cầu ch cần đạt tối thiểu mức 1.

+ Ở mức có kĩ năng (mức 3) của KN tổng hợp: HS đã có nhận thức các hoạt động theo mục tiêu các KN tiến trình. Có các giải pháp vận dụng các kiến thức, KN đã học phù hợp, nhận định và kết luận đƣợc VĐTT. Để đạt mức 3, yêu cầu HS phải đạt đƣợc mức 3 ở mỗi KN tiến trình, trừ KN tiến trình thứ 5 là KN khó, do đó yêu cầu ch cần đạt tối thiểu mức 2.

+ Ở mức thành thạo (mức 4) của KN tổng hợp: HS nhận định đƣợc VĐTT một cách toàn diện và xác định các mục tiêu hoặc các khía cạnh nổi bật bằng trực

giác. Thực hiện các bước giải quyết VĐTT một cách thành thạo, đã rút ra được kết luận và có thể đánh giá tác động, đề xuất VĐTT mới liên quan. Để đạt mức 4, yêu cầu HS phải đạt ở mức 4 của mỗi KN tiến trình, trừ KN tiến trình thứ 5 là KN khó, do đó yêu cầu ch cần đạt tối thiểu mức 3.

Đường phát triển của KN VDKT vào thực tiễn của HS như sau:

Hình 2.4. Đường phát triển KN VDKT vào thực tiễn của HS

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)