Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
KN là một thuật ngữ được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có nhiều quan niệm khác nhau về KN, tùy thuộc cách tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu.
Xét về nguồn gốc từ ngữ, KN có nguồn gốc từ Hán - Việt, “kĩ” là sự khéo léo,
“năng” là có thể. Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003), “KN là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [52].
Theo Từ điển Giáo dục học [26], KN đƣợc phân chia thành 2 bậc: KN bậc thấp (bậc I) và KN bậc cao (bậc II). KN bậc thấp là khả năng thực hiện đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Ở bậc này có những KN hình thành không cần qua luyện tập, nếu biết tận dụng hiểu biết và KN tương tự đã có để chuyển sang các hành động mới. KN bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Để đạt tới KN này cần trải qua giai đoạn luyện tập các KN đơn giản, sao cho mỗi khi hành động, người ta không còn bận tâm nhiều đến thao tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa.
Trong từ điển Tâm lí học của A.M.Colman, “KN là sự thông thạo, hiểu biết chuyên môn sâu, là khả năng đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực nhất định;
cụ thể là một cách thức thực hiện hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực hành”[23].
Theo từ điển Tiếng Anh Oxford, KN (skill) là khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có đƣợc nhờ rèn luyện [73]. Theo từ điển American Heritage thì KN là sự thành thạo, sự khéo léo có đƣợc qua đào tạo hay qua tích lũy kinh nghiệm [75].
Theo I.F. Kharlamop (1979), KN là NL của HS có thể hoàn thành những hành động nào đó gắn liền với việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Còn kĩ xảo đƣợc coi là KN thành thạo, đạt tới mức tự động hóa và đặc trƣng bởi một trình độ hoàn hảo nhất định [37].
Theo tác giả Trần Bá Hoành (1996), KN là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. KN đạt tới mức thành thạo, khéo léo thì trở thành kĩ xảo” [30], [31].
Tác giả Nguyễn Duân (2010) [22] cho rằng dấu hiệu cơ bản của KN là "khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định để đạt mục tiêu đã đề ra”. Với quan điểm này, KN
không những gắn với hành động mà còn gắn với điều kiện thực tiễn nơi không gian thực hiện các hành động.
Nhƣ vậy, KN có thể đƣợc định nghĩa bao gồm cả tri thức, mục đích và thao tác hành động. Khi nghiên cứu KN cần phải xem xét các khía cạnh chủ yếu sau:
+ Về cấu trúc của KN, hầu hết các tác giả xác định có 3 yếu tố:
1) Tri thức về thực hiện các thao tác, hoạt động và tri thức về đối tƣợng hành động.
2) Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải hướng tới.
3) Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng.
+ Cơ chế hình thành KN: là quá trình cá nhân lĩnh hội tri thức, triển khai các hành động đó logic để thực hiện mục đích. Do đó việc định hướng điều khiển, điều ch nh KN được quy về định hướng, điều ch nh hành động.
+ Về điều kiện hình thành và phát triển KN: Muốn thực hiện đƣợc hệ thống các thao tác, các hoạt động của KN cần phải có tri thức, có mục đích hướng tới; quá trình thực hiện các thao tác, hoạt động phải theo một logic nhất định thì mới đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi.
Trong nghiên cứu này, nhằm hướng tới thực hiện KN thông qua các thao tác, hành động để GQVĐ thực tiễn. Trên cơ sở khái quát các định nghĩa KN ở trên, chúng tôi định nghĩa khái niệm KN cho hướng nghiên cứu đề tài như sau: KN là chuỗi các hoạt động được cá nhân thực hiện thuần thục nhằm giải quyết một vấn đề trong một tình huống nào đó. KN đạt đến mức thuần thục sẽ trở thành kĩ xảo, kĩ xảo giúp con người ứng xử tốt hơn trong các tình huống cụ thể, trong các hoàn cảnh sống khác nhau.
Quá trình rèn luyện KN của mỗi người là do nguồn gốc di truyền (bẩm sinh, năng khiếu) và do tập luyện (tác động của xã hội và môi trường giáo dục), trong đó vai trò chủ yếu là do luyện tập. Vì vậy, trong giáo dục muốn rèn luyện KN thì phải hình thành và rèn luyện các hoạt động, thao tác cho người học một cách thường xuyên, liên tục không những để hình thành KN mà còn hình thành kĩ xảo.
1.2.1.2. Vận dụng và vận dụng kiến thức
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003) [52, tr.1105], “vận dụng là đem tri thức lí luận vào thực tiễn”.
Trong chương trình môn Sinh học (2018) [7], vận dụng kiến thức, KN đã học có nghĩa là HS vận dụng đƣợc kiến thức, KN đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ thể nhƣ sau:
- Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá, phản biện đƣợc một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp.
- Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện đƣợc một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa: VDKT là huy động kiến thức vào giải thích, đánh giá, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1.2.1.3. Thực tiễn
Chủ nghĩa Mác coi lí luận và thực tiễn là liên hệ với nhau không thể tách rời và tác động lẫn nhau; trong sự liên hệ đó, thực tiễn có tác động quyết định. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho xã hội. Đối với chủ nghĩa Mác thực tiễn trước hết là hoạt động vật chất, là sản xuất, vì đời sống của xã hội, sự sống còn của con người do sản xuất quyết định.
Thực nghiệm khoa học cũng là một hình thức thực tiễn. Lí luận đẻ ra trên nền tảng thực tiễn, lí luận là kết quả sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng.
Không có thực tiễn thì không có lí luận khoa học. Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lí luận phải giải đáp. Ch có lí luận nào gắn liền với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và đƣợc thực tiễn khảo nghiệm mới bắt rễ trong đời sống [45].
Tác giả Phan Thị Tình (2012) cho rằng: “Thực tiễn là một dạng tồn tại của thực tế nhưng không ch tồn tại khách quan mà trong đó còn hàm chứa hoạt động của con người cải tạo, biến đổi thực tế với mục đích nào đó” [59].
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003), “Thực tiễn là những hoạt động của con người, trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội” [52, tr.974].
Như vậy, thực tiễn có thể được hiểu dưới các khía cạnh sau:
Thực tiễn dùng để ch toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Thực tiễn bao gồm các hình thức cơ bản: Thực nghiệm khoa học, hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, trong đó hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
Thực tiễn có thể đƣợc thực hiện bằng theo dõi, quan sát các sự vật, hiện tƣợng vốn có trong tự nhiên; nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các tài liệu, các bằng chứng thu đƣợc; có thể đƣợc thực hiện bằng việc tiến hành các thí nghiệm.
Từ phân tích trên, chúng tôi quan niệm, thực tiễn là những vấn đề đang tồn tại khách quan, bao gồm cả những hoạt động của con người ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tự nhiên và xã hội.
1.2.1.4. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các định nghĩa khái niệm KN, thực tiễn, VDKT của các tác giả khác, chúng tôi đƣa ra định nghĩa KN VDKT vào thực tiễn nhƣ sau: KN DKT vào thực tiễn là một chuỗi các hoạt động được cá nhân thực hiện thuần thục nhằm huy động kiến thức vào giải quyết các ĐTT.
Từ các nghiên cứu có thể khẳng định, muốn đạt đƣợc KN VDKT vào thực tiễn người học cần phải được đào tạo và hoạt động thường xuyên trong các lĩnh vực hoạt động tương ứng. Người có KN VDKT vào thực tiễn sẽ đạt được các yêu cầu sau:
1) Có tri thức về hoạt động đó (xác định đƣợc mục đích, cơ sở khoa học, cách thức hành động và điều kiện để thực hiện hành động).
2) Thực hiện đƣợc chuỗi hoạt động theo logic nhất định (đƣợc học tập, rèn luyện).
3) Giải quyết đƣợc các vấn đề trong các tình huống quen thuộc và cả các tình huống có thêm yếu tố mới (các tình huống đa dạng phức tạp khác của cuộc sống).
4) Đánh giá và rút kinh nghiệm đƣợc các hoạt động trong các tình huống, điều kiện khác nhau.
1.2.1.5. Cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Từ định nghĩa và những phân tích trên đây, cấu trúc KN VDKT vào thực tiễn
có thể đƣợc xác định bao gồm một chuỗi các hoạt động, còn gọi là các KN tiến trình. Các KN tiến trình đƣợc sắp xếp theo một logic xác định, đó chính là logic của quá trình VDKT nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong các các tình huống đa dạng và phức tạp một cách có hiệu quả.
Cấu trúc KN VDKT vào thực tiễn bao gồm 5 KN tiến trình, đƣợc mô tả bằng sơ đồ dưới đây:
Hình 1.1. Cấu trúc của KNVDKT vào thực tiễn
Các KN tiến trình đã xác định ở Hình 1.1. đƣợc mô tả cụ thể các biểu hiện hành vi (các ch báo) ở bảng 1.1 nhƣ sau:
Bảng 1.1. Biểu hiện của KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn
KN tiến trình Biểu hiện hành vi
A. Phát hiện vấn đề thực tiễn
- Phát hiện hoặc đề xuất đƣợc VĐTT cần giải quyết.
- Nhận ra đƣợc mâu thuẫn, nguyên nhân phát sinh của VĐTT.
- Nêu đƣợc VĐTT cần giải quyết thành một số câu hỏi.
B. Hình thành giả thuyết khoa học
- Thiết lập đƣợc mối liên hệ giữa kiến thức đã biết và VĐTT cần giải quyết.
- Xác định đƣợc trọng tâm và đặt đƣợc các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến các liên tưởng, mối quan hệ.
- Đề xuất đƣợc giả thuyết giải quyết VĐTT.
C. Tìm tòi, huy động kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn
- Thu thập, lựa chọn, sắp xếp đƣợc những nội dung kiến thức, kĩ năng liên quan đến vấn đề thực tiễn.
- Trừu xuất, sắp xếp đƣợc các nội dung kiến thức, kĩ năng liên quan đến vấn đề thực tiễn đƣợc một cách lôgic, khoa học làm cơ sở lí thuyết đề giải quyết vấn đề thực tiễn.
(A)
Phát hiện vấn đề thực
tiễn
(B)
Hình thành giả thuyết
khoa học
(C) Tìm tòi,
huy động kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn
(D) Giải quyết vấn đề
thực tiễn
(E)
Báo cáo kết quả, rút ra kết
luận
D. Giải quyết vấn đề thực tiễn
- Vận dụng đƣợc kiến thức Sinh học và các môn học liên quan đề xuất được phương pháp giải quyết vấn đề thích hợp.
+ Nghiên cứu tài liệu giải thích đƣợc vấn đề thực tiễn.
+ Thực hiện dự án học tập để giải quyết vấn đề thực tiễn.
+ Thiết kế đƣợc mô hình STEM, đề tài nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Xác định đƣợc quy trình (các hoạt động hoặc chuỗi hoạt động) kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Xác định đƣợc các điều kiện để thực hiện đƣợc quy trình.
- Thực hiện đƣợc các hoạt động giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Tiến hành các thao tác kĩ thuật theo đúng quy trình; sử dụng hợp lí, khéo léo cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Thu thập, trình bày thông tin, xử lí các thông tin thu đƣợc bằng phương pháp đặc thù.
E. Báo cáo kết quả, rút ra kết luận
- Nêu đƣợc kết quả của quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Đối chiếu đƣợc kết quả giải quyết vấn đề thực tiễn với giả thuyết ban đầu để đƣa ra kết luận xác nhận hay phủ nhận giả thuyết.
- Tổng kết, đánh giá, kết luận đƣợc vấn đề.
- Vận dụng đƣợc kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn khác trong cuộc sống như chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, công nghệ sinh học,...
- Có thể đề xuất được các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn đề thực tiễn khác liên quan.
1.2.1.6. Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
KN VDKT vào thực tiễn là một thành tố trong NL sinh học - là NL đặc thù trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học. Do đó, rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn là mục tiêu cần đạt của dạy học ở trường phổ thông, góp phần hình thành NL đặc thù trong mục tiêu của trình giáo dục phổ thông.
HS có KN VDKT vào thực tiễn không ch giải quyết các VĐTT liên quan đến kiến thức trong nội dung bài học mà có thể tiếp cận với các vấn đề đa dạng phong phú của cuộc sống, tiếp cận với quá trình sản xuất vật chất và quá trình nghiên cứu khoa học.
HS có KN VDKT vào thực tiễn có thể tự mình chiếm lĩnh, củng cố tri thức và thích nghi linh hoạt trong các điều kiện học tập, điều kiện sống. Điều này làm cho tri thức người học chiếm lĩnh được trở nên có ý nghĩa đối với người học, làm cho người học yêu thích môn học hơn, bài học sinh động hơn thông qua quá trình tổ chức giải quyết VĐTT.
Dạy học định hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS sẽ làm thay đổi nhận thức của GV. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi người GV phải thiết kế được các hoạt động học tập cho người học mà ở đó các hoạt động học tập phải gắn với mục tiêu giáo dục, thúc đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Hoạt động học tập vừa là mục tiêu, vừa là hình thức tổ chức và phương pháp của quá trình dạy học.
Như vậy, có thể nói dạy học theo hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS sẽ làm thay đổi cách dạy của GV và cách học của HS theo hướng “học đi đôi với hành”, lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội.