Mục tiêu chung của chương trình Sinh học cấp THPT

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 64 - 71)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. MỤC TIÊU, CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP THPT VÀ CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN

2.1.1. Mục tiêu chung của chương trình Sinh học cấp THPT

Về kiến thức:

- Nêu đƣợc các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao và phân biệt đƣợc 5 giới sinh vật.

- Nêu đƣợc đặc điểm chung và cấu trúc của tế bào. Phân biệt đƣợc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào thực vật và tế bào động vật.

- Trình bày đƣợc quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng ở tế bào;

các quá trình phân bào.

- Nêu đƣợc đặc điểm chung của vi sinh vật. Trình bày đƣợc các hình thức dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản ở các nhóm vi sinh vật khác nhau.

- Nêu đƣợc cấu trúc chung của virut, chu trình nhân lên của virut, tác hại của virut.

- Trình bày đƣợc các khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, intefêron, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.

- Trình bày đƣợc nội dung, giải thích đƣợc cơ chế, biết đƣợc nguyên tắc vận dụng vào thực tiễn của các quá trình sinh học cơ bản ở các cấp độ tổ chức sống nhƣ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và vận động, sinh sản và di truyền biến dị.

- Nêu đƣợc cấu trúc, chức năng cơ sở vật chất di truyền. Trình bày đƣợc các cơ chế của hiện tƣợng di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào.

- Phát biểu đƣợc các quy luật di truyền Menđen, sau Menđen, giải thích đƣợc cơ sở tế bào học và nêu đƣợc ý nghĩa của các quy luật đó.

- Nhận thức đƣợc sự phát triển liên tục của vật chất trên Trái Đất từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật có cấu tạo đơn giản đến sinh vật có cấu tạo phức tạp, cho đến con người (nêu được các bằng chứng tiến hóa, sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, hiểu đƣợc những điểm cơ bản trong quan niệm hiện nay về nguyên nhân, cơ chế, phương thức và chiều hướng tiến hóa).

- Trình bày được mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. Phân biệt được quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Nêu đƣợc các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Vận dụng đƣợc các kiến thức sinh học để giải thích các vấn đề thực tiễn; bảo vệ sức khỏe bản thân; đề xuất đƣợc các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất các chủng vi sinh vật có ích, vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường tự nhiên, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Về kĩ năng:

- KN học tập: tiếp tục phát triển KN đọc tài liệu, quan sát tranh ảnh, video;

thảo luận nhóm, thuyết trình, vẽ sơ đồ, lập bảng,...

- KN tƣ duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa.

- KN sinh học: tiếp tục phát triển KN thực hành quan sát; thực hành thí nghiệm; thực hành thu thập mẫu vật; thu thập và xử lí thông tin, điều tra, khảo sát, phân tích dữ liệu,...

- KN VDKT vào thực tiễn: giải thích các VĐTT, thực hiện các dự án học tập, đề tài NCKH để giải quyết các VĐTT ở các mức độ khác nhau.

Về thái độ:

- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong làm việc khoa học (t m , cẩn thận, chính xác) và có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong học tập môn Sinh học.

- Chăm ch hứng thú trong học tập, yêu thích khám phá khoa học; xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn với các vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, vấn đề ma túy và tệ nạn xã hội.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững.

Ngoài ra, chương trình phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu như sau: “Môn

Sinh học hình thành và phát triển ở học sinh NL sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và NL chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng x với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; rèn luyện cho HS thế giới quan khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động, các NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, GQ Đ và sáng tạo” [7].

Mục tiêu chương trình môn Sinh học cấp THPT được phân tích theo hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.1. Mục tiêu chương trình Sinh học cấp THPT theo hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn

TT Phần Mục tiêu

Về kiến thức Về rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn

1

Giới thiệu chung về thế giới sống

Trình bày đƣợc hệ thống về các cấp tổ chức sống, từ cấp tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể nhƣ quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái - sinh quyển.

- Phân biệt đƣợc các giới sinh vật.

Yêu cầu phân biệt đƣợc cấp độ tổ chức sống; Giải thích đƣợc mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

2 Sinh học tế bào

- Trình bày đƣợc thành phần hoá học của tế bào; vai trò của nước; cấu trúc và chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo nên tế bào;Trình bày đƣợc cấu trúc và chức năng của các thành phần của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.

- Phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa nguyên tố đại lƣợng và nguyên tố vi lƣợng, sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Giải thích đƣợc các cơ chế

- Vận dụng đƣợc kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tƣợng và ứng dụng trong thực tiễn: hiện tƣợng cơ thể sinh vật thiếu một số nguyên tố nhƣ Iot gây bướu cổ ở người; thiếu Mg, Cu gây thiếu diệp lục ở thực vật; vì sao cần phải ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhƣng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của ADN trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...

- Thực hành làm đƣợc tiêu bản và quan sát đƣợc tế bào sinh vật nhân sơ

TT Phần Mục tiêu

Về kiến thức Về rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn vận chuyển các chất qua màng

sinh chất, phân biệt đƣợc hình thức vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, phân biệt đƣợc xuất bào, nhập bào.

- Phát biểu đƣợc khái niệm và trình bày đƣợc bản chất của hô hấp, quang hợp xảy ra ở bên trong tế bào. Phân tích đƣợc mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

- Nêu đƣợc khái niệm chu kì tế bào; Phân biệt đƣợc nguyên phân và giảm phân; Trình bày đƣợc nguyên lí điều hoà chu kì tế bào - có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực y học.

(vi khuẩn); tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng,...) và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó.

- Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích một số hiện tƣợng thực tiễn (muối dƣa, muối cà, cọng rau muống chẻ ra ngâm vào nước lại cong, làm xirô, làm nước mắm, bảo quản thực phẩm,...).

- Giải thích đƣợc sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thƣ. Trình bày đƣợc một số thông tin về bệnh ung thƣ ở Việt Nam. Nêu đƣợc một số biện pháp phòng tránh ung thƣ.

- Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn nhƣ nhân giống vô tính (giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô), sinh sản hữu tính, có chế lành các vết thương,...

3

Sinh học vi sinh vật và virus

- Nêu đƣợc khái niệm vi sinh vật; Phân biệt đƣợc các kiểu dinh dƣỡng và ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.

- Trình bày đƣợc tính quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục.

- Nêu đƣợc các đặc điểm của virut, phương thức sinh sản của virut, ứng dụng của virut

- Trình bày đƣợc cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn; một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...).

- Giải thích đƣợc một số VĐTT liên quan nhƣ: lây lan dịch bệnh, nguyên nhân gây bệnh,...

- Thực hiện đƣợc dự án hoặc đề tài

TT Phần Mục tiêu

Về kiến thức Về rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn trong thực tiễn. Phát biểu đƣợc

khái niệm miễn dịch và bệnh truyền nhiễm.

tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật.

- Làm đƣợc một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dƣa chua, bánh mì,...).

- Tuyên truyền nguyên nhân, cơ chế, tác hại và các phòng chống một số bệnh (bệnh cúm, dịch tả, sốt xuất huyết, vi khuẩn ăn thịt người, HIV/AIDS, Covid-19,...).

- Thực hiện đƣợc một số DAHT, đề tài NCKH:

+ Điều tra đƣợc một số bệnh dịch phổ biến ở người, vật nuôi, cây trồng.

+ Xây dựng quy trình và sản xuất sữa chua trong gia đình.

+ Tìm hiểu về thực phẩm lên men.

+ Xây dựng mô hình STEM nấu rƣợu truyền thống.

4 Sinh học cơ thể

- Trình bày đƣợc các đặc trƣng cơ bản của cấp độ tổ chức cơ thể và lấy đƣợc ví dụ cụ thể hóa về các đặc trƣng sống đó ở cơ thể động vật và thực vật.

- Trình bày đƣợc các đặc trƣng cơ bản về trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng, cảm ứng, sinh trưởng phát triển và sinh sản của động vật và thực vật.

- Giải thích đƣợc các cơ chế tác động, các quá trình sinh lí trong hoạt động sống ở mức cơ thể (động vật và thực vật) có

- Giải thích đƣợc, ứng dụng đƣợc kiến thức sinh học cơ thể vào trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

- VDKT để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng chế độ ăn uống và các biện pháp dinh dƣỡng, tập luyện thể thao phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể.

- Giải thích các VĐTT:

+ Ở thực vật: bảo quản hạt và nông sản, cây ngập úng sẽ chết, kích thích hay hạn chế sinh trưởng, khô héo, giải thích vòng gỗ,...).

+ Ở động vật: nuôi tôm, cá thường cần

TT Phần Mục tiêu

Về kiến thức Về rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn liên quan mật thiết đến mức độ

phân tử, tế bào cũng nhƣ mối quan hệ mật thiết với môi trường sống.

- Chứng minh đƣợc sự thống nhất và khác biệt về các quá trình sống giữa động vật với thực vật.

có máy sục khí oxygen, nuôi ếch chú ý giữ môi trường ẩm ướt, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe,...

- Biết thực hành tưới nước chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

- Thực hành trồng cây thuỷ canh, khí canh, t a cành, phun kích thích tố lên cây, tính tuổi cây, giâm chiết cành, thụ phấn cho cây, giao phối ở vật nuôi, đo huyết áp,…

- Thực hiện đƣợc một số DAHT, đề tài NCKH: Tìm hiểu về vấn đề thực phẩm bẩn, các bệnh tật liên quan đến cây trồng, vật nuôi, con người như: béo phì, suy dinh dƣỡng; lạm dụng hoocmôn, chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, trồng trọt,…

- Trình bày đƣợc một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

5 Di truyền học

- Trình bày đƣợc cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tƣợng di truyền và biến dị cấp độ phân tử và cấp NST.

- Trình bày đƣợc các quy luật di truyền Menđen và sau Menđen.

- Phân tích đƣợc các ứng dụng của di truyền trong sản xuất đời sống và về di truyền người.

- Giải thích đƣợc cơ sở khoa học của việc tạo ra các giống mới bằng con đường đột biến gen, đột biến NST.

- Giải thích các vấn đề trong thực tiễn (Ví dụ: điều khiển giới tính trong chăn nuôi, phát hiện bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình, sàng lọc trước sinh; vấn đề cho cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lƣợng,...).

- Vận dụng được hiểu biết về thường biến và mức phản ứng của một kiểu gene giải thích một số ứng dụng trong

TT Phần Mục tiêu

Về kiến thức Về rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...). Thực hành trồng cây chứng minh được thường biến.

6 Tiến hóa

Trình bày đƣợc các bằng chứng, nguyên nhân và cơ chế tiến hoá, về sự phát sinh, phát triển của sự sống trên trái đất.

- Giải thích đƣợc các đặc điểm thích nghi ch hợp lí tương đối của sinh vật.

- Giải thích đƣợc nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng ở một số loài sinh vật.

- Vận dụng kiến thức giải thích đƣợc sự đa dạng của sinh giới; giải thích đƣợc cơ sở khoa học của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật và con người.

7

Sinh thái học và môi trường

- Phân tích đƣợc mối quan hệ giữa cá thể và môi trường, về quần thể, quần xã, về hệ sinh thái - sinh quyển và sinh thái học với việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên.

- Chứng minh đƣợc các kiến thức cơ bản nói trên là cơ sở để hiểu các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

- Vận dụng đƣợc kiến thức về môi trường và các nhân tố sinh thái để giải thích đƣợc các VĐTT liên quan, điều ch nh để nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng; Tìm hiểu đƣợc nhịp sinh học của chính cơ thể mình.

- Đề xuất đƣợc một số biện pháp bảo tồn hệ sinh thái nào đó trong tự nhiên.

- Xác định đƣợc mối quan hệ trong hệ sinh thái; xác định các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục.

- Thực hiện đƣợc bài tập (hoặc dự án, đề tài) về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn; vấn đề dân số hiện nay,... và giải pháp bảo vệ môi trường bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)