Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.2. Vấn đề thực tiễn trong dạy học
Để rèn luyện cho HS KN VDKT vào thực tiễn, GV cần phải xây dựng các VĐTT hoặc tạo bối cảnh cho HS đề xuất VĐTT.
1.2.2.1. Khái niệm vấn đề
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003): “ ấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết” [52].
Theo tác giả Lecne (1997) cho rằng: “ ấn đề là câu hỏi nảy ra hay đặt ra cho chủ thể mà chủ thể chưa biết lời giải t trước và phải tìm tòi sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu để s dụng thích hợp vào việc tìm lại nó”[43]. Nhƣ vậy, vấn đề là một tính huống có tính vừa sức, hấp dẫn và thu hút đối với chủ thể (HS), HS muốn khám phá, tìm hiểu vấn đề đó để phát triển kiến thức, KN.
Theo Nguyễn Thị Hằng (2015): “Vấn đề là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lí giải” [24]. Vấn đề là tình huống nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó với những tri thức, KN và phương pháp hiện có của chủ thể chƣa đủ để giải quyết.
Theo Claire Major (1998) [64], một vấn đề tốt có đặc điểm:
- Vấn đề phải tham gia vào các lợi ích của người học, khuyến khích người học thăm dò, tìm hiểu sâu sắc hơn về các khái niệm đƣợc giới thiệu.
- Câu hỏi trong vấn đề cần có tính mở, không giới hạn đối với một câu trả lời đóng nhưng có kết nối với các kiến thức đã học trước đó.
- Có cơ sở từ nội dung học tập. Các mục tiêu dạy học cần đƣợc đƣa vào các vấn đề. Vấn đề kết nối kiến thức từ các khái niệm đã có với khái niệm mới và kết nối kiến thức với các kiến thức trong các môn học khác nhau.
- Liên quan tới thực tiễn. Vấn đề có thể lấy từ các video clip, những câu chuyện, các bài báo hoặc tài liệu giáo khoa về những vấn đề thực tiễn và đƣợc viết lại có kết thúc mở.
- Giúp phát triển KN tư duy ở mức độ cao. Người học được yêu cầu biện minh cho tất cả các quyết định và lập luận dựa trên các nguyên tắc đƣợc học. Vấn đề yêu cầu người học đưa ra các quyết định dựa trên các sự kiện, thông tin logic, hợp lí. Vấn đề thách thức người học đạt được cấp độ cao của tư duy phê phán, kích thích người học đạt được mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá, chứ không phải ch xác định và giải thích.
- Thu hút sự quan tâm, hứng thú từ người học.
- Khuyến khích hợp tác GQVĐ. Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm là cần thiết để việc GQVĐ có hiệu quả.
1.2.2.2. Vấn đề thực tiễn trong dạy học
Tác giả V. Okon: “ ấn đề trong học tập hình thành t một khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà việc giải quyết khó khăn đó là kết quả của tính tích cực nghiên cứu của HS” [62].
Tác giả Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2019): “ ĐTT trong dạy học là vấn đề mở, xuất hiện trong thực tiễn cuộc sống và gần gũi với HS. Đó là những vấn đề thực hoặc được mô phỏng lại vấn đề thực, được GV xây dựng để HS giải quyết nhằm đạt mục tiêu dạy học nhất định” [47].
Trong quá trình dạy học, VĐTT là một nhiệm vụ mà người dạy đặt ra cho người học gắn với thực tiễn đời sống, chứa đựng những kiến thức HS đã biết và
những kiến thức HS chƣa biết, từ đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức, xuất hiện nhu cầu cần khám phá, giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới. VĐTT đƣợc biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: BTTT, DAHT, đề tài NCKH,…
Nhƣ vậy, có thể định nghĩa: Vấn đề thực tiễn trong dạy học là hiện tượng của tự nhiên hay xã hội diễn ra trong cuộc sống và chứa đựng những điều cần được giải thích, chứng minh, giải quyết thông qua các bài tập, các nhiệm vụ học tập do G xây dựng và tổ chức cho HS thực hiện.
1.2.2.3. Một số vấn đề thực tiễn liên quan môn Sinh học THPT
Môn Sinh học giúp HS hình thành, phát triển NL sinh học - một thành tố của NL khoa học tự nhiên. NL sinh học bao gồm các thành phần NL: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, KN đã học [7].
Sinh học vừa rất gần gũi, thiết thực với cuộc sống của con người, vừa là cơ sở khoa học để giúp HS vận dụng đƣợc các thành tựu lí thuyết và khoa học công nghệ hiện đại để giải quyết các VĐTT liên quan.
Từ khái niệm VĐTT nêu trên, có thể định nghĩa VĐTT trong dạy học môn Sinh học nhƣ sau: ĐTT trong dạy học Sinh học là hiện tượng của tự nhiên hay xã hội diễn ra trong cuộc sống chứa đựng những điều cần được tổ chức cho HS giải thích, chứng minh, giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức của môn Sinh học và kiến thức của các môn học khác có liên quan. Trong dạy học Sinh học cấp THPT, VĐTT chính là nội dung chứa đựng trong các BTTT, DAHT và đề tài NCKH đƣợc GV thiết kế và đƣa ra để yêu cầu HS phát hiện và giải quyết.
Có rất nhiều VĐTT liên quan nội dung Sinh học cấp THPT. Dưới đây là một số VĐTT nổi bật ở các phạm vi khác nhau: phạm vi toàn cầu, phạm vi đất nước Việt Nam và phạm vi t nh Hà Tĩnh (nơi đƣợc tiến hành thực nghiệm sƣ phạm) gắn với nội dung kiến thức môn Sinh học THPT.
Một số VĐTT toàn cầu liên quan Sinh học THPT
Vấn đề toàn cầu hay toàn nhân loại là những điều cần đƣợc nghiên cứu, xem xét, giải quyết trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề toàn cầu có liên quan trực tiếp đến tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở tham khảo các diễn đàn hội nghị thượng đ nh Châu Á - Thái Bình Dương [85], [86], hội nghị
thƣợng đ nh thúc đẩy các hành động toàn cầu [78], một số trang trên Internet [87],… có thể nhận thấy, trên phạm vi toàn cầu đang đối mặt với nhiều VĐTT cấp bách, trong đó có một số VĐTT liên quan đến nội dung Sinh học cấp THPT nhƣ:
- Biến đổi khí hậu.
- Ô nhiễm môi trường.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
- Bạo lực.
- Khủng bố.
- Suy dinh dƣỡng và đói nghèo.
- Lạm dụng chất gây nghiện.
- Dịch bệnh và sức khỏe con người.
- An ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí sinh học.
- Dịch bệnh: HIV/AIDS, Covid-19, dịch tả lợn Châu Phi,…
Một số VĐTT ở Việt Nam liên quan Sinh học THPT
Ngoài những VĐTT toàn cầu, căn cứ vào báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội [12], [84], tham khảo thêm một số trang mạng Internet, có thể nhận thấy ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều VĐTT cấp bách liên quan đến nội dung Sinh học cấp THPT nhƣ sau:
- Ô nhiễm môi trường nước, không khí tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, lưu vực sông không bảo đảm an toàn.
- Tai nạn giao thông do uống rƣợu, bia.
- Chế biến khoáng sản không bảo đảm an toàn.
- Thực phẩm bẩn, không an toàn cho sức khỏe.
- Sinh vật ngoại lai xâm chiếm sinh thái, môi trường.
- Dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm.
- Xâm hại tình dục trẻ em.
- Quan hệ tình dục ở tuổi học đường.
- Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Bạo lực học đường.
Một số ĐTT cụ thể ở Hà Tĩnh liên quan Sinh học THPT
Ở mức độ địa phương, t nh Hà Tĩnh cũng chịu tác động của các VĐTT toàn cầu, VĐTT của Việt Nam, ngoài ra, còn có một số VĐTT đặc trƣng cho t nh. Căn cứ vào các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội t nh Hà Tĩnh [83], [13], các thông tin trên các trang báo, tạp chí, truyền hình, kết hợp với nghiên cứu thực địa, những năm gần đây Hà Tĩnh cũng đang phải đối mặt với nhiều VĐTT liên quan đến nội dung Sinh học cấp THPT, ví dụ nhƣ:
- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nước biển tại Cảng Vũng Áng; ô nhiễm nguồn nước tại hồ Bộc Nguyên, Thạch Hà; ô nhiễm nguồn nước đã làm cho nghêu sò chết hàng loạt tại Lộc Hà,…).
- An toàn vệ sinh thực phẩm ở nhiều nơi trong t nh.
- Dịch bệnh ở vật nuôi, cây trồng (long móng lở mồm ở trâu bò, dịch tả ở lợn, tôm chết hàng loạt, rầy nâu,…).
- Sâu hại làm rừng cây đước chắn sóng tại huyện Kỳ Anh bạc trắng.
- Ngập úng lũ lụt làm cho các cây có múi (cam, bưởi) chết hàng loạt tại Hương Khê, Hà Tĩnh.
- Trồng rau sạch tại các hộ gia đình ở thành phố Hà Tĩnh.
- Trồng rau trên cát tại huyện Thạch Hà.
- Tác hại của thuốc trừ sâu hóa học và chế tạo, sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo dược đảm bảo an toàn tại các vườn mẫu huyện Thạch Hà, huyện Lộc Hà.
- Sản xuất các loại mứt củ, quả có sẵn tại địa phương bằng phương pháp thủ công, an toàn phục vụ dịp Tết Nguyên đán.
- Chế biến và sản xuất các loại thực phẩm lên men ở thành phố Hà Tĩnh.
- Chọn giống vật nuôi và cây trồng phù hợp với vùng miền.
- Quy hoạch phát triển trồng cây có múi (cam, bưởi).
- Khôi phục và nhân giống cây quýt tắt.
- Phát triển cây trầm hương ở Phúc Trạch, Hương Khê.
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng Sinh học, bảo tồn nguồn gen,…