VĐTT liên quan đến các nội dung trong môn Sinh học cấp THPT

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 72 - 81)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. MỤC TIÊU, CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP THPT VÀ CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN

2.1.3. VĐTT liên quan đến các nội dung trong môn Sinh học cấp THPT

Như đã phân tích trong chương 1, để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS, GV cần phải xác định đƣợc các VĐTT liên quan trong dạy học Sinh học cấp

THPT. Từ các VĐTT, GV xây dựng các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ này có độ khó và yêu cầu thời gian thực hiện khác nhau tùy theo nội dung, đối tƣợng HS, cơ sở vật chất. Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ học tập này, HS có thể phát triển đƣợc KN VDKT vào thực tiễn.

Để xác định các VĐTT trong dạy học Sinh học cấp THPT, chúng tôi xây dựng quy trình gồm 4 bước như sau:

Hình 2.1. Quy trình xác định các vấn đề thực tiễn trong môn Sinh học cấp THPT Nội dung các bước được mô tả cụ thể như sau:

Bước 1: Phân tích chương trình môn Sinh học thành các mạch nội dung lớn

* Mục đích: Xác định được các mạch nội dung lớn trong chương trình môn Sinh học cấp THPT.

* Cách tiến hành: GV căn cứ mục tiêu giáo dục môn học, chuẩn kiến thức, KN, nội dung chương trình từng phần, đặc điểm và trình độ HS để xác định được các mạch nội dung lớn trong môn Sinh học cấp THPT. Nội dung này chúng tôi đã phân tích đặc điểm và cấu trúc chương trình môn Sinh học cấp THPT ở mục 2.1.2 thành 7 mạch nội dung lớn.

Bước 2: Phân tích các nội dung lớn, xây dựng thành các chủ đề

* Mục đích: Phân tích đƣợc các mạch nội dung lớn, xây dựng thành các chủ đề dạy học.

* Cách tiến hành:

Trên cơ sở rà soát, phân tích các nội dung kiến thức trong mỗi mạch nội dung lớn của chương trình Sinh học cấp THPT, xác định các nội dung kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một đơn vị kiến thức mang tính trọn vẹn tương đối, hệ

Bước 1: Phân tích chương trình môn Sinh học thành các mạch nội dung lớn

Bước 3: Xác định VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến nội dung chủ đề

Bước 2: Phân tích các nội dung lớn, xây dựng thành các chủ đề

Bước 4: Xác định VĐTT địa phương liên quan đến nội dung chủ đề

thống hóa, sắp xếp một cách logic theo từng mạch nội dung thuận lợi cho quá trình học tập của HS.

Xây dựng thành các chủ đề dạy học, mỗi chủ đề dạy học xác định rõ: mục tiêu (kiến thức, kĩ năng, thái độ, các năng lực hướng tới); mạch nội dung của chủ đề; các PPDH chủ yếu; phương tiện và thiết bị dạy học; tiến trình dạy học (tổ chức theo các hoạt động dạy học gắn với giải quyết các VĐTT liên quan); kiểm tra đánh giá; tổng kết, rút kinh nghiệm.

Trong nghiên cứu này, mỗi chủ đề dạy học chúng tôi xây dựng với thời lƣợng dạy học từ 2-4 tiết để thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện.

Bước 3: Xác định ĐTT trên thế giới và ở iệt Nam liên quan đến nội dung chủ đề

* Mục đích: Xác định đƣợc VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến nội dung chủ đề.

* Cách tiến hành:

Trên cơ sở mạch nội dung của chủ đề dạy học, GV và HS xác định các VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan.

Lựa chọn các VĐTT phù hợp với NL của HS và điều kiện dạy học của nhà trường để đưa vào chủ đề dạy học.

Bước 4: Xác định ĐTT địa phương liên quan đến nội dung chủ đề

* Mục đích: Xác định được VĐTT ở địa phương liên quan đến mỗi nội dung chủ đề.

* Cách tiến hành:

Phân tích thực tiễn địa phương để xác định các VĐTT ở địa phương trùng với các VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam.

Xác định các VĐTT ở địa phương mang tính đặc thù liên quan để đưa vào chủ đề dạy học.

 Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Xác định các VĐTT trong mạch nội dung Sinh học tế bào Bước 1: Phân tích các mạch nội dung lớn trong môn Sinh học

Chương trình môn Sinh học cấp THPT được phân chia thành 7 phần, mỗi phần tương ứng với một mạch nội dung lớn, bao gồm: Giới thiệu chung về thế giới

sống; Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Di truyền học; Tiến hóa; Sinh thái học và môi trường.

Bước 2: Phân tích các nội dung lớn, xây dựng thành các chủ đề

Phần Sinh học tế bào được xây dựng theo hướng tiếp cận theo logic cấu trúc gắn với chức năng gồm 5 nội dung tương đối độc lập, có thể xác định thành 5 chủ đề:

+ Thành phần hóa học của tế bào.

+ Cấu trúc tế bào.

+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng ở tế bào.

+ Chu kỳ tế bào và phân bào.

+ Công nghệ tế bào và một số ứng dụng.

Các mạch nội dung lớn trong phần Sinh học tế bào đƣợc phân tích ở bảng 2.2 nhƣ sau:

Bảng 2.2. Các mạch nội dung phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT

Phần Các chủ đề Nội dung chủ đề

Sinh học tế bào

Thành phần hóa học của tế bào

- Các chất vô cơ cấu tạo tế bào: các nguyên tố hóa học;

các chất vô cơ; liên kết hóa học; nước và vai trò của nước.

- Các chất hữu cơ cấu tạo tế bào: carbohidrate, Lipid, Protein, Axit nucleic.

Cấu trúc tế bào

- Đặc điểm chung của tế bào.

- Cấu trúc tế bào nhân sơ.

- Cấu trúc tế bào nhân thực.

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng ở tế

bào

- Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lƣợng.

- ATP - Đồng tiền năng lƣợng của tế bào.

- Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào.

- Tổng hợp các chất tế bào: quang hợp, hóa tổng hợp.

- Phân giải các chất tế bào: phân giải cacbohidrat, phân giải lipid, phân giảng protein, phân giải axit nucleic.

Chu kỳ tế bào và phân bào

- Chu kì tế bào.

- Các hình thức phân bào.

- Ý nghĩa của sự phân bào.

Công nghệ tế bào và một số

ứng dụng

- Nuôi cấy mô tế bào và ứng dụng nhân giống cây trồng.

- Cấy truyền phôi và ứng dụng trong nhân giống vật nuôi.

- Nhân bản vô tính.

Bước 3: Xác định VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến chủ đề Một số VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến các chủ đề phần Sinh học tế bào, gồm:

- An ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước.

- Bệnh tuyến giáp, bệnh bướu cổ ở Việt Nam.

- T lệ béo phì ở Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á.

- Sương giá và cách bảo vệ cây trồng khỏi sương giá ở Tây Nguyên.

- Bảo quản, chế biến thực phẩm.

Bước 4: Xác định ĐTT địa phương liên quan đến chủ đề

Ngoài các VĐTT chung trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến nội dung các chủ đề trong phần Sinh học tế bào, ở địa phương Hà Tĩnh còn có một số VĐTT liên quan nhƣ sau:

- Chế biến và sản xuất các loại thực phẩm lên men ở thành phố Hà Tĩnh.

- Tác hại của thuốc trừ sâu hóa học và chế tạo, sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo dược đảm bảo an toàn tại các vườn mẫu huyện Thạch Hà, huyện Lộc Hà.

- Sản xuất các loại mứt củ, quả có sẵn tại địa phương bằng phương pháp thủ công, an toàn phục vụ dịp Tết Nguyên đán.

- Bảo quản rau, củ quả trong tủ lạnh.

- Nhân giống chuối, phong lan bằng nuôi cấy mô tại Hà Tĩnh.

Ví dụ 2: Xác định các VĐTT trong mạch nội dung Sinh học Cơ thể - Sinh học 11 THPT

Bước 2: Phân tích các mạch nội dung lớn thành các chủ đề

Phần Sinh học cơ thể được xây dựng theo hướng tiếp cận tiếp cận hệ thống sống thông qua bốn dấu hiệu đặc trƣng cơ bản của cơ thể động vật và cơ thể thực vật gồm 4 chủ đề, trong mỗi chủ đề đƣợc tách thành 2 phần theo đối tƣợng cơ thể thực vật và động vật:

- Trao đổi chất và năng lƣợng ở sinh vật.

- Cảm ứng ở sinh vật.

- Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Sinh sản ở sinh vật.

Các mạch nội dung trong phần Sinh học cơ thể đƣợc phân tích ở bảng sau:

Bảng 2.3. Các mạch nội dung phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11 THPT

Phần Các chủ đề Nội dung chủ đề

Sinh học tế bào

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng ở

sinh vật

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng ở sinh vật.

- Các dấu hiệu đặc trƣng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng ở sinh vật.

- Các giai đoạn chuyển hóa năng lƣợng trong sinh giới.

Cảm ứng ở sinh vật

- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

- Các dấu hiệu đặc trƣng của cảm ứng ở sinh vật.

- Các dạng cảm ứng ở thực vật và động vật.

Sinh trưởng và phát triển ở sinh

vật

- Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Mỗi quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Các dạng biến thái trong vòng đời phát triển của sinh vật.

Sinh sản ở sinh vật

- Các dấu hiệu đặc trƣng của sinh sản ở sinh vật.

- Vai trò của sinh sản đối với sinh vật.

- Các hình thức sinh sản ở sinh vật.

Bước 3: Xác định VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến chủ đề Một số VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến các chủ đề phần Sinh học cơ thể, gồm:

- Tai nạn giao thông do uống rƣợu, bia.

- Suy dinh dƣỡng.

- Lạm dụng chất gây nghiện.

- Thực phẩm bẩn, không an toàn cho sức khỏe.

- Tác hại của thuốc lá.

- Chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, trồng trọt.

- Sự gia tăng nhanh dân số.

- Xâm hại tình dục trẻ em.

- Quan hệ tình dục ở tuổi học đường.

- Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.

- Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

- Nhân bản vô tính.

Bước 4: Xác định ĐTT địa phương liên quan đến chủ đề

Ngoài các VĐTT chung trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến nội dung các chủ đề trong phần Sinh học cơ thể, ở địa phương Hà Tĩnh còn có một số VĐTT liên quan nhƣ sau:

- An toàn vệ sinh thực phẩm ở nhiều địa phương trong t nh.

- Bảo quản rau, củ quả, hạt giống.

- Dịch bệnh ở vật nuôi, cây trồng (long móng lở mồm ở trâu bò, dịch tả ở lợn, tôm chết hàng loạt, rầy nâu,…).

- Ngập úng lũ lụt làm cho các cây có múi (cam, bưởi) chết hàng loạt tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

- Nắng nóng làm cho hàng chục hecta chè ở xã Hương Trà, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh khô héo.

- Trồng rau sạch tại các hộ gia đình ở thành phố Hà Tĩnh.

- Trồng rau trên cát tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

- Tôm, ngao hến chết hàng loạt ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.

- Nhân giống vật nuôi, cây trồng.

- Tai nạn giao thông ở tuổi học đường.

- Mang thai, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.

2.2.3.2. Các vấn đề thực tiễn liên quan đến các nội dung trong môn Sinh học cấp THPT Từ quy trình trên, thông qua phân tích nội dung chương trình dưới các mạch nội dung (chủ đề lớn), một số VĐTT tương ứng với các nội dung được gợi ý nhƣ ở bảng sau đây:

Bảng 2.4. Các VĐTT liên quan đến môn Sinh học cấp THPT TT Phần VĐTT trên thế giới và ở Việt

Nam VĐTT ở địa phương Hà Tĩnh

1 Sinh học tế bào

- An ninh năng lƣợng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước.

- Bệnh tuyến giáp, bệnh bướu cổ ở Việt Nam.

- T lệ béo phì ở Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á.

- Thực phẩm lên men.

- Tác hại của thuốc trừ sâu hóa học và chế tạo, sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo dƣợc đảm bảo an toàn tại các vườn mẫu huyện Thạch Hà, huyện

- Sương giá và cách bảo vệ cây trồng khỏi sương giá ở Tây Nguyên.

- Bảo quản, chế biến thực phẩm.

Lộc Hà.

- Sản xuất các loại mứt củ, quả có sẵn tại địa phương bằng phương pháp thủ công, an toàn phục vụ dịp Tết nguyên đán.

- Bảo quản rau, củ quả trong ngăn mát.

- Nhân giống chuối, phong lan bằng nuôi cấy mô tại Hà Tĩnh.

2

Sinh học vi sinh vật và virus

- Dịch bệnh: HIV/AIDS, Covid- 19, dịch tả lợn Châu Phi,…

- Bệnh do vi khuẩn Whitmore (Vi khuẩn ăn thịt người) được phát hiện ở nhiều địa phương trong cả nước (2019).

- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí sinh học.

- Xử lí rác thải bằng vi sinh vật.

- Dịch bệnh ở người (tay chân miệng, sốt rét, HIV/AIDS, Covid-19, ung thƣ, béo phì,…).

- Tháng 6/2019 có 12/13 huyện thị, thành phố bị “dính” bệnh dịch tả lợn châu Phi, hơn 11.000 con lợn đã buộc phải tiêu hủy.

- Một số bệnh dịch phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh (Bệnh cúm, dịch tả, sốt xuất huyết, HIV/AIDS,...) tại Hà Tĩnh.

- Sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dƣa chua, dấm ăn,...).

- Ứng dụng xây dựng mô hình xử lí rác thải trong nhà trường.

- Thực phẩm lên men.

- Xây dựng mô hình sản xuất nước mắm.

- Xây dựng đƣợc mô hình STEM nấu rƣợu truyền thống tại Hà Tĩnh.

3 Sinh học cơ thể

- Tai nạn giao thông do uống rƣợu, bia.

- Suy dinh dƣỡng.

- Lạm dụng chất gây nghiện;

- Thực phẩm bẩn, không an toàn cho sức khỏe.

- Tác hại của thuốc lá.

- An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Bảo quản rau, củ quả, hạt giống.

- Dịch bệnh ở vật nuôi, cây trồng (long móng lở mồm ở trâu bò, dịch tả ở lợn, tôm chết hàng loạt, rầy nâu,…).

- Chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, trồng trọt.

- Sự gia tăng nhanh dân số.

- Xâm hại tình dục trẻ em.

- Quan hệ tình dục sớm, phá thai bừa bãi.

- Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

- Nạo phá thai ở tuổi học đường.

- Nhân bản vô tính.

- Ngập úng lũ lụt làm cho các cây có múi (cam, bưởi) chết hàng loạt tại Hương Khê, Hà Tĩnh.

- Nắng nóng làm cho hàng chục hecta chè ở xã Hương Trà, huyện Hương Khê khô héo.

- Trồng rau sạch tại các hộ gia đình ở thành phố Hà Tĩnh.

- Trồng rau trên cát tại huyện Thạch Hà.

- Tôm, ngao hến chết hàng loạt ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.

- Nhân giống vật nuôi, cây trồng.

- Mang thai, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.

4 Di truyền học

- Bệnh ung thƣ.

- Suy giảm vốn gen ở người.

- Tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,...).

- Phục hồi và bảo tồn giống cây quýt tắt.

- Chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp vùng miền.

- Bệnh, tật di truyền ở người.

5 Tiến hóa

- Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật.

- Đặc điểm thích nghi ch hợp lí tương đối của sinh vật.

- Sự đa dạng của sinh giới.

- Hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật và con người.

6 Sinh thái học

- Biến đổi khí hậu.

- Ô nhiễm.

- Suy giảm đa dạng sinh học.

- Chế biến khoáng sản không bảo đảm an toàn.

- Ô nhiễm môi trường.

- Môi trường nước, không khí tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, lưu vực sông không bảo đảm an toàn.

- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nước biển tại Cảng Vũng Áng;

ô nhiễm nguồn nước tại hồ Bộc Nguyên, huyện Thạch Hà; ô nhiễm nguồn nước gây nghêu sò chết hàng loạt tại huyện Lộc Hà,…).

- Sâu hại làm rừng cây đước chắn sóng tại huyện Kỳ Anh bạc trắng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)