Thực trạng về KN VDKT vào thực tiễn của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 57 - 64)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.2. Thực trạng về KN VDKT vào thực tiễn của học sinh THPT

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của HS về dạy học rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế 1 phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi (Xem phụ lục 2) và tiến hành điều tra 820 HS cấp THPT (Xem phụ lục 16). Trong 820 phiếu điều tra thu đƣợc, có 679 phiếu HS trả lời đầy đủ các câu hỏi theo yêu cầu.

Mặt khác, để đánh giá mức độ có đƣợc KN VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học cấp THPT, chúng tôi đã thiết kế 3 BTTT và tiến hành khảo sát trên 426 HS ở 3 lớp 10, 11, 12 ở t nh Hà Tĩnh.

1.3.2.2. Kết quả điều tra

Mong muốn được học môn Sinh học tại các địa điểm của HS

Để tìm hiểu mong muốn học tập môn Sinh học trong các điều kiện khác nhau của HS, chúng tôi đã đã khảo sát nội dung sau:

Bảng 1.6. Mức độ mong muốn được học môn Sinh học trong các địa điểm Nội dung

Mức độ (%) Rất

thích Thích Bình

thường Không thích

Trong lớp học 14,14 37,41 46,10 2,36

Tại phòng thí nghiệm 35,94 41,53 19,00 3,53

Tại vườn trường 23,56 38,29 31,22 6,92

Tự học ở nhà 13,44 26,14 48,01 12,41

Tại các cơ sở sản xuất 29,31 34,90 28,13 7,66

Tại các trung tâm nghiên cứu 46,10 35,05 15,46 3,39

Trải nghiệm thiên nhiên và thực tiễn ở địa phương 51,40 29,01 16,49 3,09

Kết quả bảng 1.6 cho thấy, có hơn 60% HS rất thích và thích đƣợc học tập môn Sinh học tại các địa điểm gắn với thực nghiệm, thực tiễn: tại phòng thí nghiệm (77,47%); tại vườn trường (61,86%); tại các cơ sở sản xuất (64,21%); tại các trung tâm nghiên cứu (81,85%) và trải nghiệm thiên nhiên và thực tiễn ở địa phương (80,41%).

Tỷ lệ % HS không thích học hoặc cảm thấy bình thường khi học trong lớp khá cao (48,46%); khi tự học nhà là 60,52%. Kết quả trên cho thấy phần nhiều HS mong muốn đƣợc học tập môn Sinh học tại các địa điểm gắn liền với thực tiễn đời sống, học tập thông qua trải nghiệm, gắn với thiên nhiên, với địa phương.

Mức độ thực hiện các hoạt động học tập của HS

Bảng 1.7. Mức độ thực hiện các hoạt động học tập

Hoạt động học tập

Mức độ sử dụng (%) Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Th nh thoảng

Hiếm khi

Chưa bao

giờ Nghiên cứu sách giáo khoa 25,48 44,33 22,83 4,86 2,50 Nghiên cứu tài liệu tham khảo khác 5,45 17,82 56,41 17,08 3,24 Sử dụng thí nghiệm, thực hành 3,68 16,94 47,57 25,92 5,89 Chơi trò chơi, đóng vai minh họa 3,83 9,43 30,04 29,75 26,95 Xem phim, băng hình liên quan 6,63 21,35 46,39 17,53 8,10 Liên hệ kiến thức bài học với các VĐTT

trong cuộc sống 13,99 41,09 30,34 10,90 3,68

Thảo luận vấn đề khoa học, vấn đề liên quan

đến thực tiễn 10,31 29,60 34,61 19,00 6,48

VDKT kiến thức để giải thích các hiện tƣợng

thực tiễn 13,70 33,58 36,82 12,52 3,39

VDKT kiến thức để giải quyết các VĐTT ở

địa phương 6,19 21,35 39,03 21,65 11,78

Hoạt động trải nghiệm thực tiễn 4,86 19,88 31,52 27,10 16,64 Tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu

KHKT 1,18 4,42 16,64 20,18 57,58

Kết quả bảng 1.7 cho thấy, có trên 50% HS rất thường xuyên và thường xuyên nghiên cứu sách giáo khoa (69,81%) và liên hệ kiến thức bài học với các

VĐTT trong cuộc sống (55,08%). Trong khi đó, mức rất thường xuyên và thường xuyên ở một số hoạt động có tỷ lệ thấp, nhƣ tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu KHKT (5,60%); chơi trò chơi, đóng vai (13,25%); VDKT để giải quyết các VĐTT ở địa phương (27,54%); HĐTN thực tiễn (24,47%). Mức hiếm khi hoặc chưa bao giờ ở một số hoạt động chiếm tỷ lệ khá cao, nhƣ tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu KHKT (77,76%); HĐTN thực tiễn (43,74%); chơi trò chơi, đóng vai minh họa (56,70%); VDKT để giải quyết các VĐTT ở địa phương (33,43%). Có đến 26,95%

HS chƣa bao giờ tham gia chơi trò chơi đóng vai minh họa; 11,78% HS chƣa bao giờ VDKT để giải quyết các VĐTT ở địa phương; 16,64% HS chưa bao giờ HĐTN và có đến 57,58% HS chƣa bao giờ tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu KHKT.

Điều đó phản ánh việc tổ chức dạy học gắn với thực tiễn rất khó khăn, số GV thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học gắn với giải quyết các VĐTT còn ít, rất nhiều HS chƣa đƣợc rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn.

Mức độ thực hiện các nhiệm vụ học tập phát triển KN VDKT

Hình 1.4. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ học tập (%)

Để đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ học tập phát triển KN VDKT vào thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả hình 3 nhƣ sau:

Kết quả hình 1.4 cho thấy, trên 75% HS thực hiện tốt, khá các hoạt động liên

hệ kiến thức bài học với các VĐTT liên quan (75,85 %); giải thích các vấn đề thực tiễn liên quan (66,27%). Tuy nhiên, tỷ lệ HS mức yếu ở các hoạt động ở mức cao hơn trong thực hiện KN VDKT vào thực tiễn còn trên 10%, nhƣ đề xuất/phân tích phương án giải quyết VĐTT (13,11%); tổ chức các thao tác giải quyết VĐTT (10,31%). Kết quả đó cho thấy, KN VDKT vào thực tiễn của HS còn thấp, đa số HS mới ch dừng lại ở mức liên hệ kiến thức và giải thích các hiện tƣợng thực tiễn liên quan.

Chúng tôi đã khảo sát số tình huống/bài tập thực tiễn liên quan mà HS mong muốn được giải quyết trong một chương khi học môn Sinh học cấp THPT, kết quả nhƣ sau: từ 1 đến 2 vấn đề thực tiễn (30,93%); trên 3 vấn đề thực tiễn (47,13%). Ch có 6,33 % HS không muốn giải quyết VĐTT trong học tập. Thời gian HS mong muốn giải quyết đƣợc VĐTT liên quan đến bài học trong học tập nhƣ sau: 52,58%

trong buổi học; 38,59% sau buổi học; 8,84% sau một chương. Qua số liệu đó có thể thấy, HS rất mong muốn có các VĐTT liên quan trong dạy học và muốn giải quyết đƣợc VĐTT liên quan chủ yếu trong và sau buổi học.

Khó khăn của HS trong rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn

Trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan bài học, HS chủ yếu gặp phải các khó khăn sau: 40,46% cho rằng do chƣa nắm vững nội dung kiến thức lí thuyết; 20,18% cho rằng do số lƣợng tình huống/bài tập thực tiễn còn ít; 44,18% cho rằng thiếu KN VDKT vào thực tiễn.

Mức độ có được KN VDKT vào thực tiễn của HS trong quá trình học tập môn Sinh học cấp THPT

Qua kết quả thực hiện BTTT khảo sát HS cho thấy mức độ đạt đƣợc KN VDKT vào thực tiễn của HS cụ thể nhƣ bảng sau:

Bảng 1.8. Mức độ có được KN VDKT vào thực tiễn trong học tập môn Sinh học

TT Mức độ của kĩ năng Mức độ có đƣợc của HS (%)

1 Thành thạo (Mức 4) 0

2 Có kĩ năng (Mức 3) 4,5

3 Ban đầu (Mức 2) 19,4

4 Tập sự (Mức 1) 76,1

Hình 1.5. Mức độ có được KN VDKT vào thực tiễn của HS

Bảng 1.8 và hình 1.5 cho thấy, hầu hết HS đã có KN VDKT vào thực tiễn nhƣng ch ở mức 1 tập sự với 76,1%; 19,4% mức 2; 4,5 mức 3; 0% mức 4. Đây là lí do cần rèn luyện cho KN VDKT vào thực tiễn.

Đối với từng KN tiến trình của KN VDKT vào thực tiễn của HS kết quả đánh giá nhƣ bảng 1.9.

Bảng 1.9. Mức độ các KN tiến trình KN VDKT vào thực tiễn của HS (%)

KN tiến trình Mức độ thành thạo (cao nhất là Mức 4) (%)

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

A. Phát hiện vấn đề thực tiễn 57,0 19,4 20,9 2,7

B. Nêu giả thuyết khoa học 35,1 41,0 22,4 1,5

C. Tìm tòi, huy động kiến thức liên

quan vấn đề thực tiễn 27,1 49,8 17,4 5,7

D. Giải quyết vấn đề thực tiễn 23,1 53,2 18,9 4,7

E. Báo cáo kết quả, rút ra kết luận 23,1 50,0 20,9 6,0

Hình 1.6. Mức độ các KN tiến trình của KN VDKT vào thực tiễn

76.1

19.4

4.5

0 Tập sự (Mức 1)

Ban đầu (Mức 2) Có kĩ năng (Mức 3) Thành thạo (Mức 4)

57.0

35.1

27.1

23.1 23.1 19.4

41.0

49.8 53.2 50.0

20.9 22.4

17.4 18.9 20.9

2.7 1.5 5.7 4.7 6.0

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0

Nêu vấn đề thực

tiễn

Nêu giả thuyết giải quyết vấn đề thực

tiễn

Thiết kế tiến trình hành động

giải quyết vấn đề thực tiễn

Giải quyết vấn đề thực tiễn

Đánh giá kết quả giải quyết

vấn đề thực tiễn

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Bảng 1.9 và hình 1.6 cho thấy, tất cả HS đã có mức tập sự để giải quyết VĐTT, tuy nhiên số lƣợng HS chƣa có KN VDKT vào thực tiễn đang rất cao, với mức 76,4%

HS chƣa có KN nêu VĐTT; 76,1% HS chƣa có KN nêu giả thuyết giải quyết VĐTT;

76,9% HS chƣa có KN thiết kế hành động giải quyết VĐTT; 76,4% HS chƣa có KN giải quyết VĐTT và 73,1% HS chƣa có KN đánh giá kết quả tác động, nêu vấn đề mới trong quá trình giải quyết VĐTT. Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy HS giải quyết VĐTT chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, chưa có quy trình cụ thể, đứng trước một VĐTT quen thuộc HS có thể GQVĐ, tuy nhiên nếu gặp tình huống khác thì HS rất lúng túng. Điều này cho thấy KN VDKT vào thực tiễn của HS chƣa cao, cần phải có biện pháp phù hợp để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

1. Qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi nhận thấy:

- Vấn đề về rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chƣa có một nghiên cứu nào về dạy học rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT.

- Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu có liên quan, luận án tiếp tục bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lí luận về dạy học rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học nói chung và trong dạy học Sinh học cấp THPT nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và qua thực tiễn dạy học, tác giả đã đƣa ra định nghĩa thực tiễn, VĐTT trong dạy học Sinh học, KN VDKT vào thực tiễn và xác định cấu trúc, vai trò của KN VDKT vào thực tiễn. Đây là những định hướng quan trọng, làm cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề xuất quy trình, tổ chức rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS.

- Trên cơ nghiên cứu, tổng hợp, tác giả đã xác định hệ thống các VĐTT trên phạm vi toàn cầu, trong cả nước và địa phương Hà Tĩnh có liên quan đến nội dung chương trình Sinh học cấp THPT; đề xuất 3 nhóm biện pháp rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT bằng các BTTT, DAHT và đề tài nghiên cứu KHKT.

2. Trên cơ sở điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng về dạy học rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học của GV và của HS cấp THPT, cho thấy, KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học là một vấn đề còn mới mẻ đối với GV và HS. GV và HS đều nhận định đƣợc đây là vấn đề rất quan trọng, cần thiết và là mục tiêu của quá trình dạy học nhƣng kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế do chƣa hiểu bản chất vấn đề, chưa có quy trình hướng dẫn thực hiện, chưa có bộ công cụ dạy học phù hợp. Kết quả điều tra GV và HS cho thấy KN VDKT vào thực tiễn của HS còn rất thấp. Hầu hết HS mới ch dừng lại ở mức hiểu và giải thích đƣợc một số VĐTT mà chƣa biết cách thực hiện đƣợc một quy trình VDKT để giải quyết đƣợc các VĐTT liên quan. GV chƣa biết cách xây dựng bộ công cụ cũng nhƣ xây dựng quy trình để rèn luyện cho HS biết VDKT để giải quyết các VĐTT.

Nhƣ vậy, rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT là một vấn đề cần đƣợc nghiên cứu.

Chương 2

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP THPT

Trong chương 2, chúng tôi tập trung phân tích mục tiêu, cấu trúc chương trình Sinh học cấp THPT theo hướng tiếp cận rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn, xác định các VĐTT nổi bật liên quan đến từng nội dung trong môn Sinh học cấp THPT; xây quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn; thiết kế BTTT, DAHT, đề tài NCKH để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS; xây dựng tiêu chí, công cụ đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học cấp THPT.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)