Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.4. Định hướng một số biện pháp để rèn luyện và đánh giá KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT
Để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT, GV cần đặt HS vào các tình huống thực tiễn, thông qua giải quyết các tình huống này, HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn.
Trong dạy học Sinh học cấp THPT, để giải quyết đƣợc các VĐTT liên quan, GV có thể sử dụng đa dạng các PPDH với các cách xây dựng và tổ chức giải quyết VĐTT khác nhau. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở mục tiêu, nội dung, mức độ nhận thức và phương pháp tổ chức dạy học khác nhau, chúng tôi định hướng sử dụng ba biện pháp để rèn luyện và đánh giá KN VDKT vào thực tiễn nhƣ sau:
1.2.4.1. Sử dụng bài tập thực tiễn
Khái niệm bài tập thực tiễn
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003): bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng những điều đã học [52, tr.27].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1986): “Bài tập là bài ra cho HS làm để
vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học” [53].
Nhƣ vậy, bài tập chính là một nhiệm vụ trong học tập mà GV yêu cầu HS thực hiện để giải quyết một tình huống nào đó.
BTTT đƣợc hiểu là một nhiệm vụ, yêu cầu HS cần thực hiện để giải quyết VĐTT. Trong nghiên này, chúng tôi sử dụng khái niệm BTTT của tác giả Lê Thanh Oai (2016): “BTTT là dạng bài tập xuất phát t các tính huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm thành kiến thức mới, hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển NL cho người học” [49].
Vai trò của BTTT trong trong rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn
BTTT là công cụ dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS. Nếu GV thiết kế và sử dụng các BTTT để dạy học một cách phù hợp sẽ mang lại các vai trò sau:
- Là công cụ phổ biến, dễ sử dụng để rèn luyện các KN tiến trình của KN VDKT vào thực tiễn ở các mức độ khác nhau.
- Có thể gắn kiến thức bài học với các hiện tượng trong đời sống con người, với tự nhiên, môi trường và thực tiễn sản xuất.
- Có thể tạo tình huống trong dạy học, tạo hứng thú, tò mò muốn tìm hiểu của HS trong học tập. HS sẽ hào hứng hơn, tích cực hơn khi đƣợc đặt vào trong bối cảnh thực tiễn của cuộc sống.
- Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học; góp phần hình thành và phát triển cho HS NL thu thập và xử lí thông tin, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, đặc biệt là rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS.
- Giúp HS hiểu biết hơn về thiên nhiên, môi trường sống, từ đó góp phần giáo dục các hành vi đúng đắn nhằm bảo vệ môi trường, yêu quê hương, đất nước.
Yêu cầu của BTTT để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS
BTTT trong dạy học Sinh học vừa là công cụ, vừa là mục đích, nội dung, phương tiện, phương pháp để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Sinh học, rèn
luyện KN VDKT vào thực tiễn, phát triển tƣ duy khoa học, tạo hứng thú học tập và thái độ nghiêm túc trong khoa học. Trên cơ sở phân tích vai trò của BTTT, chúng tôi khái quát một số yêu cầu của BTTT để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS nhƣ sau:
Bám sát mục tiêu rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học. Yêu cầu quan trọng nhất của BTTT rèn luyện và đánh giá KN VDKT của HS là các câu hỏi/bài tập trong BTTT liên quan đến các KN tiến trình của KN VDKT vào thực tiễn.
Ví dụ: để rèn luyện cho HS KN phát hiện vấn đề, có thể đặt ra câu hỏi: Vấn đề đang đƣợc đề cập trong đoạn thông tin trên là gì? Hãy nêu ra mâu thuẫn trong tình huống trên? Hãy nêu các câu hỏi về vấn đề đang đƣợc bàn luận trong đoạn thông tin trên?,...
Có bối cảnh xuất phát từ tình huống thực tiễn, cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề; tạo nên tính hấp dẫn, kích thích tò mò, muốn khám phá, kích thích tƣ duy giải quyết vấn đề của HS.
Đảm bảo tính sƣ phạm, phù hợp với đặc điểm tâm lí, lứa tuổi của HS THPT. BTTT phải đƣợc xây dựng theo các mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến những bài tập vận dụng phức tạp, ở mức cao nhất là những bài tập đòi hỏi sự sáng tạo. Hệ thống BTTT tập trung giải quyết các kiến thức, KN trọng tâm của bài học, phù hợp với thời gian và không gian trên lớp học. GV có thể thiết kế các BTTT bằng cách yêu cầu HS tự xác định các VĐTT và tự giải quyết các VĐTT đó.
Ví dụ: Khi dạy chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở thực vật”, Sinh học 11, GV có thể sử dụng BTTT sau:
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Hương Khê “ruộng nẻ, chè khô”.
Nguyên nhân và hậu quả.
Tháng 6/2015, ở Hương Khê, Hà Tĩnh có ngày nhiệt độ ngoài trời lên tới 41- 420C, nhiều người dân khiếp đảm, tưởng mình sắp bị “hỏa thiêu”, ruộng nẻ, giếng cạn, cây héo úa, đặc biệt không ít đồi chè xanh trùng điệp bị nắng lửa thiêu cháy.
Ai đã từng tới Hương Trà, huyện Hương Khê, t nh Hà Tĩnh chắc hẳn sẽ rất thích thú khi nhìn những cánh đồng chè xoáy trôn ốc, chạy dài tít tắp dưới bầu trời xanh bao la. Người dân nơi đây tự hào về vựa chè lớn nhất Hà Tĩnh. Hương Trà đã đƣợc quy hoạch 192 ha đất trồng chè với 2 loại giống chủ lực là PH1 và VDP2 mang lại hàng chục triệu đồng mỗi năm cho các hộ nông dân. Song trận hạn thế kỷ năm 2015 xẩy ra trên đất Hương Khê khiến cả người dân và nông trường một phen điêu đứng, đã làm cháy mất 50 ha, nếu nắng nóng kéo dài, diện tích chè cháy sẽ lớn hơn nhiều.
(Nguồn: https://baohatinh.vn/xa-hoi/chao-lua-giua-mien-trung-bai-4-huong- khe-ruong-ne-che-kho/97383.htm)
Câu hỏi Kĩ năng tiến trình
1) Vấn đề đƣợc đề cập trong đoạn thông tin trên là gì?
2) Nguyên nhân có thể làm xuất hiện vấn đề trên?
3) Hãy nêu các câu hỏi liên quan đến vấn đề trong đoạn thông tin trên?
A. Phát hiện vấn đề thực tiễn 4) Vấn đề trên liên quan đến nội dung kiến thức nào?
5) Trọng tâm cần giải quyết của vấn đề trên là gì?
6) Hãy nêu một giả thuyết của em về vấn đề này?
B. Nêu giả thuyết khoa học 7) Để trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề trên, cần có kiến
thức, kĩ năng nào liên quan?
8) Hãy sắp xếp các kiến thức, kĩ năng đó theo thứ tự tiến trình một cách hợp lí.
C. Tìm tòi, huy động kiến thức liên quan
vấn đề thực tiễn 9) Theo em, có các biện pháp nào làm giảm sự khô héo của chè?
10) Vấn đề trên ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm chè?
D. Giải quyết vấn đề thực tiễn 11) Hãy nêu kết luận về các nguyên nhân có thể có của vấn đề trên?
12) Hãy nêu một số vấn đề thực tiễn khác liên quan đến vấn đề trên?
E. Báo cáo kết quả, rút ra kết luận
1.2.4.2. Sử dụng dự án học tập (DAHT)
Khái niệm DAHT
Theo Michael Knoll (1997) [69]: Có hai mô hình cơ bản của phương pháp dạy học dự án đã đƣợc phát triển từ thế k XIX nhƣng vẫn đƣợc sử dụng đến ngày nay, đó là:
Mô hình 1:
- HS tìm hiểu nội dung chương trình học.
- GV giảng dạy những tri thức cần thiết.
- HS áp dụng tri thức, KN đã học vào thực hiện một DAHT.
Mô hình 2:
- GV sắp xếp lại lại nội dung các bài học thành một chủ đề hấp dẫn, thú vị, gần với cuộc sống thực tế, phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
- Quá trình dạy học không đi trước dự án mà được tích hợp vào quá trình cùng HS giải quyết vấn đề mà dự án đặt ra.
Theo Nguyễn Văn Cường (1997) [14]: “Dạy học dự án hay dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của G tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không ch về mặt lí thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được”.
Theo Hà Thị Thúy (2015) [58]: “Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập để giải quyết một vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung học tập trong chương trình giáo dục, chủ động lập kế hoạch và vận dụng kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn thông qua đó người học chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển KN.”
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các khái niệm về dạy học theo dự án, có thể tóm lại: DAHT là một nhiệm vụ học tập đƣợc GV chuyển giao cho HS, trong đó, HS đƣợc đóng một vai trò nào đó, họ tự thiết kế và thực hiện kế hoạch nhằm giải quyết một VĐTT có liên quan đến nội dung học tập.
Để thực hiện đƣợc DAHT, HS cần phải chủ động xây dựng kế hoạch, vận dụng kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn, thông qua giải quyết VĐTT, HS chiếm lĩnh đƣợc kiến thức và rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn.
Vai trò của DAHT trong trong rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn
DAHT là công cụ dạy học ngày càng nhiều GV sử dụng trong việc tổ chức các HĐTN, dự án đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS. Nếu GV thiết kế và sử dụng các DAHT để dạy học một cách phù hợp sẽ mang lại các vai trò sau:
- Là công cụ rèn luyện các KN tiến trình của KN VDKT vào thực tiễn ở các mức độ khác nhau, trong đó giúp HS rèn luyện tốt các KN thiết kế tiến trình hành động và KN giải quyết VĐTT.
- Là công cụ rèn luyện KN vận dụng một số kiến thức liên quan đến chủ đề và kiến thức liên môn để giải quyết VĐTT trong một khoảng thời nhất định, trong đó có yêu cầu sản phẩm đầu ra.
- Thông qua các DAHT giúp HS hiểu biết hơn về thiên nhiên, môi trường sống, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn.
- Góp phần hình thành và phát triển cho HS KN làm việc nhóm, KN thu thập và xử lí thông tin, KN GQVĐ,...
Yêu cầu của DAHT để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS
Trên cơ sở phân tích vai trò của DAHT, chúng tôi khái quát một số yêu cầu của DAHT để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS nhƣ sau:
- Bám sát mục tiêu để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học, mỗi yêu cầu trong dự án sẽ được xây dựng tương ứng với các KN thành tố của KN VDKT vào thực tiễn.
- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, thời gian, phạm vi, khả năng thực hiện nhiệm vụ giải quyết VĐTT của HS trong một bối cảnh nhất định.
- Người học phải chủ động tìm kiếm thông tin, kết nối các bên có liên quan, gắn với thực tiễn địa phương để thuận lợi cho quá trình tiếp thu tri thức của bản thân.
- Trong quá trình thực hiện dự án, các hoạt động học tập mang tính độc lập cao hơn, có đánh giá tiến trình, đánh giá sản phẩm.
Ví dụ: Khi dạy chủ đề “Sinh thái học và môi trường”- Sinh học 12 [21], GV có thể xây dựng DAHT sau:
“Hồ nước Bộc Nguyên ở Thạch Hà (t nh Hà Tĩnh) cung cấp nước sinh hoạt cho
hơn 20.000 hộ dân thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận. Thế nhƣng, hơn một trăm hộ dân đang sinh sống ở thƣợng nguồn vẫn hàng ngày xả thải, chăn trả trâu bò, vứt chai lọ thuốc trừ sâu, diệt cỏ… gây ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề “nhức nhối”, trở thành nỗi lo ngại và bức xúc cho người dân ở Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh trong thời gian qua". Em hãy vận dụng kiến thức đã học thực hiện DAHT để làm sáng tỏ tình hình trên?
(Nguồn: http://hatinh24h.com.vn/78631-a2626.html)
HS hoạt động theo nhóm từ 5-6 người, mỗi nhóm tìm hiểu vấn đề dưới các góc độ khác nhau trong vai: Nhóm 1: “Người dân s dụng nước sạch”; Nhóm 2:
“Nhà khoa học”; Nhóm 3: “Chính quyền địa phương”; Nhóm 4: “Cán bộ nhà máy cung cấp nước sạch” để thực hiện DAHT trên cơ sở định hướng trả lời các câu hỏi theo các KN tiến trình nhƣ sau:
Câu hỏi Kĩ năng tiến trình
1) Vấn đề em sẽ nghiên cứu là gì?
2) Nguyên nhân có thể làm xuất hiện vấn đề trên?
3) Hãy nêu các câu hỏi về vấn đề trên?
A. Phát hiện vấn đề thực tiễn
4) Vấn đề trên liên quan đến nội dung kiến thức nào?
5) Hãy nêu tất cả những vấn đề em biết ô nhiễm nguồn nước hồ Bộc Nguyên?
6) Hãy nêu một giả thuyết của em về vấn đề này?
B. Nêu giả thuyết khoa học
7) Thu thập các dẫn chứng liên quan nhằm chứng minh quan điểm của em về vấn đề ô nhiễm nguồn nước hồ Bộc Nguyên?
8) Hãy sắp xếp các kiến thức, kĩ năng đó theo thứ tự tiến trình một cách hợp lí.
C. Tìm tòi, huy động kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn 9) Vấn đề trên ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nhân dân
trong vùng và với môi trường?
10) Đề xuất giải pháp để khắc phục vấn đề trên?
D. Giải quyết vấn đề thực tiễn
11) Hãy nêu kết luận về các nguyên nhân có thể có của vấn đề trên?
12) Có thể nêu một số ý tưởng để đảm bảo lâu dài nguồn nước hồ Bộc Nguyên không bị ô nhiễm?
E. Báo cáo kết quả, rút ra kết luận
1.2.4.2. Sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học
Khái niệm đề tài NCKH
Nghiên cứu khoa học là: Áp dụng các phương pháp khoa học để điều tra các mối quan hệ giữa các hiện tƣợng tự nhiên, hoặc để giải quyết một vấn đề sức khỏe hay kĩ thuật [80].
Theo Vũ Cao Đàm (2003) [16], NCKH bao gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Quan sát sự vật, hiện tượng và xác định vấn đề nghiên cứu.
Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề”
nghiên cứu cho người nghiên cứu.
Bước 2: Thiết lập giả thuyết hoặc dự đoán về vấn đề nghiên cứu.
Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu.
Bước 3: Thu thập và x lí thông tin về vấn đề nghiên cứu.
Có nhiều phương pháp thu thập thông tin như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thực nghiệm,…
Bước 4: Kết luận xác nhận hay phủ nhận giả thuyết về vấn đề nghiên cứu.
Kết luận xác nhận hay phủ nhận giả thuyết là việc làm bắt buộc trong nghiên cứu khoa học. Có hai hướng biện luận: (1) Hoặc là kết quả thực nghiệm hoàn toàn lí tưởng như trong giả thuyết; (2) Hoặc là kết quả sẽ sai lệch nếu có sự tham gia của các biến đã giả định là không có trong nghiên cứu.
Người học tham gia nghiên cứu khoa học có thể trang bị cho mình các kiến thức và các kĩ năng như quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, trang bị về phương pháp luận, NL nghiên cứu, qua đó tiếp thu kiến thức mới đồng thời rèn luyện NL giải quyết vấn đề thực tiễn một cách nhanh chóng, hiệu quả trong cuộc sống [15].
Nhƣ vậy, có thể nói: NCKH có thể đƣợc xem là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, thử nghiệm về VĐTT để phát hiện ra những cái mới về sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội và có thể tạo ra sản phẩm mang tính sáng tạo về phương pháp, phương tiện kĩ thuật, lí luận mới có ý nghĩa trong cuộc sống.
Vai trò của NCKH trong rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn
Hình thành và phát triển NL NCKH cho HS trong dạy học là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đang đƣợc bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm thông qua việc tổ chức các kì thi HS, sinh viên NCKH. Trong quá trình dạy học, tổ