Bài học cho các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 90)

Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN TRONG

1.3.2. Bài học cho các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Từ việc nghiên cứu sự thành công cũng như thất bại trong quá trình hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp của Trung Quốc và Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cuối những năm 90 của thế kỷ trước, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ nhất, hoàn thiện cấu trúc vốn doanh nghiệp ở các quốc gia là rất khác nhau.

Cơ sở cho việc hoàn thiện cấu trúc vốn ở các công ty ở các quốc gia khác nhau mặc dù các công ty này đều hướng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại giá trị của công ty là do chi phí giao dịch. Ở các nước có chi phí giao dịch thấp do các trung gian tài chính cung cấp cho khách hàng những dịch vụ linh hoạt, dễ dàng, có một lượng dự trữ tiền có thể chuyển thành hàng hóa và dịch vụ bất cứ lúc nào thì chi phí dùng để vay nợ ở các định chế tài chính sẽ rẻ, việc vay nợ dễ dàng hơn, từ đó cấu trúc vốn của công ty sẽ thiên về thâm dụng nợ.

Tuy nhiên do tính hai mặt của đòn bẩy tài chính cho thấy một nền kinh tế có đòn bẩy cao với số tiền vay nợ lớn sẽ có thể dẫn đến hàng loạt vụ phá sản dây chuyền của các công ty làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Minh họa cho vấn đề này là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Sau mấy chục năm được sự bảo trợ và chỉ đạo của chính phủ, các tập đoàn kinh doanh lớn của Hàn Quốc (Cheabol) luôn có khuynh hướng đi vay với lãi suất thấp để mở rộng sản xuất kinh doanh, không dám chú tâm đến việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn do sự dồi dào và dễ dãi của việc sử dụng vốn vay. Chính sách bảo vệ thị trường trong nước đã giúp cho nền kinh tế Hàn Quốc tăng liên tục trong nhiều thập kỉ.

Thứ hai, trong giai đoạn đầu hoàn thiện cấu trúc vốn, Chính phủ cần phải là người dẫn dắt, chỉ đạo các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế bằng việc ban hành luật, các quy định. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế đã phát triển ổn định, Nhà nước cần giảm vai trò điều hành trực tiếp vào việc hoàn thiện cấu trúc vốn doanh nhiệp mà để cho thị trường tự điều chỉnh.

Thứ ba, các giải pháp hoàn thiện cấu trúc vốn cần thực hiện một cách đồng thời với hoàn thiện cấu trúc chiến lược.

Trong điều kiện hiện tại, khi các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế, định vị lại chiến lược kinh doanh là một điều kiện tiên quyết giúp các doanh nghiệp cải thiện hoạt động và đảm bảo khả năng tồn tại. Phương thức mà hầu hết các doanh nghiệp thực hiện để ứng phó với khó khăn của nền kinh tế là tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chủ chốt nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính. Hoàn thiện cấu trúc chiến lược có thể được thực hiện thông qua việc thoái vốn tại các khoản đầu tư ngoài ngành, thực hiện sáp nhập và hợp nhất nhằm tăng sức mạnh của doanh nghiệp[13].

Thứ tư, cấu trúc vốn nghiêng nhiều về vốn chủ sở hữu sẽ tạo thế chủ động cho doanh nghiệp đón nhận các dự án tốt và khi tình hình kinh tế gặp khó khăn thì doanh nghiệp sẽ vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn là doanh nghiệp có cấu trúc vốn nghiêng về nợ phải trả.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức xử lý nợ.Dựa vào tình hình thực tế về các khoản nợ vay, các doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức xử lý nợ phù hợp thông qua thỏa thuận, đàm phán với chủ nợ về việc khoanh nợ, dãn nợ, gia hạn nợ, vay mới, chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần hay bán nợ cho các tổ chức xử lý nợ chuyên biệt [13].

Thứ sáu, không có một cấu trúc vốn tối ưu nào cho tất cả các doanh nghiệp hay tất cả các giai đoạn. Kể cả khi đối mặt với một hoàn cảnh đã xảy ra trong quá khứ, ngay cả trong một doanh nghiệp cũng luôn phải thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh doanh, do đó, hoạch định cấu trúc vốn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải có những hướng đi đúng đắn nhất.

Chương 2

THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)