Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
2.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.3.1. Phân tích tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Tình hình nền kinh tế Việt Nam
Biểu đồ 2.11. Tốc độ tăng trưởng GDP 2005– 2016
(Nguồn: Tổng Cục thống kê) Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 có mức tăng cao nhất và năm 2009 có mức tăng thấp nhất.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO nên có nhiều cơ hội cũng như điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong năm 2007, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Trước tình hình khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Năm 2009 – 2012, bất ổn kinh tế toàn cầu tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ở giai đoạn này, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7%
và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,25%, chưa bằng hai phần ba
8.44 8.32 8.48
6.31 5.23
6.78 5.89
5.25 5.42 5.98
6.68 6.21
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
so với mức trước khủng hoảng. Trong khi đó, trước thời điểm khủng hoảng, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%/ năm.
Năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch.
So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42%
của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Con số tăng trưởng 5,98% được Tổng Cục Thống kê chính thức công bố đã khiến giới chuyên gia không khỏi bất ngờ. Năm 2015, GDP tăng trưởng 6,68%, cũng vượt kế hoạch so với mục tiêu đặt ra là 6,2%.
Tốc độ tăng trưởng GDP là một thước đo cơ hội phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn cho các dự án. Do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 chậm lại và thấp hơn giai đoạn trước đó đã làm giảm tỷ lệ sử dụng nợ của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành xây dựng nói riêng.
- Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2007 – 2014 cũng có những diễn biến phức tạp. Trong giai đoạn 2006 đến 2012, lạm phát ở Việt Nam nhìn chung ở mức 2 con số (trừ năm 2009), mức tăng trung bình 11,5%, cao gấp 2 lần mức tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001 – 2005. Từ năm 2007 đến 2013, lạm phát có chiều hướng mất ổn định và có tính chu kì khoảng 3 năm, tuy nhiên đến năm 2014, tỷ lệ lạm phát lại giảm ở mức kỷ lục, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp
nhất trong 10 năm trở lại đây, đó là do nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định; giá nhiên liệu trên thị trường thế giới, nhất là giá dầu thô thời gian gần đây giảm mạnh và đang tiếp tục giảm dẫn đến giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm giao thông tháng 12 năm 2014 lần lượt giảm so với cùng kỳ năm trước, ngược với xu hướng tăng của cùng kỳ năm 2013. Năm 2015 tốc độ tăng CPI chỉ còn 0,63%, đây là mức thấp nhất trong 14 năm qua.
Biểu đồ 2.12. Tốc độ tăng CPI của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016
(Nguồn: Tổng cục thống kê) Khi tỷ lệ lạm phát cao thì rủi ro của việc cấp tín dụng sẽ tăng nên người cho vay có xu hướng hạn chế cho vay. Do đó, tỷ lệ lạm phát tăng cao ở những năm 2010 – 2011 ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vay của các doanh nghiệp, làm giảm tỷ lệ nợ dẫn đến sự thay đổi cấu trúc vốn trong doanh nghiệp và ngược lại.
- Biến động lãi suất: Lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam từ năm 2008 đến nay có khá nhiều biến động. Đầu năm 2008 lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bình quân 19,89% thì cuối năm 2010, phần lớn các NHTM đưa ra mức lãi suất huy động lên 12%/năm. Tháng 12/2010, Hiệp hội Ngân hàng đưa ra một lãi suất đồng thuận, theo đó biên độ lãi suất huy động được nâng lên 14% kể cả hình thức khuyến mãi. Đến cuối năm 2011, tình hình thị trường
8.4 6.6
12.63 19.89
6.52 11.75
18.13
6.81 6.04 4.09
0.63 4.74
0 5 10 15 20 25
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
tiền tệ dần ổn định. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm này, lãi suất cho vay lên đến 15,5%/ năm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Các doanh nghiệp hầu như không thể tiếp cận được các nguồn vốn cho vay do rào cản của lãi suất. Sức ép lãi suất lên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khiến hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động khó khăn, thua lỗ. Sang năm 2014, các NHTM hạ lãi suất thấp hơn hẳn so với năm 2013, từ lãi suất bình quân là 14,28% chỉ còn 10,80%, lãi suất lại tiếp tục giảm nhẹ ở năm 2015 (10,15%). Đây là một thuận lợi giúp các doanh nghiệp có để huy động thêm vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
- Thuế suất: Theo lý thuyết đánh đổi (Trade – off), các doanh nghiệp ưa thích sử dụng nợ vay vì nợ được khấu trừ thuế. Trong giai đoạn gần đây, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nước ta nhiều lần thay đổi (trước 1/1/2009 là 28%, sau đó đến 2014 là 25%, hiện nay là 20%). Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi sẽ kéo theo mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp thay đổi và cấu trúc vốn sẽ thay đổi theo.
2.3.1.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Qui mô về doanh thu của doanh nghiệp: Để đánh giá qui mô của doanh nghiệp, có thể dùng chỉ tiêu tổng tài sản hoặc tổng doanh thu của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc, doanh nghiệp có qui mô càng lớn thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay càng cao hơn so với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ nên những doanh nghiệp lớn có nhiều cơ hội huy động vốn từ bên ngoài hơn.
Mặt khác, các doanh nghiệp có qui mô lớn thì khả năng phá sản của doanh nghiệp cũng nhỏ hơn vì dễ dàng đa dạng hóa được hoạt động của mình. Đồng thời, họ cũng giảm được chi phí xét trong mối tương quan với giá trị doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.
Bảng 2.12. Tổng hợp qui mô doanh thu bình quân của các DN ngành XD niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng Tổng doanh thu Trên
10.000
1.000 đến 10.000
100 đến 1.000
10 đến
100 Dưới 10
Số lượng DN 1 21 58 18 1
Tỷ trọng (%) 1,01 21,21 58,59 18,18 1,01
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các DN ngành xây dựng niêm yết) Trong tổng số 93 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì qui mô các doanh nghiệp rất khác nhau thể hiện ở qui mô doanh thu. Có 1 doanh nghiệp có qui mô rất lớn đạt doanh thu trên 10.000 tỷ đồng/năm (Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam).
Các doanh nghiệp có qui mô doanh thu từ 1.000 đến 10.000 tỷ đồng chiếm 21,21%, còn lại phần lớn là doanh nghiệp có doanh thu từ 100 đến 1.000 tỷ đồng (chiếm gần 59%). Với qui mô doanh nghiệp như vậy, trong bối cảnh 2012 – 2016 là những năm được đánh giá là nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thì đây là một lợi thế trong việc tăng tỷ lệ vốn vay trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết.
- Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp phản ánh rủi ro kinh doanh vì nó phản ánh mức độ phân tán của các giá trị khả năng sinh lời dao động xung quanh giá trị trung bình của biến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời có thể được thể hiện qua tỷ suất sinh lời của tài sản (BEP).
Biểu đồ 2.13. Khả năng sinh lời của tài sản bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của các DN ngành XD niêm yết
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN ngành XD niêm yết) - Cấu trúc tài sản dài hạn: Xem xét cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể thấy hầu hết các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản dài hạn cao thì đều có tỷ trọng nợ dài hạn cao hơn các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp có cấu trúc tài sản dài hạn thấp thì thường có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu thấp hoặc chủ yếu là vay ngắn hạn nên cấu trúc vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.13. Tổng hợp cấu trúc tài sản dài hạn bình quân của các DN ngành XD niêm yết
TSDH/Tổng Tài sản
Trên 90%
Từ 70%
– 90%
Từ 50%
– 70%
Từ 30%
– 50%
Từ 10%
– 30%
Dưới 10%
Số lượng DN 1 3 12 17 56 10
Tỷ trọng (%) 1,01 3,03 12,12 17,17 56,57 10,10 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các DN ngành XD niêm yết)
-15.000 -10.000 -5.000 .000 5.000 10.000 15.000 20.000
0 20 40 60 80 100
- Sở hữu Nhà nước: Qua việc nghiên cứu phân tích số liệu của một số công ty xây dựng niêm yết tiêu biểu, có thể thấy nhân tốc này tác động cùng chiều đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không có sở hữu Nhà nước như Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng thủy lợi Lâm Đồng (LHC), Công ty Cổ phần bê tông Becamex (ACC) và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) thường có cấu trúc vốn thấp hơn, tỷ lệ nợ nhìn chung thấp hơn tỷ lệ vốn chủ sở hữu và có tỷ suất sinh lời của tài sản (BEP) cao hơn so với nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu Nhà nước. Nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước như Công ty Cổ phần Kỹ thuật điện Sông Đà (SDE), Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 (VC2), Công ty Cổ phần Coma 18 (CIG) có cấu trúc vốn rất lớn, thậm chí lên đến 16,8 nhưng tỷ suất sinh lời của tài sản lại rất thấp, nhiều năm tỷ suất này còn nhỏ hơn 0. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do các công ty có sở hữu Nhà nước có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng nên các quyết định về tài chính của doanh nghiệp được đưa ra theo chỉ đạo của cấp trên mà không được đưa ra trên góc độ người sở hữu nên đôi khi không để ý đến cấu trúc vốn tối ưu dẫn đến tỷ suất sinh lời của tài sản thấp, rủi ro tài chính cao.
Bảng 2.14. Cấu trúc vốn và Tỷ suất sinh lời của tài sản (BEP) của một số DN XD niêm yết giai đoạn 2012 – 2016 Nhóm
DN
Mã
CP Chỉ tiêu Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Không có sở hữu nhà
nước
LHC
Cấu trúc
vốn 1,56 0,69 0,60 0,97 0,50
BEP (%) 18,17 19,86 13,33 14,23 16,05 ACC
Cấu trúc
vốn 0,27 0,19 0,35 0,46 0,32
BEP (%) 23,7 15,4 13,10 13,79 17,51 REE
Cấu trúc
vốn 0,58 0,23 0,27 0,43 0,51
BEP (%) 13,20 16,18 15,70 11,27 12,72
Có sở hữu nhà
nước
SDE
Cấu trúc
vốn 3,67 3,68 6,05 8,08 16,80
BEP (%) 6,03 3,92 0,82 -14,04 -6,33 VC2
Cấu trúc
vốn 11,86 10,02 7,50 9,76 9,55
BEP (%) 3,70 3,14 2,52 1,95 1,74
CIG
Cấu trúc
vốn 11,25 9,07 9,46 14,41 9,55
BEP (%) -1,35 0,87 -14,30 -8,82 0,31 (Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) 2.3.1.3. Kiểm định tác động của các nhân tố nội tại đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.3.1.3.1. Giới thiệu mô hình kinh tế lượng
Theo các tiêu chuẩn của AC Harvy, để lựa chọn một mô hình kinh tế lượng cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn nhất định. Tiêu chuẩn tiết kiệm được đặt ra trước hết, có nghĩa là một mô hình đơn giản mà có thể giải thích được sự biến động của biến phụ thuộc bằng biến giải thích thì mô hình đó được coi là một mô hình tốt. Dựa trên nguyên tắc đó, mô hình kinh tế lượng được lựa chọn để kiểm định tác động của các nhân tố nội tại đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là:
Mô hình hồi qui tổng thể:
𝑌 = 𝛽1+ 𝛽𝑡𝑋𝑡 + 𝑢𝑖 Trong đó:
Y : Biến phụ thuộc
𝑋𝑛 : Biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc 𝛽1 : Hệ số tự do
𝛽𝑡 : Hệ số hồi qui (𝑡 = 2 ÷ 𝑛) 𝑢𝑖 : Sai số ngẫu nhiên
2.3.1.3.2. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
a. Thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu được dùng trong nghiên cứu được xây dựng từ các báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ở cả hai sàn giao dịch chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này được thiết lập trên cơ sở tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu trong khoảng thời gian 5 năm (từ năm 2012 đến năm 2016) của 93 doanh nghiệp. Nguồn số liệu thu thập là từ thông tin trên các sở giao dịch, các công ty chứng khoán và từ các trang web:
http://www.cafef.vn/; http://www.cophieu68.vn/. Đây là những nguồn thông tin mà theo tác giả là đáng tin cậy.
b. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Thống kê mô tả các biến
Các lý thuyết về cấu trúc vốn đã chỉ ra rằng có rất nhiều các nhân tố (nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong) tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, của thị trường chứng khoán và của các doanh nghiệp niêm yết, tác giả
chỉ kiểm nghiệm một số nhân tố nội tại có tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Trong mô hình hồi qui cụ thể của nghiên cứu, cấu trúc vốn của doanh nghiệp được đại diện bằng tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn (CTV) được lựa chọn trên cơ sở đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: (1) Khả năng sinh lời của doanh nghiệp (BEP), (2) Tốc độ tăng trưởng (GRO), (3) Lãi suất vay nợ bình quân của doanh nghiệp, (4) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (LIQ), (5) Qui mô doanh nghiệp (LOG(SIZE)), (6) Tỷ lệ tài sản dài hạn (TANG).Biến lãi suất vay nợ tuy là biến ngoại sinh nhưng môi doanh nghiệp có chi phí vay nợ khác nhau nên cũng có thể coi lãi suất vay nợ là biến bên trong của doanh nghiệp.
Các số liệu thống kê được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.15. Mô tả các biến trong mô hình hồi qui
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance
CTV 465 ,0561 34,5030 5,888252 5,6931587 32,412
BEP 465 -,4998 ,2370 ,043658 ,0675855 ,005
GRO 465 -,7116 4,5999 ,101563 ,3934592 ,155
INT 465 -,0589 ,1412 ,029766 ,0233750 ,001
LIQ 465 ,0000 6,5240 1,406471 ,6048324 ,366
LOG(SIZE) 465 7,3554 10,4536 8,752829 ,5774889 ,333
TANG 465 ,0048 1,0000 ,301591 ,2249633 ,051
Valid N (listwise) 465
(Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS)
Xây dựng và kiểm định mô hình
Các tham số của mô hình hồi qui được ước lượng bằng phần mềm E- view.
Mô hình hồi qui tổng thể:
𝐶𝑇𝑉𝑖 = 𝛽1+ 𝛽2𝐵𝐸𝑃𝑖 + 𝛽3𝐺𝑅𝑂𝑖 + 𝛽4𝐼𝑁𝑇𝑖 + 𝛽5𝐿𝐼𝑄𝑖 + 𝛽6LOG (𝑆𝐼𝑍𝑖) + 𝛽7𝑇𝐴𝑁𝐺𝑖 + 𝑢𝑖
Hàm hồi qui tổng thể:
𝐶𝑇𝑉𝑖 = 𝛽1+ 𝛽2𝐵𝐸𝑃𝑖 + 𝛽3𝐺𝑅𝑂𝑖 + 𝛽4𝐼𝑁𝑇𝑖 + 𝛽5𝐿𝐼𝑄𝑖 + 𝛽6LOG(𝑆𝐼𝑍𝑖) + 𝛽7𝑇𝐴𝑁𝐺𝑖(1)
Trong đó:
1. Biến phụ thuộc 𝐶𝑇𝑉𝑖: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Được xác định bằng tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của từng doanh nghiệp trong 93 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi đề cập đến cấu trúc vốn là đề cập đến cơ cấu giá thị trường của vốn, đặc biệt là vốn chủ sở hữu. Do đó, giá trị của vốn chủ sở hữu được xác định theo giá thị trường.
2. Nhóm các biến độc lập phản ánh các yếu tố mà số liệu thống kê được lấy từ báo cáo tài chính của 93 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2012 – 2016 bao gồm:
- 𝐵𝐸𝑃𝑖: Biến khả năng sinh lời của doanh nghiệp i, được đo lường bằng tỷ suất sinh lời của tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp i.
- 𝐺𝑅𝑂𝑖: Biến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đo bằng tốc độ tăng của tổng tài sản của doanh nghiệp i.
- 𝐼𝑁𝑇𝑖: Biến lãi suất vay nợ bình quân của doanh nghiệp i, được xác định bằng chi phí lãi vay trên Tổng nợ bình quân của doanh nghiệp, bao gồm cả vốn vay và vốn chiếm dụng, vì vốn chiếm dụng có thể được coi là vốn vay với lãi suất bằng 0.
- 𝐿𝐼𝑄𝑖 : Biến hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp i, được xác định bằng tỷ lệ Tài sản ngắn hạn trên Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp i.
- LOG(𝑆𝐼𝑍𝑖): Biến qui mô của doanh nghiệp i, được đo lường bằng Logarit của trị số tài sản của doanh nghiệp i.
- 𝑇𝐴𝑁𝐺𝑖: Biến cấu trúc tài sản hữu hình, bằng tỷ lệ giữa Tài sản dài hạn bình quân trên tổng Tài sản của doanh nghiệp i.