Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.2.1. Khái quát tình hình tài chính các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Việc phân tích khái quát tình hình tài chính các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam mang lại cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm điều chỉnh cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này một cách phù hợp, đạt kết quả kinh doanh cao hơn.Khái quát về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết được nhìn nhận qua khái quát về qui mô vốn, khái quát về kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính.
2.2.1.1. Qui mô vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tại ngày 31/12/2016, tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết đạt mức hơn 161.783 tỷ đồng, tăng bình quân 11,67% so với đầu năm. Trong tổng số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016, doanh nghiệp có qui mô vốn nhỏ nhất làCông ty Cổ phần Vinam (hơn 62 tỷ đồng) và doanh nghiệp có qui mô vốn lớn nhất là Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (22.800 tỷ đồng).
Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2012 đến 2016, qui mô về vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết nói chung là có xu hướng tăng.
Theo tiêu thức qui mô vốn kinh doanh, có thể chia các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thành 3 nhóm:
Nhóm các doanh nghiệp có qui mô lớn với tổng tài sản bình quân trên 1.000 tỷ đồng; nhóm các doanh nghiệp có qui mô trung bình có tổng tài sản trong khoảng 500-1.000 tỷ đồng; nhóm các doanh nghiệp có qui mô nhỏ có tổng tài sản bình quân dưới 500 tỷ đồng.
Bảng 2.1. Phân loại DN ngànhXD niêm yết theo qui mô tài sản Tổng tài sản (tỷ đồng) Dưới 500 Từ 500 – 1.000 Trên 1.000
Số lượng doanh nghiệp 41 18 34
Tỷ lệ (%) 44,09 19,35 36,56
(Nguồn: Tổng hợp từ www.cafef.com.vn)
Đa phần các công ty có qui mô tổng tài sản dưới 500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thứ 2 là các công ty có qui mô vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó cá biệt có Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) có qui mô vốn lớn hơn hẳn các công ty cùng ngành, có qui mô vốn 5 năm 2012 - 2016 đều trên 20.000 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, qui mô vốn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết tăng lên đáng kể, như Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec, Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy dầu khí, Công ty Cổ phần sông Đà 5, Công ty Cổ phần sông Đà 6. Các công ty này có tỷ lệ tăng về tài sản rất nhanh, điển hình là công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất
Cotec, đặc biệt Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy dầu khí, từ hơn 200 tỷ đồng năm 2008, đến năm 2016 đã là hơn 1.915 tỷ đồng.
2.2.1.2. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của các DN ngành XD niêm yết
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016 Tổng doanh thu 66.673 66.645 73.965 78.008 92.809 Tổng chi phí 63.328 62.981 68.887 71.500 84.353 Lợi nhuận trước
thuế 3.344 3.663 5.078 6.507 8.456
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Qua bảng khái quát về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệpngành xây dựng niêm yết cho thấy từ năm 2012 đến năm 2016 có xu hướng tăng, đặc biệt ở năm 2014 - 2016. Năm 2016 đạt kết quả kinh doanh cao nhất trong 5 năm qua, là 8.456 tỷ đồng. Mặc dù tổng chi phí cũng tăng giảm theo biến động của tổng doanh thu nhưng tốc độ tăng chậm hơn và giảm nhanh hơn nên lợi nhuận trước thuế vẫn tăng. Sự suy thoái của nền kinh tế năm 2012, 2013 làm kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng chững lại hoặc tăng không đáng kể. Từ năm 2014, thị trường xây dựng đã trải qua thời kì khó khăn, có dấu hiệu phục hồi nên kết quả tăng tương đối nhiều so với năm trước (tốc độ tăng về lợi nhuận sau thuế năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 38,63%;
21,14% và 29,95%).
Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp nhìn chung đều tăng, số lượng các doanh nghiệp có lợi nhuận nhỏ hơn không mặc dù giảm nhưng giảm với tỷ lệ còn nhỏ, chỉ đến năm 2014, số lượng này mới giảm mạnh, từ 17 doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế âm giảm chỉ còn 11 doanh nghiệp ở năm 2015 và giảm còn 10 doanh nghiệp ở năm 2016.
Bảng 2.3. Phân loại DN ngành XD niêm yết theo lợi nhuận
Năm
Nhỏ hơn 0 Từ 0 – 1 tỷ đồng
Từ 1 – 5 tỷ đồng
Từ 5 – 20 tỷ đồng
Từ 20 – 100 tỷ đồng
Trên 100 tỷ đồng SL T.Tr
(%) SL T.Tr
(%) SL T.Tr
(%) SL T.Tr
(%) SL T.Tr
(%) SL T.Tr (%) 2012 22 23,66 12 12,90 21 22,58 16 17,20 14 15,05 8 8,60 2013 19 20,43 13 13,98 24 25,81 18 19,35 12 12,90 7 7,53 2014 17 18,28 7 7,53 18 19,35 25 26,88 17 18,28 9 9,68 2015 11 11,83 13 13,98 14 15,05 22 23,66 23 24,73 10 10,75 2016 10 10,75 12 12,90 16 17,20 23 24,73 21 22,58 11 11,83
(Nguồn: Tổng hợp từ www.fpts.com.vn, www.cafef.vn.com)
Kết quả trên xuất phát từ tình hình thị trường xây dựng thực tế:
* Giai đoạn 2012 – 2013:
- Chi phí tài chính tăng
Mặc dù lãi suất cho vay ở các Ngân hàng thương mại có xu hướng giảm nhưng chi phí lãi vay của ngành vẫn gia tăng, xuất phát từ việc tổng giá trị vay nợ của ngành (cả ngắn hạn và dài hạn) thời điểm cuối tháng 9 năm 2013 vẫn ở mức cao (hơn 218 tỷ đồng), tăng mạnh so với thời điểm cùng kỳ năm 2012 (gần 176 nghìn tỷ đồng). Tổng chi phí lãi vay của ngành gia tăng trong giai đoạn này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khoản lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết. Cụ thể, tổng chi phí lãi vay của ngành xây dựng trong 9 tháng đầu năm 2013 là 5.280 tỷ đồng, trong khi cùng kì năm 2012 là 4.348 tỷ đồng (theo Stoxplus). Nợ vay của ngành xây dựng vẫn đang chủ yếu tập trung ở nợ vay ngắn hạn với gần 152.691 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 70% tổng nợ vay, trong khi đó nợ dài hạn chỉ có 65.757 tỷ đồng.
- Lợi nhuận gộp giảm
Trong điều kiện thị trường năm 2013, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến giá vốn hàng bán trong ngành như ảnh hưởng dây chuyền của việc tăng giá nhiên liệu (xăng, điện); giá bán giảm để kích cầu trong hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, các chi phí trực tiếp tăng lên đáng kể, làm tỷ số giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu tăng, hay lợi nhuận gộp giảm.
- Dự phòng về hàng tồn kho tăng
Lượng hàng tồn kho của ngành tính đến cuối tháng 9 năm 2013 đã giảm được hơn 400 tỷ đồng so với đầu năm, đây là dấu hiệu tích cực trong hoàn cảnh khó khăn của ngành xây dựng – bất động sản tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nếu so với tổng giá trị hàng tồn kho của toàn ngành (khoảng 114.371 tỷ đồng) thì mức giảm này không đáng kể. Hơn nữa, khoản dự phòng của khoản mục này lại gia tăng từ mức 328 tỷ đồng đầu năm lên đến 847 tỷ đồng, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
* Đến năm 2014 – 2016, các doanh nghiệp ngành xây dựng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Với Luật Nhà ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường bất động sản đang dần phát triển và kéo theo đó là sự đi lên của xây dựng. Giá vật liệu xây dựng đã ổn định hơn (do chi phí đầu vào như giá than và xăng dầu giảm). Lãi suất cho vay đã giảm xuống còn 8%, mức thấp nhất trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, việc vay mua nhà sẽ được giảm lãi suất đã kích thích sự phục hồi của thị trường bất động sản…
Những thuận lợi về môi trường kinh tế cũng góp phần lớn vào kết quả đi lên của các doanh nghiệp ngành xây dựng.
2.2.1.3. Một số chỉ tiêu tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
a. Chỉ tiêu cơ cấu tài sản
Bảng 2.4. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của các DN ngành XD niêm yết Năm Từ 0 – 30 Từ 30 – 50 Từ 50 – 70 Từ 70 – 90 Trên 90
SL T.Tr (%)
SL T.Tr (%)
SL T.Tr (%)
SL T.Tr (%)
SL T.Tr (%) 2012 5 5,38 11 11,83 18 19,35 48 51,61 11 11,83 2013 7 7,53 10 10,75 15 16,13 47 50,54 14 15,05 2014 7 7,53 11 11,83 18 19,35 46 49,46 10 10,75 2015 11 11,83 8 8,60 21 22,58 43 44,79 10 10,75 2016 11 11,83 8 8,60 23 24,73 41 44,09 10 10,75 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các DN ngành xây dựng niêm yết) Các doanh nghiệp ngành xây dựng phần lớn có tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản nằm trong khoảng 70% - 90%, có những doanh nghiệp cá biệt
có tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn ở mức 98% – 99% như Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng – Hội An (DIH), đặc biệt trong năm 2015, tỷ trọng này của công ty là 99,5%. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn trong các doanh nghiệp ngành xây dựng là do đặc thù của ngành, các doanh nghiệp chỉ được chủ đầu tư ứng trước tiền theo từng đợt nhất định nên các doanh nghiệpphải ứng trước vốn của mình ra thi côngnên các khoản phải thu ngắn hạn lớn, dẫn đến tài sản ngắn hạn nhiều. Hơn nữa, cũng do đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng là thời gian thi công dài, có những công trình kéo dài đến vài năm, khi các công trình này chưa hoàn thành thì giá trị dở dang của sản phẩm được tính vào hàng tồn kho, kéo theo tài sản ngắn hạn lớn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm vào giai đoạn 2014 - 2016. Đó là do trong hai năm này, doanh nghiệp ngành xây dựng hoạt động có hiệu quả hơn, gặp nhiều thuận lợi, tiến độ thi công nhanh hơn nên các khoản hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn đã giảm đi.
b. Chỉ tiêu cấu trúc vốn
Bảng 2.5. Hệ số VCSH các DN ngành XD niêm yết
Năm 0 – 0,3 0,3 – 0,5 0,5 – 0,7 0,7 – 0,9 SL T.Tr (%) SL T.Tr (%) SL T.Tr (%) SL T.Tr (%)
2012 47 50,54 30 32,26 11 11,83 5 5,38
2013 49 52,69 31 33,33 9 9,68 4 4,30
2014 52 55,91 27 29,03 10 10,75 4 4,30
2015 49 52,69 33 35,48 9 9,68 2 2,15
2016 48 51,62 33 35,48 10 10,75 2 2,15
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Nhìn chung, các doanh nghiệp ngành xây dựng có tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thấp, phần lớn hệ số vốn chủ sở hữu nằm trong khoảng 0 – 0,3, trong đó công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 (L18) có hệ số vốn chủ sở hữu thấp nhất (hệ số vốn chủ sở hữu bình quân là 0,12). Tuy nhiên, hệ số vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đã có chiều hướng tăng lên qua các năm.
c. Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Bảng 2.6.ROA, ROE trung bình ngành của các DN ngành XD niêm yết Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 ROA trung bình
ngành 0,69% 0,47% 1,38% 2,54% 2,56%
Số lượng DN có
ROA <0 22 19 17 11 10
ROE trung bình
ngành -13,54% -3,10% 2,89% 6,58% 6,73%
Số lượng DN có
ROE <0 22 19 17 11 10
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Hai chỉ tiêu ROA và ROE trung bình của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự biến động theo xu hướng của chỉ tiêu lợi nhuận. ROA và ROE giảm trong giai đoạn 2012 – 2013 và tăng trong giai đoạn 2014 – 2016. Năm 2012 và 2013 là năm có ROE thấp nhất với con số -13,54% và -3,10%. Tuy số lượng doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận âm trong hai năm này chỉ chiếm khoảng 17% tổng số doanh nghiệp nghiên cứu (22 doanh nghiệp ở năm 2012 và 19 doanh nghiệp ở năm 2013) nhưng ROE trung bình của ngành vẫn nhỏ hơn 0, chứng tỏ chỉ tiêu ROE của những doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng rất lớn. Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp có ROE rất thấp, trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp có ROE dương chỉ nằm trong khoảng dưới 10%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự đóng băng của thị trường bất động sản Việt Nam, khiến các doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến thua lỗ. Thêm vào đó, đặc thù của ngành xây dựng là sản xuất và kinh doanh với quy mô lớn nên khi xảy ra sự khó khăn trong khả năng tiêu thụ sản phẩm và giá thành sẽ dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng trong lợi nhuận. Đến năm 2014, tình tình kinh doanh của ngành xây dựng đã có khả quan, mặc dù ROE mới chỉ ở mức 2,89 % và tăng
dần lên, năm 2016 đạt 6,73%nhưng đây cũng là sự chuyển biến theo hướng tích cực của ngành xây dựng.
Tuy nhiên, các công ty xây dựng thường sử dụng lượng vốn vay rất lớn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, do đó ROA sẽ thể hiện tốt hơn hiệu quả hoạt động của ngành so với chỉ số ROE. Nhìn chung, các công ty thuộc nhóm xây dựng hạ tầng đa phần có ROA cao hơn so với hai nhóm xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng. Một phần là do các công trình từ chính phủ như giao thông đường bộ và các nhà máy điện đều có biên lợi nhuận tương đối cao hơn so với các công trình dân dụng.