Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 140 - 149)

Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

2.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.3.2. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.3.2.1. Tác động của cấu trúc vốn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Qua số liệu thực tế, có thể thấy các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết có hệ số nợ cao và ổn định qua các năm. Có thể chia các doanh nghiệp thành các nhóm theo hệ số nợ bình quân (Hn) để xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Bảng 2.21. Hệ số nợ và ROE các DN ngành XD niêm yết giai đoạn 2012 - 2016

Nhóm DN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hnbq ROEbq(%) Hnbq ROEbq(%) Hnbq ROEbq(%) Hnbq ROEbq(%) Hnbq ROEbq(%) Nhóm 1

0<Hn<0,3 0,23 3,76 0,23 -12,50 0,22 0,40 0,24 5,70 0,28 4,20

Nhóm 2

0,3<Hn<0,5 0,43 8,78 0,37 12,34 0,40 9,23 0,43 6,57 0,44 3,57

Nhóm 3

0,5<Hn<0,7 0,69 6,59 0,68 5,78 0,66 -1,81 0,70 5,40 0,69 6,76

Nhóm 4

0,7<Hn<0,9 0,82 3,09 0,83 7,21 0,82 9,63 0,83 1,22 0,87 -24,30

Nhóm 5

Hn>0,9 0,92 8,10 0,91 4,80 0,90 19,11 0,84 15,38 0,77 -0,21

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết)

- Để nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến ROE các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết, ta đi phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) và lãi suất vay vốn bình quân của doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.14. BEP bình quân và lãi suất vay bình quân của các DN ngành XD niêm yết

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Trong 5 năm gần đây, các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết có BEP bình quân tương đối thấp, BEP năm 2013 thấp nhất là 3,31%. Do lãi suất vay bình quân của các doanh nghiệp được tính bằng chi phí lãi vay trên tổng nợ (các khoản vốn chiếm dụng được coi như vốn vay với lãi suất bằng 0) nên mặc dù BEP thấp nhưng vẫn lớn hơn lãi suất vay bình quân của các doanh nghiệp, chỉ có năm 2013 là BEP bình quân nhỏ hơn lãi suất. Trong trường hợp BEP bình quân lớn hơn lãi suất bình quân thì các doanh nghiệp càng đi vay nhiều nợ thì càng làm khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Để có thể nhìn nhận mối quan hệ này chi tiết hơn nữa, ta xem xét tỷ suất sinh lời kinh tế của từng nhóm doanh nghiệp.

5.54

3.31

4.71 4.95

4.01 4.17

3.41

2.69 2.74

2.33

0 1 2 3 4 5 6

2012 2013 2014 2015 2016

BEP Lãi suất

Bảng 2.22. Tỷ suất sinh lời kinh tế các DN ngành XD niêm yết

Đơn vị tính:%

Nhóm DN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nhóm 1 6,83 -8,19 2,68 7,28 8,57

Nhóm 2 6,65 8,65 6,83 6,05 4,49

Nhóm 3 6,82 6,95 3,86 4,55 5,21

Nhóm 4 4,36 4,08 5,41 2,80 0,43

Nhóm 5 2,62 1,97 3,84 3,87 1,32

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Trong các nhóm thì nhóm 2 (0,3<hệ số nợ <0,5) là nhóm doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời kinh tế bình quân cao nhất, nhóm 5 (hệ số nợ>0,9) có tỷ suất sinh lời kinh tế thấp nhất. Năm 2012, nhóm 5 có BEP là 2,62%, thấp hơn rất nhiều so với các nhóm còn lại. Theo bảng số liệu thu thập được, ta thấy nhóm 1 có mức dao động BEP cao nhất. Giai đoạn 2012 – 2013 có tốc độ giảm BEP rất nhanh, năm 2013, BEP rất thấp (-8,19%), nhưng lại tăng với tốc độ lớn vào giai đoạn sau đó, năm 2016 BEP đã đạt đến 8,57%, cao nhất so với các nhóm doanh nghiệp còn lại. Hầu hết các doanh nghiệp đều có BEP tăng trong giai đoạn 2013 – 2015, cho thấy các doanh nghiệp đã có điều chỉnh cấu trúc vốn phù hợp hơn nhằm giảm rủi ro hơn.

Bảng 2.23. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu các DNngành XD niêm yết Đơn vị tính: % Nhóm DN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nhóm 1 3,76 -12,50 0,40 5,70 4,20

Nhóm 2 8,78 12,34 9,23 6,57 3,57

Nhóm 3 6,59 5,78 -1,81 5,40 6,76

Nhóm 4 3,09 7,21 9,63 1,22 -24,30

Nhóm 5 8,10 4,80 19,11 15,38 -0,21

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Để đánh giá mức độ tác động của cấu trúc vốn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, ta xem xét mức độ tác động của đòn bẩy tài chính của các nhóm doanh nghiệp.

Bảng 2.24. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế và Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính các DN ngành XD niêm yết

Nhóm

DN Chỉ tiêu Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 Nhóm

1

EBIT (triệu

đồng) 17.006 5.936 12.562 19.290 20.746

DFL 21,76 1,17 1,11 1,03 1.03

Nhóm 2

EBIT (triệu

đồng) 173.344 242.794 270.107 238.252 297.625

DFL 3,48 2,96 -0,05 5,13 0,67

Nhóm 3

EBIT (triệu

đồng) 66.463 73.985 71.255 60.922 57.278

DFL 11,12 1,90 3,09 4,86 2,41

Nhóm 4

EBIT (triệu

đồng) 25.624 21.168 24.250 16.552 15.680

DFL 2,03 2,74 2,21 5,24 18,99

Nhóm 5

EBIT (triệu

đồng) 11.845 8.136 18.076 19.182 8.651

DFL 4,10 19,66 3,45 5,07 0,94

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính cho biết khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng lệ hay giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ

tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (DFL) của các doanh nghiệp ngành xây dựng tương đối cao và có mức dao động lớn. Tất cả các nhóm doanh nghiệp qua các năm đều có DFL lớn hơn 1 (trừ nhóm 2 năm 2014 có DFL<0), chứng tỏ lợi nhuận trước lãi vay và thuế của các doanh nghiệp đều lớn hơn lãi vay phải trả trong kỳ. Nhìn chung, EBIT các nhóm doanh nghiệp có xu hướng giảm giai đoạn 2010 – 2013 và tăng trong giai đoạn 2013 – 2015, trừ các doanh nghiệp nhóm 3, lại có biến động ngược với các nhóm khác. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi, khi đòn bẩy tài chính lớn, nếu EBIT giảm thì ROE giảm mạnh, nhưng nếu EBIT tăng thì ROE cũng tăng nhiều. Như nhóm 1 năm 2012 có DFL rất cao (DFL=21,76), nhưng EBIT năm 2013 lại giảm nên kéo theo sự giảm mạnh ở ROE, còn nhóm 5 năm 2013 cũng có DFL cao (DFL=19,66) nhưng sau đó EBIT lại tăng nên ROE cũng tăng theo. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp điều chỉnh mức độ tác động của đòn bẩy tài chính tăng trong giai đoạn 2013 - 2015 giúp tăng ROE là hợp lý.

2.3.2.2. Tác động của cấu trúc vốn tới rủi ro tài chính của doanh nghiệp Tác động của cấu trúc vốn tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết được nghiên cứu trên tác động của cấu trúc vốn đến cân bằng tài chính, khả năng tự chủ về tài chính và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp này.

- Tác động của cấu trúc vốn đến cân bằng tài chính

Bảng 2.25. Nguồn vốn lưu động thường xuyên các DNngành XD niêm yết Đơn vị tính: Triệu đồng Nhóm DN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nhóm 1 42.007 38.823 37.079 40.294 72.393

Nhóm 2 343.965 276.618 329.193 342.239 301.813

Nhóm 3 76.974 91.199 117.408 60.414 58.331

Nhóm 4 80.809 81.763 57.081 85.561 36.751

Nhóm 5 52.215 108.492 111.782 40.292 56.603

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Các doanh nghiệp có nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) lớn hơn 0, có nghĩa là các doanh nghiệp đều sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là một mô hình tài trợ có tính an toàn cao, rủi ro thấp. Trong đó, các doanh nghiệp nhóm 2 có NWC cao nhất và có xu hướng tăng lên qua các năm, thể hiện sự ổn định tài chính cao, rủi ro tài chính thấp. Các doanh nghiệp nhóm 5 có NWC dao động mạnh, tăng giảm với với tốc độ lớn (năm 2012 tăng 950%), năm 2015 giảm 64%) nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhóm 5 cần phải lưu ý vì nếu tốc độ giảm cao như vậy có thể dẫn đến trường hợp NWC âm, sẽ làm doanh nghiệp bị áp lực thanh toán ngắn hạn, mất khả năng thanh toán, nguy cơ phá sản cao, rủi ro tài chính cao.

- Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng tự chủ tài chính

Bảng 2.26. Hệ số đảm bảo nợ bình quân các DN ngành XD niêm yết Nhóm DN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nhóm 1 3,32 3,46 3,78 3,78 6,02

Nhóm 2 1,37 1,68 1,52 1,46 1,45

Nhóm 3 0,44 0,48 0,52 0,40 0,45

Nhóm 4 0,22 0,21 0,23 0,21 0,15

Nhóm 5 0,09 0,09 0,12 0,19 0,30

(Nguồn : Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Qua hệ số đảm bảo nợ có thể thấy nhìn chung mức độ đảm bảo nợ của các doanh nghiệp là thấp, thể hiện mức độ rủi ro cao. Tuy nhiên, cần xem xét hệ số khả năng thanh để có cái nhìn rõ ràng hơn về rủi ro của doanh nghiệp.

Bảng 2.27. Hệ số khả năng thanh toán của DN ngành xây dựng niêm yết Nhóm

DN Chỉ tiêu Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Nhóm 1

KNTT tức thời 0,09 0,11 0,14 0,13 0,13

KNTT nhanh 0,84 0,91 0,96 1.03 1.27

KNTT hiện thời 2,00 2,07 1,39 1,44 2,98 KNTT lãi vay 346,72 451,84 431,16 435,18 452,37 Nhóm

2

KNTT tức thời 0,14 0,13 0,08 0,09 0,10

KNTT nhanh 0,87 1,03 1,01 1,01 1,07

KNTT hiện thời 1,73 1,86 1,91 1,50 1,15 KNTT lãi vay 11,44 31,85 20,90 32,59 38,27 Nhóm

3

KNTT tức thời 0,12 0,12 0,14 0,13 0,12

KNTT nhanh 1,04 1,02 1,17 0.94 0.89

KNTT hiện thời 1,20 1,27 1,30 1,15 1,16

KNTT lãi vay 1,49 1,65 1,28 1,76 2,11

Nhóm 4

KNTT tức thời 0,08 0,08 0,10 0,09 0,10

KNTT nhanh 0,77 0,74 0,68 0,67 0,87

KNTT hiện thời 1,10 1,09 1,16 1,19 1,10

KNTT lãi vay 1,35 1,77 2,83 1,13 1,07

Nhóm 5

KNTT tức thời 0,12 0,13 0,12 0,11 0,12

KNTT nhanh 0,89 0,92 0,94 0,88 0,90

KNTT hiện thời 1,16 1,39 1,39 1,10 1,18

KNTT lãi vay 33,19 5,57 7,18 3,98 2,74

(Nguồn : Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp ở mức an toàn, tất cả các doanh nghiệp đều có hệ số khả năng thanh toán hiện thời lớn hơn 1 và có sự biến động không lớn qua các năm. Các doanh nghiệp nhóm 1 có khả năng thanh toán giảm dần những vẫn ở mức cao. Khả năng thanh toán lãi vay cũng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp nhóm 1, do khối lượng đi vay ít nên lãi phải trả nhỏ, các doanh nghiệp này có khả năng thanh toán lãi vay rất cao. Các nhóm doanh nghiệp còn lại có khả năng thanh toán lãi vay thấp nhất vẫn lớn hơn 1. Khả năng thanh toán lãi vay cao là một lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành xây dựng khi đi vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Trong 5 nhóm doanh nghiệp, chỉ có nhóm 4 là có khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, còn lại hệ số khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp hầu như đều lớn hơn 1 hoặc xấp xỉ 1 cho thấy các doanh nghiệp ngành xây dựng hoàn toàn có khả năng thanh toán nhanh.

Tuy nhiên, khả năng thanh toán tức thời của các doanh nghiệp ngành xây dựng lại tương đối thấp, khả năng thanh toán tức thời trung bình của các doanh nghiệp các năm trong khoảng 0,08 – 0,14. Có một số doanh nghiệp có hệ số thanh toán tức thời rất thấp như Công ty Cổ phần Sông Đà 7, năm 2016 hệ số khả năng thanh toán tức thời chỉ đạt 0,004. Việc duy trì ít tiền mặt khiến các công ty gặp rủi ro cao đối với các khoản thanh toán ngay.

2.3.2.3. Tác động của cấu trúc vốn đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Đối với các công ty cổ phần, chi phí vốn sử dụng vốn chủ sở hữu được coi là chi phí vốn trả cho việc sử dụng vốn của các cổ đông và được tính toán

bằng cổ tức hàng năm chia cho giá trị trường của cổ phiếu do không xác định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến). Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết, chi phí này trong thời gian qua có sự khác nhau rất lớn giữa các doanh nghiệp,và trong một doanh nghiệp cũng biến động giữa các năm vì chi phí này phụ thuộc vào tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp, nhưng thông thường tỷ lệ này cao hơn so với sử dụng vốn vay. Do đó, các doanh nghiệp có cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu như Công ty cổ phần Vinam, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Nam Hà Nội sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn bình quân.

- Chi phí sử dụng vốn vay

Đối với các khoản vay, các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết chủ yếu sử dụng các nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng thương mại, các nhân, cán bộ công nhân viên vì nguồn tài trợ này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn so với việc vay dài hạn, thuê tài chính hay phát hành trái phiếu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 140 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)