Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 90 - 93)

Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp xây dựng là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân kinh doanh các sản phẩm đặc biệt (sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sản xuất dài) trên thị trường xây dựng để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận.

Doanh nghiệp xây dựng hình thành trên cơ sở pháp lý của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định. Từ năm 2001 đến nay, cùng với nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ngành Xây dựng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển dài hạn trong các lĩnh vực của Ngành như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển các đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, vùng tỉnh và các đô thị; Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD, xi măng, cùng với các Chiến lược, định hướng về cấp nước, thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị... trên phạm vi cả nước với mục tiêu đảm bảo sự phát triển ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng phát triển bền vững.

Ngành Xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những công

trình quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại ở trong và ngoài nước.

Từ năm 2001 đến nay, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các dự án phát triển nhà ở đô thị, các Chương trình phát triển nhà ở quốc gia như Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp và Chương trình nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp... cũng được triển khai mạnh mẽ, đã góp phần làm cho diện tích nhà ở tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng hơn 58 triệu m2 nhà ở; chất lượng nhà ở được cải thiện, từng bước đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Diện tích bình quân về nhà ở năm 2015 đạt khoảng 18 m2 sàn/người.

Cùng với các khu đô thị mới, khu nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ được xây dựng tại các đô thị, công tác cải tạo các khu chung cư cũ cũng từng bước được triển khai, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đưa công tác phát triển nhà ở đô thị đi vào nền nếp. Đặc biệt mô hình nhà chung cư cao tầng hiện đại có thang máy, được cung cấp dịch vụ đô thị đồng bộ đã được người dân đô thị chấp nhận, nhà chung cư cao tầng đã trở thành xu thế phát triển nhà ở chủ yếu tại các đô thị lớn, tạo điều kiện từng bước xây dựng nếp sống sinh hoạt của đô thị hiện đại.

Lĩnh vực có bước phát triển vượt bậc là công nghiệp VLXD, các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư công nghệ hiện đại, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng các sản phẩm có chất lượng và hàm lượng khoa học công nghệ cao, thay thế nhập khẩu, hướng mạnh xuất khẩu. Nhiều sản phẩm VLXD đã có thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế như Viglacera, Fico, Vicem... các sản phẩm VLXD đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước trên thế giới. Sản lượng xi măng đạt gần 60% triệu tấn, đáp ứng nhu cầu trong nước và dành một phần cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong những năm 2011 – nay, các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam hiện nay vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Mặc

dù thị trường chứng khoán được dự báo có khả năng sẽ tăng cung do hàng hóa trên thị trường và quy định mới về niêm yết bắt buộc đối với các công ty đại chúng nhưng đây vẫn không phải là kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp xây dựng do sản phẩm kém sức thu hút. Bởi vậy, khó khăn vẫn tiếp tục bủa vây các doanh nghiệp xây dựng.

Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cũng như các lĩnh vực khác, doanh nghiệp xây dựng tiếp tục chịu tác động từ ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Mặc dù thị trường bất động sản đã có dấu hiệu tích cực song sự phục hồi vẫn diễn ra chậm. Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tiếp tục đình trệ do thiếu nhà đầu tư; thậm chí, nhiều khu công nghiệp đang nằm trong tình trạng tỷ lệ lấp đầy thấp. Sôi động như phân khúc nhà ở nhưng sự ảm đạm cũng kéo dài tới hơn hai năm do nguồn cung lệch cầu. Sản phẩm nhà ở thiếu đa dạng, không đáp ứng đòi hỏi của đại bộ phận dân cư có nhu cầu nên tính thanh khoản thấp. Sự đóng băng của thị trường khiến các chủ đầu tư nản lòng, bỏ cuộc, khiến nhiều khu đô thị đầu tư dở dang hạ tầng kỹ thuật hoặc đầu tư xong phần thô nhưng không tiêu thụ đành “bỏ hoang”. Do thị trường bất động sản là đầu ra chủ yếu của các ngành sản xuất vật liệu xât dựng khác như thép, ximăng, vật liệu phụ trợ khác… nên ảnh hưởng có tính dây chuyền. Đây là nguyên nhân làm tăng chi phí tài chính. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng trong kinh doanh từ lâu vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để, đặc biệt tại các công trình trọng điểm, công trình có quy mô vốn lớn và gián tiếp làm gia tăng khoản nợ xấu. Dư nợ phải trả, phải thu của hầu hết các doanh nghiệp đều cao dẫn đến mất cân bằng thu- chi tài chính và làm ảnh hưởng đến việc minh bạch hóa thông tin tài chính doanh nghiệp. Do thiếu vốn, vốn tự có của doanh nghiệp thấp, những bất cập trong việc tái cấu trúc vốn (thoái vốn, cơ cấu các khoản vốn vay ngắn hạn, cơ cấu nợ…) và việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cũng như huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân gặp khó khăn càng gia tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp ngành

xây dựng. Mặc dù lãi suất vay vốn tín dụng gần đây đã được điều chỉnh giảm, nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng do không đủ điều kiện pháp lý để vay vốn; giá đầu vào của nhiều loại vật tư, nguyên liệu tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, hoặc tăng ít làm ảnh hưởng đến đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến hàng tồn kho nhiều.

Một số doanh nghiệp phải rơi vào tình trạng phá sản hoặc nợ nần.Tình hình thoái vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả cũng gặp rất nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán suy giảm và do quy định bảo toàn vốn của Nhà nước cũng như những điều kiện bắt buộc khi chào bán cổ phiếu ra công chúng của Luật chứng khoán. Hiện tình trạng thiếu việc làm và thu nhập cho người lao động của các doanh nghiệp đang hiện hữu, đặc biệt là đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, xây lắp thủy điện do vừa phải chịu ảnh hưởng từ việc cắt giảm đầu tư của Chính phủ vừa phải cạnh tranh gay gắt với các nhà thầu nước ngoài có tiềm lực tài chính, công nghệ cao hơn. Vì vậy việc duy trì đội ngũ công nhân lành nghề có chuyên môn cao hiện cũng đang là những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)