Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.2.2. Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong nền kinh tế quốc dân, ngành xây dựng được coi là ngành đặc biệt quan trọng vì nó sản xuất ra cơ sở vật chất phục vụ cho các ngành khác có thể vận hành được. Do đó, qui mô vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn khác nhau để phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng rất đa dạng và linh động.
2.2.2.1. Cấu trúc vốn theo quan hệ sở hữu vốn
Hệ số nợ của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết khá cao và có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2012 – 2016.
Biểu đồ 2.2. Hệ số nợ các DN ngành XD niêm yết giai đoạn 2012 – 2016
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Hệ số nợ trung bình của các doanh nghiệp nằm trong khoảng 0,66 – 0,70 nhưng chỉ tiêu này ở từng doanh nghiệp có sự khác biệt khá lớn, trên 40%
doanh nghiệp (38/93 doanh nghiệp) có hệ số nợ bình quân trên 0,7; trong đó có một số doanh nghiệp có hệ số nợ rất cao như Công ty Cổ phần 482 (B82) có hệ số nợ 0,86; Công ty Cổ phần Licogi 14 (L14) có hệ số nợ 0,91. Số doanh nghiệp còn lại có hệ số nợ dưới 0,7; song phần lớn nằm trong khoảng 0,5 – 0,7.
Trong số các doanh nghiệp này có Công ty Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA) có hệ số nợ thấp hơn hẳn, trung bình 5 năm giai đoạn 2012 – 2016 là 0,21 và có xu hướng giảm dần.
* Hệ số nợ các doanh nghiệp theo qui mô vốn kinh doanh
0.64 0.65 0.66 0.67 0.68 0.69 0.7 0.71
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000
2012 2013 2014 2015 2016
Tổng tài sản Nợ
Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ Tỷ đồng
Biểu đồ 2.3. Hệ số nợ của các DN ngành XD niêm yết phân loại theo qui mô vốn kinh doanh
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Qua biểu đồ biểu thị mức độ sử dụng nợ của các doanh nghiệp xây dựng phân loại theo qui mô vốn kinh doanh có thể thấy một số đặc điểm như sau: (1) Hệ số nợ trung bình của toàn bộ doanh nghiệp được nghiên cứu ở mức cao, biến động không nhiều và duy trì ở mức 0,61 – 0,72 trong giai đoạn 2012 – 2016; (2) Hệ số nợ của các doanh nghiệp qui mô nhỏ thấp nhất, hệ số nợ của các doanh nghiệp có qui mô trung bình cao nhất và nhìn chung hệ số nợ 3 nhóm có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014 – 2016.
Trong ba nhóm doanh nghiệp phân loại theo qui mô thì nhóm doanh nghiệp qui mô nhỏ có hệ số nợ bình quân thấp nhất nhưng lại có có nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ cao nhất. Trong đó, Công ty Cổ phần 482 (B82) có hệ số nợ cao nhất, bình quân 5 năm gần đây là 0,90 và có xu hướng tăng dần.
Việc gia tăng hệ số nợ là do công ty vay nợ để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của công ty lại có hiệu quả giảm sút nên hệ số nợ cao càng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của công ty.
Tiếp đến là Công ty Cổ phần Licogi 14 (L14), hệ số nợ bình quân ở mức 0,88;
năm 2013 có hệ số nợ cao nhất là 0,93. Mặc dù hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2013 – 2016 song việc duy trì hệ số nợ vẫn ở
0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0.64 0.66 0.68 0.7 0.72 0.74
2012 2013 2014 2015 2016
DN qui mô nhỏ DN qui mô TB DN qui mô lớn Trung bình
mức cao khiến tình hình tài chính của công ty kém lành mạnh. Số vốn vay quá lớn để đáp ứng nhu cầu vốn cho dự án đầu tư tạo cho công ty một gánh nặngvề tài chính cho công ty. Công ty Cổ phần Vinaconex 21 (V21) cũng có hệ số nợ cao, bình quân là 0,84. Năm 2016 mặc dù qui mô công ty đã thu hẹp lại nhưng tỷ lệ nợ lại tăng khiến tình hình tài chính của công ty không tránh khỏi khó khăn. Trong khi kết quả hoạt động của công ty giảm đi thì việc sử dụng quá nhiều nợ vay lại càng làm công ty lâm vào tình trạng khó khăn hơn. Tuy nhiên trong nhóm các doanh nghiệp này cũng có những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp hơn mức trung bình như Công ty Cổ phần Đầu tư thiết bị và Xây lắp điện Thiên Trường (KTT). Công ty có hệ số nợ bình quân 0,45 và có mức dao động về hệ số nợ không nhiều thể hiện tiềm lực và năng lực tự chủ về tài chính.
Chính sách tài trợ an toàn đã tạo cho công ty sự vững vàng để tăng trưởng tốt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng trong giai đoạn gần đây.
2.2.2.2. Cấu trúc vốn theo thời gian huy động vốn
Cấu trúc vốn theo thời gian được doanh nghiệp huy động dựa trên cấu trúc của tài sản, qua đó có thể đánh giá được sự phù hợp về mặt thời gian giữa việc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro của doanh nghiệp thông qua mô hình tài trợ.
Bảng 2.7. Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời các DN ngành XD niêm yết
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng nguồn vốn Tr.đ 112.134.341 113.716.504 123.265.047 144.879.184 161.783.045 Nguồn vốn thường
xuyên Tr.đ 56.310.604 57.827.612 66.485.197 82.230.615 90.117.868 Nguồn vốn tạm thời Tr.đ 55.823.736 55.888.892 56.779.850 62.648.568 71.665.176 Tỷ trọng nguồn vốn
thường xuyên % 50,22 50,85 53,94 56,76 55,70
Tỷ trọng nguồn vốn
tạm thời % 49,78 49,15 46,06 43,24 44,30
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết)
Trên số liệu thu thập từ thực tế, có thể thấy cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết nghiêng nhiều về tài sản ngắn hạn, phần lớn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản trong khoảng 80% - 85%, đặc biệt có doanh nghiệp tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, như công ty cổ phần đầu tư phát triển Xây dựng – Hội An có tỷ trọng tài sản ngắn hạn bình quân 98,61%, năm 2015 có tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao nhất, lên đến 99,52%. Chỉ có một số nhỏ doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp như công ty Cổ phần sông Đà Cao Cường (trung bình 27%). Mặc dù các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết dùng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên tổng nợ nhưng vẫn sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn. Cá biệt, có những doanh nghiệp có tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên rất cao như Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO, bình quân là 93,56% nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp ngành xây dựng có tỷ trong nguồn vốn thường xuyên trên tổng nguồn vốn trung bình là trên 50%. Tỷ trọng này của các doanh nghiệp có sự biến động tăng giảm trong 5 năm gần đây nhưng đều đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, không có doanh nghiệp nào sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
Việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn cho thấy hầu hết các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết đều có cấu trúc vốn an toàn, đáp ứng được nhu cầu tài trợ.
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DN ngành XD niêm yết phân loại theo qui mô vốn kinh doanh
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Trong hai năm trở lại đây, một số các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết có xu hướng tăng vốn thường xuyên. Mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng sự điều chỉnh này là phù hợp, đảm bảo tính an toàn hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư thêm vào tài sản dài hạn như tài sản cố định, dây chuyền công nghệ… phục vụ cho sản xuất kinh doanh tốt hơn.
2.2.2.3. Cấu trúc nợ và cấu trúc vốn chủ sở hữu a. Cấu trúc nợ
Cấu trúc nợ theo thời gian
Thông thường, các khoản vay ngắn hạn sẽ có chi phí sử dụng vốn thấp hơn là các khoản vay dài hạn vì bên các khoản vay dài hạn khiến bên cho vay chịu rủi ro cao hơn. Với cùng một thời hạn vay, các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm khác nhau cũng sẽ có mức lãi suất khác nhau. Đối với nguồn vốn vay, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng vay ngắn hạn là chủ yếu. Đặc biệt, có những doanh nghiệp sử dụng 100% vay ngắn hạn như Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội, công ty Cổ phần xây dựng và giao thông Bình Dương. Việc sử dụng nợ với qui mô lớn và nghiêng về nợ ngắn hạn
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
2012 2013 2014 2015 2016
DN qui mô nhỏ DN qui mô trung bình DN qui mô lớn Trung bình
giúp các doanh nghiệp ngành xây dựng có thể tiết kiệm được tương đối nhiều chi phí sử dụng vốn.
Bảng 2.8. Tổng hợp tình hình nợ phải trả của các DN ngành XD niêm yết giai đoạn 2012 – 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng tài
sản Trđ 112.134.341 113.716.504 123.265.047 144.879.184 161.783.045 Nợ phải
trả Trđ 78.709.101 77.339.016 81.814.660 96.584.453 106.418.404 Tốc độ
tăng nợ % 3,34 -1,74 5,79 18,05 10,18
Nợ ngắn
hạn Trđ 56.777.355 56.800.876 57.727.093 63.671.538 72.715.849 Nợ dài
hạn Trđ 21.931.745 20.538.140 24.087.567 32.912.915 33.702.554 Tỷ trọng
nợ ngắn hạn trên tổng nợ
% 72,14 73,44 70,56 65,92 68,33
Tỷ trọng nợ dài hạn
trên tổng nợ
% 27,86 26,56 29,44 34,08 31,67
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Các doanh nghiệp ngành xây dựng nhìn chung có tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ bình quân thường xuyên ở mức cao, tương ứng từ 65,92% đến 73,44% trong giai đoạn 2012 – 2016. Mặc dù tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, tỷ trọng nợ dài hạn có xu hướng tăng nhưng mức độ rủi ro vẫn ở mức khá cao do quy mô nguồn vốn dài hạn nhỏ.
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên tổng nợ các DN ngành XD niêm yết
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ
các DN ngành XD niêm yết phân loại theo qui mô vốn kinh doanh
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Qua biểu đồ 2.6, có thể thấy rằng nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn thường có mức độ sử dụng nợ dài hạn cao hơn hai nhóm doanh nghiệp còn lại.
Việc tài trợ nợ dài hạn với mức độ cao hơn khiến các doanh nghiệp ở nhóm qui mô lớn có mức độ an toàn hơn.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000
2012 2013 2014 2015 2016
Tổng nợ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
Tỷ trọng nợ ngắn hạn Tỷ trọng nợ dài hạn
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
DN qui mô nhỏ DN qui mô TB
DN qui mô lớn Bình quân
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
DN qui mô nhỏ DN qui mô TB
DN qui mô lớn Trung bình Tỷ đồng
Các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 57% doanh nghiệp có tỷ trọng nợ ngắn hạn ở mức trên 80%, 32%
doanh nghiệp có tỷ trọng nợ ngắn hạn trong khoảng 70% - 80%, còn lại là các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ ngắn hạn dưới 70%.
Các doanh nghiệp huy động vốn vay ngắn hạn từ các kênh khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là vay ngắn hạn ngân hàng.
Biểu đồ 2. 7. Tỷ trọng các kênh huy động vốn bằng nợ vay ngắn hạn các DN ngành XD niêm yết giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Khối lượng vay ngắn hạn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn vay ngắn hạn và tỷ trọng này không có biến động lớn qua các năm. Chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu vay ngắn hạn là vay cá nhân, tổ chức khác. Khoản vay này thường có chi phí sử dụng vốn cao hơn so với vay ngân hàng vì các doanh nghiệp không cần có tài sản thế chấp. Vay người lao động trong công ty là khoản vay có chi phí thấp hơn hẳn so với hai hình thức vay trên, tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng không lớn, do không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được với khoản vay này vì chỉ
93.60 94.10 93.20 93.54 93.37
4.501.90 3.802.10 3.103.70 1.904.56 2.544.09 0
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
2012 2013 2014 2015 2016
Vay ngắn hạn ngân hàng Vay người lao động Vay ngắn hạn khác
có những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cao, thu nhập ổn định mới có thể sử dụng hình thức tài trợ này. Mặc dù tỷ lệ nguồn vốn vay nội bộ của các doanh nghiệp rất nhỏ nhưng nó cũng góp phần trong việc giảm được chi phí sử dụng vốn, tăng nguồn vốn huy động được cho doanh nghiệp.
Các kênh huy động vốn vay dài hạn của doanh nghiệp là vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng (thông thường là thuê tài chính), phát hành trái phiếu và vay khác.
Bảng 2.9. Huy động vốn bằng nợ vay dài hạn của các DN ngành XD niêm yết
Đơn vị tính:%
Các kênh
huy động Năm 2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015 Năm2016 Phát hành
trái phiếu 3,82 3,25 2,63 4,05 3,74
Thuê tài
chính 12,24 11,95 12,67 13,43 13,32
Vay ngân
hàng 83,94 84,8 84,7 82,52 82,94
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Trong các kênh huy động vốn dài hạn, các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn vay ngân hàng là chủ yếu. Có một số doanh nghiệp trái phiếu chiếm tỷ trọng khá cao trong nợ vay dài hạn nhưng các doanh nghiệp ngày chỉ chiếm số ít, phần lớn là không phát hành trái phiếu nên nhìn chung, hình thức phát hành trái phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp có tỷ trọng trái phiếu lớn như Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh có tỷ trọng trái phiếu bình quân giai đoạn 2012 – 2016 là 66,18%, năm 2015 tỷ trọng này lên đến 74,23%. Năm 2015, do tình hình kinh doanh cần mở rộng, đã có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu hơn, như Công ty cổ phần
Đầu tư Cầu đường CII (LGC) huy động thêm 1.200 tỷ đồng… Hầu hết các trái phiếu đều có kỳ hạn dưới 5 năm.
Thuê tài chính là hình thức vay dài hạn chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng vay dài hạn của các doanh nghiệp ngành xây dựng. So với các ngành khác, tỷ trọng này trong doanh nghiệp ngành xây dựng cao hơn. Thuê tài chính mặc dù chi phí cao hơn vay ngân hàng nhưng có ưu điểm hơn vay ngân hàng là không cần tài sản đảm bảo, dễ dàng tiếp cận hơn. So sánh về chi phí sử dụng các nguồn vốn vay, thì phát hành trái phiếu có chi phí cao nhất, sau đó đến thuê tài chính và thấp nhất là vay ngân hàng. Các doanh nghiệp ngành xây dựng nhìn chung có cơ cấu vay dài hạn là hợp lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.
Hệ số nợ dài hạn
Các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết hầu hết đều có cấu trúc vốn tương đối ổn định, mặc dù hệ số nợ dài hạn của các doanh nghiệp rất thấp nhưng ít dao động. Hệ số nợ dài hạn của các doanh nghiệp phần lớn là dao động dưới 0,1 qua các năm cho thấy các doanh nghiệp ngành xây dựng quản lý, điều hành chính sách huy động vốn có sự nhất quán và ổn định cao. Chủ yếu nợ của các doanh nghiệp này là nợ tín dụng, phải trả lãi.
Biểu đồ 2.8. Hệ số nợ dài hạn giai đoạn 2012 - 2016 của các DN ngành XD niêm yết
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Doanh nghiệp có hệ số nợ dài hạn cao nhất là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (HTI), có hệ số nợ dài hạn bình quân là 0,56. Có những công ty không có các khoản nợ vay dài hạn như Công ty Cổ phần đầu tư Thiết bị và Xây lắp Điện Thiên Trường (KTT), Công ty Cổ phần Licogi 16.6 (LCS).
Cấu trúc nợ theo nguồn tài trợ nợ
Nợ phải trả của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết chủ yếu hình thành từ nợ vay và nợ phải trả ngắn hạn, gồm các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác.
-0.40 -0.20 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
20112012 20122013 20132014 20142015 20152016
Bảng 2.10. Tỷ trọng nợ vay trong tổng nợ của các DN ngành XD niêm yết
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016
Nợ phải trả Tr.đ 112.134.341 113.716.504 123.265.047 144.879.184 161.783.045 Nợ vay Tr.đ 75.488.831 77.564.304 85.295.032 102.258.540 114.579.784 Tỷ trọng
nợ vay % 67,32 68,21 69,20 70,58 70,82
Vay ngắn
hạn Tr.đ 56.254.582 58.438.765 64.357.563 74.875.433 81.866.306 Tỷ trọng
vay ngắn hạn
% 74,52 75,34 75,45 73,22 71,45
Vay dài
hạn Tr.đ 19.234.249 19.125.539 20.937.469 27.383.107 32.713.478 Tỷ trọng
vay dài hạn
% 25,48 24,66 24,55 26,78 28,55
(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DN ngành XD niêm yết) Nợ vay của các doanh nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải trả và có xu hướng tăng lên cả về tỷ trọng và giá trị ở các năm trong giai đoạn 2012 – 2016. Nợ vay bình quân chiếm trung bình 69,54% tổng nợ phải trả. Tỷ lệ nợ vay năm 2012 là 67,32%, đến năm 2016 đã lên đến 70,82%. Các khoản vay chủ yếu mà doanh nghiệp xây dựng là vay ngắn hạn với tỷ trọng chiếm 73% - 75%, có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2014 – 2016. Sử dụng nhiều nợ vay khiến các doanh nghiệp gặp bất lợi do vốn vay thường phải chịu chi phí sử dụng vốn cao, hơn nữa doanh nghiệp lại phải đối mặt với rủi ro biến động lãi suất nên càng khiến doanh nghiệp gia tăng rủi ro và chi phí sử dụng vốn.
Nguồn vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp xây dựng còn được tài trợ từ các khoản nợ ngắn hạn khác. Tỷ trọng nguồn tài trợ này chiếm khoảng 25% – 29%, trong đó chủ yếu là nguồn vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp.