Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở VĂN CHẤN – YÊN BÁI VÀ MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2. Người Tày ở Văn Chấn tỉnh Yên Bái
1.2.2. Đặc điểm văn hóa người Tày Văn Chấn
Từ xưa, người Tày tập trung chủ yếu cư trú ở các xã vùng ngoài như Cát Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Đại Lịch, Bình Thuận, Tân Thịnh, Thị trấn nông trường Trần Phú và lâm trường Ngòi Lao. Ở vùng ngoài, địa hình thấp, họ sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và cày cấy mùa màng. Với kinh nghiệm trồng trọt lâu đời, đồng bào Tày đã biết khai thác các thung lũng, đồi núi sinh sống thành những cánh đồng màu mỡ, những vườn cây ăn trái tươi tốt. Từ xưa đến nay người Tày ở Văn Chấn về kinh tế hàng hóa cũng đã phát triển qua những phiên chợ nông thôn họp theo qui định. Từ những điều kiện trên những hình thức văn hóa văn nghệ trong đó có Cắm Nôm ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu giải tỏa những khát vọng tinh thần của họ.
Đời sống văn hóa: Cư dân Tày ở Văn Chấn cũng như nhiều người Tày khác sinh sống trên cả nước đều có một nền văn hóa đa dạng và phong phú .
Người Tày giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ hệ Tày – Thái, nhóm ngôn ngữ rất gần với tiếng Việt. Song chỉ có những từ ngữ về thiên nhiên, về sự vật hiện tượng trong sinh hoạt giao tiếp mới là của người Tày còn đa số vay mượn của tiếng Việt. Tiếng Tày có từ lâu đời qua thời gian từ ngôn ngữ dân gian phát triển thành ngôn ngữ bác học, có chữ viết và có những tác phẩm văn học được ghi lại. Đến nay tiếng Tày tương đối ổn định và phát triển, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của đồng bào. Tiếng nói ấy vừa trong sáng, giản dị, dễ hiểu vừa sinh động về âm thanh, giàu có về từ ngữ, phong phú về sắc thái. Điều này thể hiện qua lời ăn tiếng nói, đặc biệt là kho tàng văn học dân gian của họ mà những lời ca dân gian như Cắm – Nôm là một minh chứng sống động nhất. Chính tiếng nói ấy đã giúp cuộc sống của người Tày thêm phát triển và ngược lại, cuộc sống, xã hội phát triển làm cho ngôn ngữ của họ càng phát triển hơn.
Về chữ viết: Người Tày không có chữ viết riêng nên lịch sử thành văn của dân tộc Tày rất ít ỏi và gần như không có. Có thể chia lịch sử chữ viết của tộc Tày ra thành ba giai đoạn:
Giai đoạn cổ đại: Không có chữ viết, chủ yếu giao tiếp bằng phương thức truyền miệng.
Giai đoạn trung đại: Có chữ Nôm Tày. Chữ Nôm Tày là thứ chữ phỏng theo chữ Hán của người Trung Quốc mà đặt ra. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhìn từ góc độ văn tự, thứ chữ này cũng có một vài nét khác với chữ Nôm Việt. Theo học giả Đào Duy Anh “chữ Nôm Tày do ảnh hưởng chữ Nôm Việt mà ra và có cấu tạo tương tự chữ Nôm Việt” [33].
Chữ Nôm Việt xuất hiện khoảng thế kỷ XIII đến XV. Đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII khi Mạc Kính Cung chuyển vương triều lên Cao Bằng đã để lại dấu ấn trong chữ Nôm Tày. Do đó, có thể khẳng đinh chữ Nôm Tày ra đời không muộn hơn chữ Nôm Việt thế kỷ XVI.
Giai đoạn hiện đại: Vừa dùng chữ Nôm vừa dùng chữ Latinh. Do vốn từ tiếng Tày còn nghèo nàn trong các hoạt động hành chính, cũng như các
ngành khoa học, thêm nữa do phải sử dụng vốn từ Hán hoặc Nôm khiến cho việc sử dụng chữ viết cũng như ngôn ngữ Tày gặp những khó khăn nhất định.
Về sau, lớp tri thức mới đã tự sáng tạo ra chữ Latinh Tày nhưng không được phố biến. Năm 1960, nhà nước đã giúp dân tộc Tày xây dựng hệ thống chữ viết mới theo lối chữ Quốc ngữ bằng chữ cái Latinh, điều này thể hiện rõ sự quan tâm và chủ trương của Đảng, nhà nước trong việc gắn kết tính cộng đồng 54 dân tộc. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc đã chỉ rõ: “Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta”[12].
Văn hoá vật chất: Bản là đơn vị cư trú của người Tày, thường ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông, suối lớn. Tên bản thường đặt theo tên đồng ruộng, đồi núi . Mỗi bản trung bình có từ 25 đến 30 nhà, bản lớn có tới 60, 70 nhà, thậm chí có tới 100 nhà, có bản chỉ có người Tày, có bản sống xen kẽ với các dân tộc khác. Văn hóa sắc tộc bản làng là một nét đẹp trong văn hóa người Tày. Người Tày sống hồn hậu, chân thành như đồi núi, dòng suối quê hương. Bản làng là đơn vị hành chính đồng thời là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa tinh thần từ ngàn đời xưa cho đến nay. Nhà cửa của người Tày ở đây thường dựng theo thế đất, đằng sau dựa vào đồi núi, phía trước thường nhìn ra cánh đồng, sông suối. Nhà ở của họ phổ biến nhất là nhà sàn, lợp lá cọ, nhà có điều kiện thì làm nhà gỗ tất cả xà, cửa…
Về trang phục: Người Tày có một gu thẩm mỹ rất riêng. Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải bông tự dệt, nhuộm chàm hầu như không thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống.
Trang phục nam giới người Tày cũng như nhiều dân tộc miền núi khác gồm áo cánh ngắn (slửa cỏm) là trang phục mặc thường ngày của nam giới, áo dài năm thân bằng vải chàm hay vải lụa đen, gấu áo phủ quá đầu gối, áo cài
cúc bên ngực trái, loại áo dài này mang tính nghi lễ chỉ mặc trong dịp lế, tết, hội hè…loại áo này có nguồn gốc từ các tộc người vùng Đông Á, quần (khóa) khăn đội đầu (khân) được may bằng vải sợi bong hay tơ tằm và tất cả đều được nhuôm màu chàm.
Bộ nữ Tày gồm: áo cánh ngắn, áo dài, váy quần, thắt lưng, khăn đội đầu, giày vải, và các đồ trang sức như nón, vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, túi thổ cẩm…về phương diện loại hình, hai loại áo của nữ giới Tày là áo cánh ngắn và áo dài 5 thân không khác gì mấy so với hai loại áo của nam giới như đã trình bày áo ngắn may từ vải bóng nhuộm chàm hay để trắng, xẻ tà…áo dài của phụ nữ may vừa vặn cơ thể hơn: hơi nhấn thêm eo, ống tay cũng nhỏ để sao cho tôn những đường nét của cơ thể phụ nữ, cài khuy bên nách phải như áo dài của người Kinh.
Màu sắc của áo dài Tày là màu vải chàm sậm đen ánh sắc hay màu tím, hồng. Xưa kia cũng như hiện nay, một số phụ nữ Tày dùng vải lụa hay nhung đen để may áo dài, càng tô thêm vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ.
Cùng màu sắc với xống áo là chiếc thắt lưng: thắt lưng không phải cắt khâu từ bất cứ mảnh vải nào, mà được phụ nữ Tày dệt nguyên bằng sợi bông hay bằng sợi tơ tằm nhuộm chàm. Phụ nữ Tày thắt lưng ra ngoài áo dài để xõa mối ra phía sau .
Ngoài ra, người Tày còn nổi tiếng với một sản phẩm thủ công truyền thống là thổ cẩm. Nguyên liệu dệt là sợi bông, sợi tơ tằm được nhuộm các màu khác nhau. Công cụ và kĩ thuật dệt thổ cẩm gần giống như dệt vải thông thường, có khác chăng là khung dệt thổ cẩm gồm nhiều go hơn. Mẫu hoa văn càng phức tạp thì số go càng nhiều, có khi lên tới một trăm năm mươi chiếc và chỉ những người có tay nghề cao mới có thể làm được những sản phẩm như vậy. Các go này được bố trí theo một trật tự nhất định tùy theo kiểu dáng hoa văn hay cách trang trí của người dệt. Khi dêt, người ta
bỏ dần từng go rồi đưa thoi luồn sợi ngang tạo thành từng mảng hoa văn.
Những mô tuýp hoa văn thường gặp hơn cả trong sản phẩm thổ cẩm của người Tày là hình ngôi sao tám cánh, hoa lê, hoa nhội, lá mía… Thổ cẩm được dùng làm màn gió, mặt chăn, mặt địu, túi, khăn… Những sản phẩm thổ cẩm độc đáo ấy của người Tày từ lâu đã được biết đến và ưa chuộng bởi du khách trong và ngoài nước.
Văn hóa tinh thần: Lễ hội, văn học nghệ thuật và tri thức dân gian Tày rất phong phú, đặc sắc. Văn hóa dân gian người Tày bao gồm nhiều thể loại khác nhau như tự sự dân gian, trữ tình dân gian…
Tín ngưỡng, lễ hội cũng là một mảng quan trọng trong đời sống tinh thần đồng bào Tày. Đó là nơi bộc lộ rõ nhất đời sống tâm linh của họ.
Thật khó mà xác định người Tày thuộc tôn giáo nào. Phật giáo rất phổ biến ở Việt Nam. Nhưng người Tày hầu như không có chùa thờ Phật mà chỉ có đình thờ thần, không có các nhà tu hành mà c hỉ có những người làm nghề cúng bái như “tào”, “mo”, “then”, “pụt”...
Thờ tổ tiên là tục lệ lâu đời của người Tày. Bàn thờ thường đặt ở gian chính, hướng ra cửa. Những ngày lễ tết trong năm, những việc đại sự gia đình như xây nhà mới, cưới xin, tang lễ... bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng là nơi họ thỉnh cầu, giao cảm tâm linh.
Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ một số vị Phật, Thần thường thấy trong Phật giáo như Phật bà Quan âm, trong đạo giáo như Hắc Hồ Huyền Đàn, Hoa Vương, Thánh Mẫu... Trong khi làm ma chay cúng bái, đồng bào dùng một số nghi thức trong “thọ mai gia lễ”. Tín ngưỡng của đồng bào Tày bắt nguồn từ thuyết vạn vật có linh hồn, chủ nghĩa đa thần trong nguyên thủy, tục thờ thần dòng họ, tục tin ở rất nhiều thứ ma, gọ i là “phi”, kết hợp với một số yếu tố Đạo giáo, Phật giáo, Khổng giáo do những người làm nghề cúng bái đem truyền bá trong dân gian.
Những ngày hộ i, ngày Tết truyền thống trong đồng bào Tày cũng như trong người dân Việt Nam nói chung đều là những ngày Tết nông nghiệp. Mỗi ngày Tết trong năm đều có ý nghĩa riêng, có những nghi lễ và đồ cúng riêng, thường là sản phẩm tiêu b iểu của từng mùa. Tết đầu năm âm lịch là Tết lớn nhất trong năm. Đồng bào ăn mừng kết thúc một năm thu hoạch thắng lợi, đồng thời chuẩn bị cho một năm lao động sản xuất. Mỗi Tết đến đều mang lại cho người ta những hy vọng mới. Trong tháng Tết này người ta mở những ngày hội Lồng Tồng để cầu mùa màng, để cho trai gái vui chơi, ca hát với nhau, tổ chức những trò chơi dân gian để thưởng xuân. Đây còn là d ịp để bạn bè, bà con đến hỏi thăm nhau, con cái ở xa về thăm cha mẹ, nhất là con rể đến lễ tết bố mẹ vợ. Ngoài ngày Tết đầu năm, trong năm, người Tày còn rất nhiều ngày Tết khác như: Tết mùng 3 tháng 3 âm lịch, Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5, Tết rằm tháng bảy, Tết trung thu...
Những ngày hội, ngày tết truyền thống nói chung có những ý nghĩa lành mạnh, nó nói lên ước mong của người dân lao động muốn làm sao cho mùa màng của mình thu hoạch tốt, của cải được dồi dào, ấm no, hạnh phúc.
Thực tế hơn, nó nhằm cải thiện phần nào đời sốngcủa người lao động sau những ngày làm ăn mệt mỏ i trên những nương rẫy.