Nhân vật nữ trên phương diện người yêu trong Cắm Nôm

Một phần của tài liệu Nhân vật trữ tình trong cắm nôm dân ca dân gian tày huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 30 - 35)

Chương 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CẮM NÔM – DÂN CA TÀY HUYỆN VĂN CHẤN – YÊN BÁI

2.1. Nhân vật nữ trong Cắm Nôm

2.1.1. Nhân vật nữ trên phương diện người yêu trong Cắm Nôm

Xuyên suốt trong các lời ca Cắm Nôm, có thể nhận thấy những nhân vật trữ tình, cụ thể là nhân vật là nữ được biểu hiện nhiều nhất, họ có nhiều đức tính tốt, nhưng họ là người phải chịu nhiều khổ cực, cay đắng nhất, họ thường không có quyền như nam giới. Được thể hiện qua các mối quan hệ, nhưng đặc sắc nhất vẫn là trong tình yêu đôi lứa, nhân vật nữ trong Cắm Nôm trên phương diện là người yêu - họ thường là các cô gái đang ở lứa tuổi trẻ nhất, đẹp nhất, họ xinh tươi như những bông hoa, tình yêu bắt đầu từ những buổi đầu gặp gỡ, tỏ tình:

“ Mới gặp anh, em như hoa Thân em là con gái

Bước chân xuống thuyền đi Chân trái đi giày hoa

Chân phải đi giày vải

Chèo thuyền đi theo sóng bạc

Chèo thuyền đi mường xa theo anh”

Họ tế nhị, kín đáo, khao khát gặp gỡ, mãnh liệt, nồng nàn bất chấp mọi ngăn cấm của lễ giáo phong kiến, cùng nhau vượt qua những khó khăn để đến được với nhau:

“ Thân em là phận gái Ngâm gạo vào nhiều sanh Sắm bữa gói nhiều gói Ôm áo theo sau anh Khăn gói theo sau mình Ta cùng nhau vượt qua”

Những ước mơ khát vọng cao đẹp sẽ làm cho tâm hồn con người thêm đẹp cả về nhân cách và ý chí, làm cho họ đáng sống và trân trọng cuộc sống của mình hơn Trong quan niệm của nam nữ người Tày, tình yêu chân thành, mãnh liệt dường như chưa đủ, để đến với tình yêu đích thực của mình, họ luôn mang trong mình nỗi niềm về uớc mơ khát khao hạnh phúc cháy bỏng song cũng rất đời thường, mộc mạc:

“ Ước rứ dảy rứ dảy

Ước rứ dảy mịt nọi mứa tióc đằm ngá Ước rứ dảy mứa phắn pia tảu nặm Cất pia pét lái mứ xi xăm”

Dịch :

“Ước muốn thật ước muốn

Ước muốn dao con được cắm chuôi ngà Ước sao được em đến dệt lụa gian giữa nhà Ước sao được em đến dệt lụa là nhà anh”

Đó còn là nỗi nhớ mong khắc khoải trong tình yêu gắn bó khi xa cách dù chỉ một giờ; Nhân vật trữ tình đã gửi nỗi niềm đó qua những tiếng ve rừng than vọng nghìn tiếng “Nghìn thiêng mèng loọng” để bày tỏ nỗi lòng bằng những lời ca của Cắm Nôm:

“ Mặt trời đã lặn sau núi cao Ngước mắt lên ngắm trăng sao

Không biết con sao bạc lộn nhiều phương còn nhớ trời sắp tối không?

Nơi chơi án thưở bé còn nhớ hay không?

Nắng dọi mặt ửng hồng

Các lời thương cùng lứa đều còn nhớ Phong thư ngày ấy vẫn còn ghi

Tiếng đồn anh qua cầu hoa thay lòng Thân em và vía em lộn cầu đồng đổi thay Ve sầu kêu rừng xanh vắng lặng

Liếc mắt lên đừng liếc theo gió nhẹ”

Những lời ca Cắm Nôm thể hiện vẻ đẹp trong tình yêu đôi lứa qua nỗi nhớ mong, sự buồn đau khi tình yêu tan vỡ, ước vọng về tình yêu thủy chung,… Trong tình yêu, tình cảm của họ thường mộc mạc, “thật thà như cái bụng”, “thẳng như ruột ngựa” song cũng hết sức dứt khoát, táo bạo, … để rồi khi chuyện tình không thành, người con gái mang “cái buồn” ấy “miên man”

suốt đời. Dù xa xôi vạn dặm, dù núi cách núi, đèo cách đèo họ vẫn mong muốn được đến bên nhau:

“ Pú thung nứa cách lai chặn

Vắn pi cọ au non khăm má thú nọong toan Nọong khan va toan

Pú tắm mứa cách lai pái

Vấn pi au mon lính mon lá má thú nọong ngoi Vấn nọong ả lả khan va ngoi

Chắc hật rứ dảy cu mon khẳm pía quan Chắc hật rứ đảy mon lính mon lá

thử tham pớa pi ằ Dịch :

“ Núi cao ngăn cách nhiều tầng

Anh mang gối the đến với em nằm Em cũng bảo là nằm thì nằm Núi thấp cách nhiều sườn

Anh mang gối thổ cẩm đến với em ngủ Em cũng bảo là ngủ thì ngủ

Biết làm sao được gối the trả quan

Biết làm sao được gối thổ cẩm thứ ba trả anh”

Đối với tình yêu ta vẫn thường gặp rất nhiều lời trách móc, nuối tiếc ngỡ ngàng với bạn tình như câu ca dao người Việt:

“Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài, Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”

Tình yêu nơi trần thế có lắm lỗi éo le, cay đắng. Đâu cứ phải yêu nhau là đến được với nhau, được sống bên nhau trọn đời. Đó là vấn đề muôn thưở của tình yêu loài người. Con người khi yêu, họ có thể vượt qua muôn vàn gian khó để đến với nhau nhưng chẳng may duyên bạc, phận rủi mà không kết duyên thành đôi lứa thì nỗi buồn đau, cay đắng ấy kể sao cho xiết. Những câu

Cắm Nôm là câu hát của những con người trong cảnh ngộ này thấm đẫm nước mắt khổ đau với tâm trạng oán trách, tủi cực. Đây là nỗi lòng cay đắng của cô gái khi tình yêu lỡ dở, bởi họ nhận thấy rằng trong tình yêu đôi khi không chỉ là những lời dịu ngọt đắm say mà còn có cả những lời trách móc, giận hờn.

Đây là lời hát, lời trách cứ mang tâm trạng buồn của cô gái : “ Anh buồn, anh còn chốn anh đi

Thân em buồn

Thân em vịn đầu thang khác ở”

Đến được với tình yêu gắn bó trọn đời bên nhau nên vợ thành chồng là điều các chàng trai cô gái luôn mong ước. Song không phải đôi trai gái nào cũng đi hết con đường tình yêu trọn vẹn ấy. Dù có yêu nhau tha thiết, mãnh liệt đến dường nào nhưng vì một trở ngại nào đó mà họ không đến được với nhau thì buồn đau nào kể xiết. Do đó ta thấy trong lời ca Cắm Nôm lời của những người yêu nhau không đến được với nhau, đặc biệt là của những người phụ nữ khi không còn mang tâm trạng vui nhộn, đằm thắm như trước nữa;

Thay vào đó là lời hát chia tay xót xa day dứt không nguôi với tâm trạng khổ đau, trách móc, tủi hờn khi lỗi duyên. Đấy chính là nỗi lòng của nhân vật trữ tình khi chia tay nhau ngay trong buổi đầu yêu thương, nhưng vẫn đầy lưu luyến, nhớ nhung da diết.

Lời ca Cắm Nôm nhiều khi như có tiếng nấc, nó nghèn nghẹn, nó

“liếc”, nó hòa “theo gió nhẹ”, nó như tiếng ve sầu kêu trong đại ngàn vắng lặng, cái vắng lặng của thiên nhiên hay cái vắng lặng của lòng người phụ nữ.

Mà có thật là có “gió nhẹ” trong hoàn cảnh trớ trêu này không, hay là cách nói giảm của nghệ nhân dân gian trân quý cho nhân vật nữ, cảm thông, thương xót của số phận đàn bà, khi người con gái phải vững vàng đối diện sự thật, tình yêu say đắm chân thành đã như nước nổi bèo trôi :

“Con sao bạc lộn nhiều phương Còn có nhớ trời sắp tối”,

“Phong thư ngày ấy vẫn còn ghi”

Nhưng :

Tiếng đồn anh qua cầu hoa thay lòng”...

Trăng và sao là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu nhưng cũng là hình ảnh chỉ sự không cố định trong vạn vật. Con trăng có lúc tròn lúc khuyết; con sao có lúc chi chít trên vòm trời như lá trong rừng xanh, có lúc lác đác như nóc nhà trong bản mình. Vậy thì tình yêu “của cái bụng tao và cái bụng mày

có đi chung một con núi, có lội chung một con suối được không ?

Như vậy, nhân vật nữ trong tình yêu đôi lứa bộc lộ mọi sắc thái và cung bậc của tình cảm. Những lời ca Cắm Nôm đã phản ánh tâm trạng, hoàn cảnh của người phụ nữ Tày trong tình yêu, đồng thời lời ca đã phần nào khẳng định sự nam quyền trong xã hội phong kiến xã hội Tày ngày xưa. Người phụ nữ trong Cắm Nôm cho dù có khát khao yêu thương, tình cảm bùng cháy như ngọn lửa âm ỉ được cời lên trong những đêm đông giá rét, thì vẫn phải cất giấu tình yêu tình thương đấy trong đáy lòng, thổn thức cùng mây ngàn gió núi vọng vào rừng xanh bao la:

“Một giáp nữa thiếp sẽ không lấy chồng Nhớ đoạn xưa, nhớ nhau khó ước

Chim lạc đàn làm sao vui được Thân em ruồng bỏ anh

Thân em lên ở rừng cây xanh lặng vắng”

Một phần của tài liệu Nhân vật trữ tình trong cắm nôm dân ca dân gian tày huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)