Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
3.1. Ngôn ngữ Cắm Nôm mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ
thông qua duy lý và chứng minh. Vì thế, khi nghiên cứu, tìm hiểu vẻ đẹp nội dung tác phẩm nghệ thuật thì không thể bỏ qua yếu tố này.
Ngôn ngữ, hình ảnh của một dân tộc là sản phẩm của đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc ấy. Ngôn ngữ trong Cắm Nôm Tày, Văn Chấn trước hết sẽ mang những đặc điểm của văn học dân gian nói chung: đó là ngôn ngữ nghệ thuật hình tượng được nói bằng hình ảnh, đặc biệt những hình ảnh đó mang đậm tính dân tộc miền núi.
Văn Chấn là một huyện miền núi phía Tây của tình Yên Bái, nơi đây có nhiều đồi núi, lại là nơi hội tụ sinh sống của nhiều các dân tộc anh em. Sinh sống ở miền núi, với bản tỉnh giản dị mộc mạc nên ngôn ngữ cũng mang chất giản dị hồn nhiên như tâm hồn và lối sống vốn có của họ. Ngôn ngữ mộc mạc dễ hiểu là đặc trưng của các tác phẩm văn học dân gian dân tộc thiểu số, xuất phát từ tâm lý ưa chân thật, chất phác, dị ứng với những lời khuôn sáo mĩ miều. Vì thế tác giả dân gian Cắm Nôm đã đưa vào tác phẩm của mình lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào miền núi. Cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt cũng rất giản dị.
Ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào, nghĩ gì viết thế mộc mạc mà dễ hiểu. Người Tày chủ yếu gắn liền với sản xuất nông nghiệp: trồng trọt và chăn nuôi, những công việc hàng ngày được đưa vào những làn điệu Cắm Nôm thật tự nhiên:
“ Mừng con lợn đen gậm sàn Mừng con lợn khoang dưới chạn
Dậy sớm nó hét đến trưa Kêu khi nào được ăn mới im mồm”
Là hình ảnh thân quen trong cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc, gắn với nhà sàn, với đàn lợn chạy “lông bông” ngoài vườn, trên đồi. Giọng
dân ca hồn nhiên đáng yêu, miêu tả chính xác “cuộc sống” của những chú lợn
“gậm sàn”, “dưới chạn”, “dậy sớm nó hét đến trưa”, “kêu khi nào được ăn mới im mồm”.
Khi miêu tả con trâu – người bạn thân thiết của con người, gắn liền với công việc đồng áng. Con trâu người bạn của người lao động, cùng con người sản xuất ra những giá trị vật chất:
“ Hay cày bừa thửa ruộng to giữa đồng Dậy sớm hay thức chủ đi trước
Chủ nó từ từ bước theo sau Làm việc đến trưa mới thả
Vắng nhà trâu vào rừng lau ăn cỏ Trâu ăn no tự khắc về nhà”
Và cả những lời tâm sự, dặn dò:
“Nhà dưới nhà trên không chê ồn ào Người già không lời mắng mỏ
Không có người nào chửi mắng em đâu”
Đó là lời an ủi của chàng trai dành cho cô gái, sự lo sợ của cô gái khi về làm dâu làm vợ nhà mình. Lời nói ngô nghê nhưng rất chân thành, rằng không ai chê em ồn ào, rằng không ai mắng mỏ em đâu, càng làm cô gái vững tin và ấm lòng hơn trong cuộc sống gia đình của cô và chàng trai.
Hay như ngôn từ trong bài “Mừng nhà”
“ Buồn quá, cha tôi mới hỏi...
Con ơi! Ăn cơm xong không được ở không Ăn trưa rồi không được ở rỗi
Dao lưỡi sắc đem phát
Rìu lưỡi mỏng đem chém...”
Những câu thơ, câu hát là câu chuyện của hai người đàn ông, ở hai thế hệ khác nhau. Người bố nói chuyện với người con trai về nương rẫy, nhưng đấy là sự khuyên răn, giáo dục con mình phải chăm chỉ làm việc, không nên làm biếng, ỷ lại.
Các hình ảnh - chất liệu để xây dựng những hình tượng trong lời ca Cắm Nôm đều gắn liền với thiên nhiên, hoàn cảnh sống, điều kiện sinh hoạt của đồng bào miền núi. Có thể nói những hình ảnh thiên nhiên miền núi đầy ắp trong những lời ca. Thiên nhiên đã nuôi sống con người, đã ưu đãi người dân cả vật chất lẫn tinh thần. Người Tày sống chan hòa giữa đại ngàn, bốn mùa xanh đậm cỏ cây, hoa lá, của vạn vật chim muông, của mưa rừng suối lũ…
“Đồng này rộng thật là rộng Đồng này to thật là to
Voi lớn qua đầu mường không nhìn thấy Én bạc bay bảy ngày không qua
Diều bay diều gãy đùi Quạ bay quạ gãy cánh Đầu đồng có hoa mua
Cuối đồng có hoa sen ta mừng”
Thiên nhiên rộng lớn, rực rỡ thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn mùa màng bội thu. Ngôn ngữ được sử dụng trong lời ca Cắm Nôm thật giản dị, mộc mạc nhưng đôi khi cũng giàu chât thơ, giàu sức biểu cảm và tính hình tượng.
Hình ảnh trong những bài Cắm Nôm phong phú, giàu tính biểu tượng.
Hệ thống hình ảnh gần với cuộc sống con người đó là hình ảnh đồi núi, ruộng
vườn, hình ảnh lúa ngô, hình ảnh sông suối…Như đã phân tích ở trên hình ảnh biểu tượng thể hiện ý nghĩa xã hội và ý nghĩa thẩm mĩ to lớn.
“Hoa cơm xôi nở ven ruộng còn nhớ nữa không?
Hoa chít nở ven suối còn nhớ nữa không ?”
Đó là sự trách khéo nhẹ nhàng trong tình yêu đôi lứa. Hình ảnh “hoa cơm xôi”, “hoa chít” nở “ven ruộng”, “ven suối”, thân quen trong đời sống đồi núi. Những vật vô tri vô giác kia là minh chứng cho lời thề nguyền ước hẹn trong tình yêu. Cụm từ “còn nhớ nữa không” cứ lặp đi lặp lại, sự da diết của cái hạnh phúc vụt khỏi vòng tay, tan biến như con gió...
“Con chim gáy cổ xanh
Bay xuống mò nước có bèo đâu Mắt nhặt cát mắt lườm nắng Cánh nó xõa ra cát
Con đực vẫn hoa văn Con cái lông vẫn vàng
Bay lên đậu đàu mường thu lu Bay lên đậu ngọn sấu dầu thác Bay lên đậu cây cau bãi đá Cánh nó kẹp phong thư”
Hình ảnh con chim gáy là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa trong kho tàng văn học dân gian. Con chim gáy trong bài ca này mang dáng dấp chàng trai đi tìm bạn tình, là hình ảnh người đàn ông trong gia đình, với một tình yêu mãnh liệt dành cho người yêu, người vợ của mình. Họ tin vào duyên số, tin vào sự sắp đặt của tạo hóa...Đấy là cái nhìn chân phương, mộc mạc của người vùng cao!
Hay như hình ảnh hoa ké trong bài ca “Hoa ké”
“ Hoa ké nở trên đất đá vôi
Những ai đắp đập giữa thác nước nên bờ
Thương nhau hãy đưa chân xuống quấy vui dưới nước...”
“ Hoa ké nở ngọn ké còn tươi hay không?
Thong thả như hoa nhà
Hoa ở không nó héo hay không?
Chỉ tơ rối trong rổ còn gỡ
Trời thổi gió hoa mùi xuống nước Khăn nhung quý thương nhau nhiều
Thương hoa không thương người ruồng bỏ Hoa ấy nở cả đời được thấy
Hoa ấy nở dối nhau thật thà”
Tác giả dùng hình ảnh “hoa ké” , “khăn nhung”, “chỉ tơ rối” để giãi bày tâm sự, nói hộ tấm lòng của mình. Thương người, yêu người, nhưng, không lấy được người, có nỗi buồn nào buồn hơn, có nỗi đau nào đau hơn...Điệp từ “hay không” với dấu chấm hỏi, như một câu hỏi để ngỏ, hỏi đấy, hỏi để vơi nỗi chua xót, chứ không cần câu trả lời. Hình ảnh “chỉ tơ rối trong rổ còn gỡ” mang nhiều tầng ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Sợi chỉ tơ rối kia còn được tháo nút, gỡ ra rồi hết rối, nhưng sao chuyện tình duyên đôi lứa lại không được vẹn tròn, phải chăng cái sợi chỉ tơ đấy quá mong manh, không đủ sức để đôi lứa bén duyên.
Trong nhiều lời ca Cắm Nôm, hình ảnh “chim”, “cá” được sử dụng giàu sắc thái biểu cảm:
“ Chim cu non có vằn
Cúi đầu xuống uống nước suối tiên trắng xanh Giơ tay đến để anh nhắn
Nắng dọi đường chỉ vàng Nắng tỏa vàng muốn khóc Cây chạy mọc ven bờ sông Nắng dọi tỏa thác sông
Nắng dọi vực sông lớn thưở xưa Mười năm đừng quên lời ta
Chín năm đừng quên lời tỏ tình đôi ta
Khi nào cá bống lượn ăn trăng thì hãy quên Có quên thì quên lời người dưng
Đừng quên lời chung dây cổ dây tim không dứt em ơi”
Lời tỏ tình của chàng trai với những hình ảnh biểu tượng như “ chim cu non”, “nắng”, “mười năm”, “chín năm”, “cá bống lượn ăn trăng”, “dây cổ dây tim”... nhằm muốn khơi gợi, nhắn nhủ người yêu về câu chuyện tình cũ với những hẹn ước năm nao, đồng thời cũng là lời khuyên răn một cách tinh tế “ Mười năm đừng quên lời ta/ Chín năm đừng quên lời tỏ tình đôi ta/ Khi nào cá bống lượn ăn trăng thì hãy quên/ Có quên thì quên lời người dưng/
Đừng quên lời chung dây cổ dây tim không đứt em ơi”.
Ngoài những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống, Cắm Nôm còn có một hệ thống các hình ảnh có nguồn gốc tín ngưỡng, nghi lễ và phong tục tập quán của người Tày như hình ảnh Rồng, hình ảnh Thiên (trời)
“Sáng sớm sương trắng phủ đầy đồng Cưỡi Rồng lên cửa trời hỏi dò tình nhân”