Nhân vật biểu tƣợng trong Cắm Nôm

Một phần của tài liệu Nhân vật trữ tình trong cắm nôm dân ca dân gian tày huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 61 - 68)

Chương 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CẮM NÔM – DÂN CA TÀY HUYỆN VĂN CHẤN – YÊN BÁI

2.3. Nhân vật biểu tƣợng trong Cắm Nôm

Biểu tượng là sự mã hóa các giá trị tinh thần của loài người theo suốt chiều dài thời gian. Ở đó, những người đi sâu khám phá và tri nhận được lối tư duy và những giá trị tinh thần hàm ẩn của những người đi trước, đến lượt họ lại tiếp tục đắp bồi thêm các lớp nghĩa mới.

Biểu tượng luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng hóa, song không phải vì thế mà nó trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ mòn, nơi giam giữ các tầng ý nghĩa trong sự xơ cứng. Trái lại, biểu tượng là một thực thể sống động, luôn luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục.

Sinh thể ấy được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con người. Đời sống của con người không bao giờ bớt phức tạp đi, và biểu tượng vì thế cũng không bao giờ đơn giản hơn. Những phức tạp của cuộc sống dội vào tâm tư con người những suy tưởng không cùng, để rồi từ đó, chúng lại được dồn nén vào hệ thống biểu tượng. Đó là con đường tất yếu của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại và phát triển tất yếu của biểu tượng. Với xu hướng như vậy, biểu tượng là một sinh thể có khả năng mở rộng nghĩa theo thời gian.

Có thể nói biểu tượng là những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho một lớp người, một dạng thân phận. Biểu tượng thường là những hình ảnh rất gần gũi với văn hóa làng xã, văn hóa nông nghiệp của người Việt.

Biểu tượng con vật như con cò, cái bống. Theo Vũ Ngọc Phan, cái cò có thể là hình ảnh của cả nam lẫn nữ. Nếu là nam, thì thường chỉ trích đức tính vũ phu, cục mịch của các ông chồng. Nếu là nữ, thì thường bàn đến sự tảo tần hôm sớm, lận đận vì chồng con của người vợ, người mẹ,...

Nhân vật biểu tượng là con người mượn các biểu tượng có trong các hiện tượng tự nhiên và các vật thể nhân tạo, để bộc bạch những tâm sự, tình cảm, tình yêu. Đó là là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong lao động.

Nhân vật biểu tượng trong Cắm Nôm Tày không nhiều như trong dân ca người Việt, nhưng nổi bật và đặc sắc là nhân vật trữ tình biểu tượng với các hình ảnh là hoa và thường dành để chỉ nhân vật trữ tình là nữ ….Các biểu tượng đó thể hiện cho tâm trạng, sắc thái tình cảm của những cô gái đang yêu hoặc người bà, người mẹ, người vợ, người con gái trong gia đình.

Người Tày dành rất nhiều tình cảm cho hoa, họ trọn hoa để trao gửi tâm tình, để bày tỏ nguyện vọng, ước mơ, để gột rửa tâm hồn ngày càng thanh cao hơn. Họ đã tắm gội tâm hồn mình trong hương sắc của hoa lá, để cho vẻ thanh tú của muôn hoa, chất cao quý của muôn hoa không ngừng thôi thúc những con người cần sống một cuộc sống trong sạch, cao thượng và tốt đẹp. Vì thế, hoa mang rất nhiều giá trị cốt lõi, nhiều ý nghĩa sâu sắc. Dân tộc miền núi yêu màu sắc, có lẽ chủ yếu yêu màu sắc của hoa vì thế những đồ dùng, vật dụng quen thuộc trong gia đình người Tày đều được trang trí hoa văn, họa tiết bằng hoa lá, hoa lá đã được cách điệu hóa, có khi đơn giản hóa về mặt hình dạng nhưng màu sắc vẫn được tô đậm. Và sự xuất hiện của hình ảnh này còn liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẹ hoa của người Tày:

“ Bióc khắt phông tếnh din lăng lạn

Thương căn coi pản nặm chang hát pân thoi Thương căn coi lống nghi ngói tin tảu nặm Lấm pặt khảu bau chỉa nọi lái thí phân phân”

Dịch là:

“ Hoa ké nở trên đất đá vôi

Những ai đắp đập giữa thác nước nên bờ

Thương nhau hãy đưa chân xuống quấy vui dưới nước Gió thổi vào tờ giấy hoa tiên”

Là sự hỏi thăm bạn tình một cách ngụ ý

“ Hoa ké nở ngọn ké còn tươi hay không?

Thong thả như hoa nhà

Hoa ở không nó héo hay không?

Chỉ tơ rối trong rổ còn gỡ

Trời thổi gió hoa mùi xuống nước Khăn nhung quý thương nhau nhiều

Thương hoa không thương người ruồng bỏ Hoa ấy nở cả đời được thấy

Hoa ấy nở dối nhau thật thà”

Hình ảnh hoa xuất hiện hầu khắp trong các bài dân ca Tày góp phần không nhỏ trong diễn đạt mọi khía cạnh, mọi góc độ tình cảm. Hoa trong những lời ca dao - dân ca hình như chưa bao giờ bất lực trong biểu đạt ý nghĩa. Hoa không chỉ biểu trưng cho vẻ đẹp, cho sự thanh cao, tao nhã, cho tuổi trẻ mà hoa còn là nỗi buồn, nỗi bất hạnh của những số phận kém may mắn.

Hình ảnh hoa tàn, hoa héo gợi sự liên tưởng đến những cô gái già nua, quá lứa nhỡ thì. Yêu hoa đó cũng chính là biểu hiện của tình yêu thiên nhiên quê hương, xứ sở, biểu hiện một nét đẹp trong tâm hồn người dân Tày.

Ta còn bắt gặp những hình ảnh đẹp mà mộc mạc trong những lời hát:

“ Vấn nọong kết bạn dảy môi máư may mạng Vấn nọong mí phua nón sảng

Nón sảng tượng lấm on

Khen khao đảy cót cái căn lạu quả”

Nghĩa là:

“Thân em kết bạn được tình duyên lành Đẹp như đường chỉ khâu vàng

Thân em có chồng nằm ấm cạnh sườn Nằm cạnh sườn như luồng gió mát”

Hình ảnh “đường chỉ khâu vàng”, “luồng gió mát” thật mộc mạc nhưng cũng thật giàu tính liên tưởng.

Sử dụng hình ảnh uyên ương, mùa chim xây tổ trong lời ca Cắm Nôm để bày tỏ tình cảm hoan ca, song cũng là lời răn dạy, nhắn nhủ tuổi trẻ phải chăm chỉ làm việc, lao động:

“ Mùa rong chơi ơi là mùa rong chơi Chào mào bay xều xào ngọn ổi

Chim sẻ vào rừng lau tìm bạn Trời đặt ra có mùa tìm bạn Tìm bạn bốn phương

Cành dâu lá rụng hai lượt

Chơi gái quá mùa việc thật đáng buồn”

Hay

“ Pia kin pin khảu thẳm

Tả thia nặm vắng cắm khác lay Pia kin pia lống vắng

Tả thia nặm pắn oan chang pế Lỉn chụ bấu thúc nghê tủi thân

Lỉn chụ bẩu mí lóng nhân puốn tọng”

(Cá ăn cá vào hang

Bỏ lại nước vực sâu tự chảy Cá ăn cá xuống vực

Bỏ lại nước chảy quanh giữa Bể

Yêu nhau không có lòng nhân buồn lòng”

Đàn Tính là một nhân vật biểu tượng đặc sắc trong Cắm Nôm, là hình ảnh đại diện của dân tộc Tày, là tiếng đàn quyện cùng giọng ngân của của nghệ nhân dân gian khi ca Cắm Nôm. Cây đàn ấy là hình ảnh mạnh mẽ của chàng trai, là sự dịu dàng của cô gái, là sự nghiêm khắc của người cha, là sự vun đắp của người mẹ, là cái sức sống căng tràn của người con, là biểu hiện mãnh liệt của tình yêu đôi lứa, là hiện thân của hạnh phúc gia đình, là ấm no của bản làng.

“ Tính tảu mọi ngày sao đánh Đàn xanh mọi ngày sao gẩy Vừa lòng tính tính mới đánh Vui lòng xanh xanh mới gẩy

Dậy dậy đi cây đàn bạc ngân vang Tẩu tính như người yêu xinh đẹp Ngựa đàn như ngựa nhỏ nằm ngang Đáy đàn như đáy cơi trầu

Khóa đàn như ngón tay người tình Giây tính bằng giây vàng

Gẩy đàn lên trai gái buồn rười rượi

Gái Thiên lộn hoa đào xuống trần gian Xuống mừng vui cùng cây đàn tính

Thương nhiều thượng thọ không bao nhiêu người Bảy tám mươi xuân chúc thọ già

Ván tính xuống dừng uống nước nhiều sông như cá Tính của ta thương thật là thương”

Hệ thống hình ảnh trong dân ca Cắm Nôm được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Đó là những từ ngữ, hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng, được đồng bào Tày chấp nhận và sử dụng trong một thời gian dài. Những từ ngữ này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời ca với ý nghĩa biểu trưng tương đối ổn định.

Tiểu kết chương 2

Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm đều là những kiểu nhân vật quen thuộc trong các đề tài về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước xuyên suốt mọi thể loại văn học dân gian Việt Nam.

Những lời ca Cắm Nôm Tày, Văn Chấn đã phản ảnh tâm lý cộng đồng người Tày nơi đây qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhân vật trữ tình nam, nữ và nhân vật biểu tượng hiện lên với những dáng vẻ khác nhau trong Cắm Nôm. Dù xét trên phương diện nào thì đó cũng là sự thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách con người, mà cụ thể ở đây là những chàng trai, cô gái Tày. Việc tìm hiểu vẻ đẹp nhân vật trữ tình đã cho thấy nội dung phản ánh phong phú của Cắm Nôm, trong đó chất chứa tâm tư, tình cảm của đồng bào Tày Văn Chấn.

Đối với nhân vật trữ tình nữ, Cắm Nôm đã thể hiện trên ba phương diện: người yêu, người mẹ, người vợ và người con. Những nhân vật này mang tâm sự bao trùm là nỗi nhớ, buồn đau khi tình yêu tan vỡ và ước vọng về tình

yêu thủy chung. Họ là những người vợ yêu thương chồng con, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, dạy bảo khuyên răn, chăm sóc yêu thương con cháu. Họ mơ ước về cuộc sống đủ đầy hạnh phúc. Đó là những người con gái có hiếu, người mẹ người bà, người chị luôn dành tình cảm yêu thương với cha mẹ, con cái, an hem trong gia đình. Nhưng cũng có khi họ là những nhân vật không có may mắn hạnh phúc và bộc lộ tâm trạng của mình qua những lời ca Cắm Nôm mang nội dung than thân trách phận khi bị ép duyên, gả bán, cha mẹ đặt đâu phải ngồi đấy...

Cũng trên những phương diện là người cha, người anh và người chồng, nhân vật trữ tình nam lại thể hiện là những chàng trai chất phác nhưng mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa và là người chủ gia đình với vai trò trụ cột, với khát khao mong ước gia đình luôn hạnh phúc, đủ đầy.

Trong Cắm Nôm còn có loại nhân vật trữ tình biểu tượng, tuy không thuộc dạng nhân vật chính, nhưng không vì thế mà nhân vật này không đóng một vai trò quan trọng trong việc làm nên giá trị của những khúc hát Cắm Nôm.

Với sự góp mặt của các kiểu nhân vật: Nhân vật trữ tình nữ, nhân vật trữ tình nam và nhân vật biểu tượng, nội dung phản ánh của Cắm Nôm đã được thể hiện và truyền tải một cách phong phú và hấp dẫn. Các nhân vật này vừa là đối tượng phản ánh vừa là chủ thể sáng tạo trong Cắm Nôm.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nhân vật trữ tình trong cắm nôm dân ca dân gian tày huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)