Nhân vật nam trên phương diện người chồng, người cha trong Cắm Nôm

Một phần của tài liệu Nhân vật trữ tình trong cắm nôm dân ca dân gian tày huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 54 - 61)

Chương 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CẮM NÔM – DÂN CA TÀY HUYỆN VĂN CHẤN – YÊN BÁI

2.2. Nhân vật nam trong Cắm Nôm

2.1.2. Nhân vật nam trên phương diện người chồng, người cha trong Cắm Nôm

Người Tày họ sống và gắn bó lâu đời với thiên nhiên miền núi. “Thiên nhiên đã nuôi sống họ tự ngàn xưa, thiên nhiên cũng ưu đãi về vật chất cũng như tinh thần. Họ sống giữa đại ngàn bốn mùa màu xanh đậm của lá và bốn mùa với nhiều màu sắc của hoa. Thiên nhiên ấy gõ mãi vào cánh cửa tâm hồn

vốn rất mảnh của họ và ngân nga thành tiếng thơ, tiếng ca” [14, tr.104].

Mảnh đất miền núi sơn thủy hữu tình đã sinh ra những con người khỏe mạnh, cần cù, tài hoa. Họ chính là chủ nhân của núi rừng, là hoa của đất. Họ đã hiên ngang đứng trên mảnh đất này, cần mẫn lao động, sáng tạo ra những giá trị vật chất và cả bao giá trị tinh thần bền vững. Sống giữa rừng núi đại ngàn hoang sơ, con người cần có sức mạnh để tạo dựng và bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cộng đồng, do vậy những người dân Tày từ xa xưa đã mang khát vọng hòa nhập, cải tạo và chiếm lĩnh thiên nhiên:

“ Ăn cơm xong đeo dao lên rừng làm bạn với nai không được ở không

Ăn trưa xong không được ở rỗi

Vác rìu lên rừng hoang mường người”

Hay:

“ Trông con thú giữ gậm sàn Vác rìu chặt củi leo nương”

Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, chàng trai người Tày luôn thể hiện vai trò trách nhiệm của mình với gia đình. Đồng bào Tày nói chung, những chàng trai Tày nói riêng là những người cần cù, sáng tạo, trong lao động sản xuất. Yêu lao động, họ biết quý trọng những của cải vật chất do chính sức mình tạo ra. Yêu quý lao động người Tày yêu quý cả những công cụ lao động những dụng cụ đã cùng họ làm ra biết bao của cải vật chất. Theo phong tục Tày khi người con gái đi lấy chồng ngoài những của hồi môn như: Vòng bạc, hoa tai, vải vóc, chăn màn... thì trong hòm không thể thiếu hai dụng cụ lao động đó là: Con dao (rìu) và lưỡi cuốc. Đây là hai dụng cụ quan trọng nhất trong lao động của người Tày, cho nên khi nhắc đến “con dao, lưỡi rìu”, chàng trai Tày đã rất trân trọng nói về tác dụng cũng như những tính năng thiết thực của nó:

“ Núi tiếp núi đi qua

Cha tôi đặt túi cơm xuống đất Tuốt dao sắc vào phát

Rìu lưỡi mỏng chém về phía trước Rìu lưỡi sắc chém gốc phía sau Cây gỗ to đổ ùm...

Được tiền bạc đầy túi...

Được vận may về mình”

Cuộc sống lao động ở một miền đất lắm sông, nhiều suối, nhiều khe, vũng, vực... với một nền nông nghiệp chưa có sự phát triển đã để lại trong dân ca của người Tày một thế giới đa dạng của những công cụ lao động sản xuất thô sơ nhưng rất có ý nghĩa, gắn liền với những công việc của người đàn ông:

“ Cha tôi cho cây lao qua dốc Cha tôi đi van anh em họ mạc Van thông gia chú bác đến đẽo

Anh em giúp đục lỗ...

Cha tôi lên nhà sách thầy trên Xuống ông thầy địa lý mường dưới Cha tôi cho đào hố chôn cột

Vách nhà được đan hoa văn Dựng được gian nhà rộng...”

Với vai trò là người trụ cột trong gia đình cũng như trong lao động sản xuất, người đàn ông Tày luôn chăm chỉ, cần cù:

“ Múa tong lả múa tong thiêu lắm Pá láu luông bấu mạy

Thong mứ pi nọong chảu chút pá láu luông lại mảy Thân thiếu báu tam đảy dín pay phau

Thong ráu pi nọong chảu tam dảy dam dín pay khau Khoắn pháy khửn pú dé lién chắt

Khối nộc rong pú nưa thiêng thương

Thong ráu pi nọong chảu pay chút pú nưa hật phải”

Dịch:

Ngày mùa mà mùa thiếu gió

Đốt rừng lau, rừng lau râm không cháy Hai tay anh em ta

Đốt rừng lau lại cháy

Họ không đốt được bó đuốc đi châm Hai anh em ta đốt được đi châm Khói lên núi cao liền cháy

Chim muông hót trên núi tiếng vang nỉ non Hai anh em ta đốt đồi gieo bông

Chăm chỉ làm lụng, sản xuất, chàng trai Tày còn thể hiện sức khỏe, tài năng, sự xông pha khắp “chân trời góc biển” để làm ra của cải vật chất nuôi vợ, nuôi con:

“ Biển thử nhất ngú khoái kin nhả Biển thử thong chạng mạ tập kin

Biển thử tha ki lân tập phố Biển thứ thí keo cố khai háng Biển thử rốc dét ón lai hoc

Biển thử chất may lường đé may khẳm Biển thử pét nác pắt thủ khắm lương

Biển thử cảu thâm thong lương tham eo nọi Biển thử thíp phân tốc chọi lái luộc”

Dịch:

Biển thứ nhất trâu bò ăn cỏ Biển thứ hai – Voi ngựa tập ăn Biển thứ ba – Kỳ lân tập bay lượn Biển thứ tư – Keo cố bán hàng Biển thứ năm – Keo bày bán nón Biển thứ sáu- Nắng non hoa vằn Biển thứ bảy – Chỉ vàng, chỉ xanh Biển thứ tám – Hoa văn thêu vàng

Biển thứ chin – Hai áo vàng có ba đoạn thắt Biển thứ mười – Mưa rơi ướt áo

Công việc vất vả, nặng nhọc nhưng những người chồng, người cha ấy luôn tự động viên mình để vượt qua những khó khăn của cuộc sống lao động thường nhật:

“ Lên dốc đi vòng vo Đi queo rồi vòng lại

Hai tay vịn gốc cây lên dốc

Vía dại đừng dừng bước giữa dốc Hồn dại đừng nghỉ giữa vòng Lên dốc đừng kêu nặng

Lên dốc đừng kêu nhọc”

Người đàn ông Tày qua những lời ca Cắm Nôm đã như cái nóc nhà, như trụ chính trong khung nhà, như đại ngàn xanh thẳm, như con nước đầu nguồn, che chở cho tất cả từng thành viên trong gia đình, trong dòng tộc, trong bản làng.

Với góc độ là người chồng, hết lòng yêu thương vợ, họ che chở cho vợ “không có người nào chửi mắng em đâu”, “không lời mắng mỏ”,

“không chê ồn ào”, “dệt mười ngày không được bằng lá lúa/ anh không mắng em dệt chậm/ dệt mười ngày không bằng cánh cửa sổ/ thân anh không chửi em dệt thộn”.

Tuy nhiên, bên cạnh những người chồng chăm chỉ, chịu khó trong lao động, thương yêu vợ con thì Cắm Nôm cũng thể hiện thói xấu của người đàn ông:

“Chồng đi xa đêm dài dặc Chờ mãi không thấy bóng dáng Rượu bản dưới hay bản trên”

Người chồng trong gia đình lẽ ra phải thể hiện được vai trò trụ cột, nhưng họ lại mải chơi, đi ngày đêm, rượu chè để người vợ ở nhà ngóng trông, thật đáng chê trách:

Lấy chồng không ở nhà khổ lắm Đóng cọc rào phải nhờ

Đốt nương cao phải đợi”

Với vai trò là người cha, nhân vật chàng trai Tày, nhân vật người đàn ông trong Cắm Nôm yêu thương con, trân quý con cái như một người bạn, chuyện trò cùng con, nhưng cực kỳ nghiêm khắc trong việc dạy bảo con “ ăn cơm xong không được ở không/ ăn trưa xong không được ở rỗi/ đeo dao lên rừng làm bạn với nai/ vác rìu lên rừng hoang mường người làm bạn với hươu/ khe tiếp đi tiếp...” “...cha tôi lên thầy sách nhà trên / xuống ông thầy địa lý mường dưới...” , “cha tôi mới có kiếm treo làm giàu/ đựng trong cúm để thay tinh../ người ngồi từ dưới lên trên/ đến tận ngưỡng cửa sổ/ người đày mường đi lại được ăn nhờ”. Qua những lời ca, chàng trai Tày gửi gắm lời dạy với các con, mong muốn con chăm chỉ “đừng ham chơi” để có cuộc sống hạnh phúc. Tất cả thể hiện tình yêu cuộc sống tươi đẹp, ấm no đầy đủ là niềm mong mỏi, khát khao mà các chàng trai Tày luôn luôn mong muốn có được.

“ Con đừng ham chơi Nhớ đừng ham chơi Nghe lời cha dặn

Chăm lúa, trồng ngô tốt tươi Nuôi gà, nuôi lợn thật to Mọi người chung sức cấy cày

Mùa màng thu hoạch lúa đầy bông”

Qua lời ca Cắm Nôm, ta thấy các chàng trai người Tày - họ là những người chồng, người cha, người anh trong gia đình - đều luôn ước ao có được cuộc sống bản làng trù phú, ruộng nương nhiều, lợn gà đầy chuồng, thóc lúa đầy kho… bằng chính sức lao động của mình. Để rồi họ được cùng nhau ngắm, cùng nhau tận hưởng thành quả lao động, cùng nhau được ca những khúc ca về đồng quê giàu đẹp, về những gì do tự bàn tay lao động của họ xây đắp nên. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải tất cả mọi điều đều dễ dàng

thực hiện được, nên họ đã cất cao lời ca tiếng hát và chỉ có lời ca tiếng hát Cắm Nôm mới giúp cho họ cảm thấy như đang sống giữa cuộc đời tươi đẹp ấy và thêm lạc quan yêu đời.

Một phần của tài liệu Nhân vật trữ tình trong cắm nôm dân ca dân gian tày huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)