Nhân vật nữ trên phương diện người vợ, người mẹ trong Cắm Nôm

Một phần của tài liệu Nhân vật trữ tình trong cắm nôm dân ca dân gian tày huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 35 - 42)

Chương 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CẮM NÔM – DÂN CA TÀY HUYỆN VĂN CHẤN – YÊN BÁI

2.1. Nhân vật nữ trong Cắm Nôm

2.1.2. Nhân vật nữ trên phương diện người vợ, người mẹ trong Cắm Nôm

những người vợ, người mẹ luôn dành tình yêu thương cho gia đình, cho chồng, cho con.

Cuộc sống của họ thật đơn sơ, giản dị với những công việc quen thuộc hàng ngày

“ Tốn công trồng khoai cho con họ ăn bon Tốn công trồng dâu cho con họ tuốt lá Trồng cây Mản không được thành bụi Tốn công trồng cây Nâm không thành bãi”

Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, với quan niệm trọng nam khinh nữ, …

Số phận của người phụ nữ Tày cũng không tránh khỏi qui luật nghiệt ngã như “hạt mưa sa” đó, họ phải đối mặt với những khó khăn thử thách, muôn mặt của cuộc đời, số phận nổi trôi, sống mà như chết như lời ca:

“ Có chồng như trời đánh Có chồng như trời trói Có con như chuột đút

Khác nào cha mẹ bỏ sọt đá dìm nước Dìm xuống nước không chết

Kéo lên bãi cát chơi nắng Tháng tám nước lũ cuốn trôi đi Thân em ở cầu may khốn quá”

Họ ví chồng như “củi mục” hay họ đang hẩm hiu ví mình như cây củi mục, phó thác cho số phận, bị chồng chửi mắng, đánh đập. Hành động đó thể

hiện phần bộ mặt xã hội nam quyền lúc bầy giờ. Với cách nói chân thực góp phần thể hiện tiếng nói tố cáo gay gắt :

“ Láp tai lả láp tai

Nhá dăng phứn mạy mun Mác mun mín lắn thó hua Nhá au phua té mơ nhắng nọi Pay đông phưa cọ đá

Pay đông phua cọ ghen

Má rướn lo khen khoa cóc tặp Hua khăm tặp phứn mạy láp Rung chạu tặp cắn háp mạy mưới

Nả nọong bâu đảy phông thươi pân cáu dé đơ”

Dịch :

“ Chừa chết chừa đến chết Đừng đun củi cây mục Bụi mục bay vào đầu

Đừng lấy chồng từ tuổi còn bé Đi rừng chồng cũng mắng Ra bến nước chồng cũng ghen Về nhà xắn tay áo lên đánh

Chập tối dùng củi cây chừa mà phang Sáng sớm dùng đòn gánh đánh”

Nỗi buồn luôn ngập trong tâm hồn người phụ nữ Tày, nỗi buồn ấy như ăn sâu vào tâm khảm, chất chứa tầng tầng lớp lớp mà như không thể giãi bày.

Đó chính là những lời than thân, trách phận.

Người phụ nữ Tày với tư cách người vợ luôn mong muốn người bạn đời thật chịu thương chịu khó, cùng nhau làm nương phát rẫy, cùng xây dựng một mái nhà yên ấm, cả nhà được quây quần “ Nhìn đàn chim bay về tổ/ Cả đàn ríu rít quây quần, mừng vui”. Lời ca ấy được cất lên khi người bạn đời của họ không chăm chỉ làm lụng, không quan tâm đến vợ con:

“ Chồng em đêm tối chưa thấy về Việc gia đình chồng em bỏ mặc Trong túi không có tiền, có bạc Đã sắp thành người xấu

Mong sao quay lại với vợ, con”

Cuộc sống người Tày nhiều khó khăn, vất vả, người chồng đi xa, người vợ ở nhà chăm sóc con cái, mẹ già, thay chồng lo toan, gánh vác, ngóng chồng trong “đêm dài”. Qua những lời ca vẻ đẹp của những người vợ càng hiện lên rõ nét :

“Chồng đi xa đêm dài dặc Chờ mãi không thấy bóng dáng Ngày ngày ở nhà ngóng trông Chăm con thơ bế bồng

Chăm mẹ già tóc bạc”

Lấy chồng, theo chồng niềm vui lớn nhất của người phụ nữ Tày cũng như người phụ nữ của bao dân tộc khác là được làm mẹ. Họ vui mừng khi đón đứa trẻ chào đời, mong mọi điều tốt lành đến với con, mong con trở thành

“người tốt, người ngoan”, được bản làng đón nhận và yêu mến. Đó chính là niềm vui lớn nhất của người mẹ trẻ:

“ Cả nhà mừng đón đứa trẻ Mẹ sờ tay, sờ vai

Nó không khóc, không đòi bế Mong con lớn lên thật khỏe Làm người tốt ,người thật ngoan Đến già không được làm điều xấu”

Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm còn là những người vợ, người mẹ biết lao động để xây dựng cuộc sống cho bản thân và gia đình, yêu thương chồng con, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, dạy bảo khuyên răn, chăm sóc yêu thương con cháu :

“Gà gáy trên núi cao Em phải dậy sớm Trước giờ lên nương Phải thổi cơm đun nước Cho con ăn no bụng

Không khóc, không đòi mẹ”

Cắm Nôm là một loại hình dân ca gắn liền với đời sống sinh hoạt. Tính chất này tạo cho những lời ca vừa mang tính hiện thực mà lại vừa chứa đựng màu sắc lãng mạn. Trước hiện thực lao động còn nhiều khó khăn, người nông dân Tày vẫn chan chứa ước mơ, hi vọng. Những lời cầu mong ấy của nhân dân được bộc lộ trong lời ca của Cắm Nôm.

Trong lời hát về mùa màng, các tác giả Cắm Nôm đặc biệt chú ý đến cây lúa, hình ảnh nhân vật trữ tình nữ cũng thể hiện tâm trạng qua lớp lời ca này:

“Bờ ruộng có hoa lạ, lúa thơm ngát Giữa đồng có hoa lúa thơm ngon Đồng trên đồng lúa tẻ

Đồng dưới đồng lúa nếp Lúa nếp dẻo thơm chín sau”

Từ lâu, người Tày đã sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Do có mặt sớm hơn các dân tộc khác nên người Tày đã khai phá và làm chủ được những thung lũng bằng phẳng. Hạt lúa không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần đặc biệt với nhân dân. Người miền xuôi thường chẳng hay nói “Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”. Đến miền ngược, câu nói ấy vẫn giữ nguyên ý nghĩa: “Muối khẩu, cẩu muối thứa”. Hạt thóc được nhân dân nâng niu, trân trọng, coi nó như hạt ngọc trời. Hạt ngọc trời ấy chắt chiu bao giọt mồ hôi của người nông dân, thế nên sao họ không quí trọng. Hơn nữa, trong thời đại mà con người chưa thể chế ngự được thiên nhiên, để có được hạt ngọc trời ấy, sự vất vả cực nhọc ấy càng nhân lên gấp bội, nên họ càng mong ước được đón nhận thành quả lao động của mình:

“ Cấy ba tháng khóm tốt

Cấy sáu tháng làm đòng trổ bong Bông lúa trĩu hạt, xếp vây rồng Hạt thóc vỏ nhạm ráp mang về Cả bản được ăn thóc vàng

Cả mường được ăn thóc khô nỏ”

Thông qua những lời ca ca ngợi vẻ đẹp nhân vật trữ tình, ta thấy Cắm Nôn còn thể hiện được những lời hát ngợi ca về cuộc sống, sự nghiệp sáng tạo của con người, thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên trong khúc hát như hình ảnh một bản làng, một cánh đồng, một con suối nhỏ....

Cắm Nôm còn là hệ thống những bài hát ngắm đến bãi soi, bãi cát, ngắm cau, ngắm vườn, ngắm ruộng, ngắm ao, ngắm núi, ngắm rừng, ngắm hoa…

“ Đồng rộng mênh mông đồng thật rộng Ta cũng nhau ngắm lúa xanh tươi

Lúa tốt tươi, mùa thu hoạch lớn Nắng cao lên tận ngọn cây rồi Nhanh chân về kẻo chàng mong ”

Có rất nhiều bài Cắm Nôm nói về các loài hoa, từ hoa phặc phiến, hoa mạ… trên núi đá cao, rừng sâu đến hoa muống, hoa mơ, hoa ké…giản dị bên vườn nhà, tất cả các loài hoa tạo nên sắc màu đa dạng như chính tâm hồn người Tày trong cuộc sống. Họ gửi gắm vào đó tâm sự, nỗi lòng thầm kín của mình trong mỗi lời ca về hoa. Đây là lời ca về hoa ké, một loài hoa ít được chú ý tới:

“Chỉ bạc thêu hoa ké quanh tay áo chàm Đường đi lại bao nhiêu chặng cách xa”

Rồi loài hoa phặc phiến, một loài hoa mọc trong rừng sâu:

“Rau phiến mọc trên núi Đá dạ cậng bạc Rừng già có núi đã chập chùng”

Hay những bông hoa gừng nhỏ bé, đáng yêu:

“ Cành hoa gừng nho nhỏ Gió thổi tạt theo ý của anh đã

Hai sườn giáng từ cầu chuối xuống trần Xuống quấn lấy cầu hoa tháng giêng”

Tất cả những cảnh, những vật quen thân, gần gũi của núi rừng trong lời hát Cắm Nôm đều được ngợi ca và đem lại cho con người những cảm xúc say sưa. Từ những bài hát ngợi ca bản làng, cánh đồng, con suối…đến các loài hoa, loài cây…đã tạo nên một bức tranh sinh động về cuộc sống đa sắc màu của người Tày Văn Chấn. Thiên nhiên mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, tươi non tràn đầy nhựa sống, không đẽo gọt, chau chuốt, nó tồn tại như những gì vốn có giữa đại ngàn của tự nhiên. Vẻ đẹp ấy cùng như tâm hồn của người phụ nữ Tày – một tâm hồn luôn rộng mở, gần gũi với thiên nhiên và luôn sáng tạo để xây dựng cuộc sống ấm no. Họ mơ ước về cuộc sống đủ đầy hạnh phúc để được ở bên nhau “làm lụng đến già”

“ Quải rau cho mọc thành rau Không để quải rau mọc thành cỏ dại

Quải mạ cho mọc thành mạ Không cho quải mạ mọc thành cỏ vằng

Cưới nhau dựng của làm nhà Để mãi mãi bên nhau làm lụng đến già”

Có thể nói, những lời ca dân gian Cắm Nôm có nội dung thật phong phú và mỗi một nội dung như một mảnh ghép của cuộc sống, như một lát cắt nhỏ của lịch sử cha ông xưa được cất lên bởi những người con trai con gái Tày Văn Chấn. Trong mỗi khúc ca, lời hát của Cắm Nôm còn như chứa đựng giấc mơ về hạnh phúc, về tương lai của người nông dân Tày và cũng là giấc mơ muôn thủa của con người. Điều đó làm nên giá trị vĩnh hằng của Cắm Nôm Tày, Văn Chấn, Yên Bái.

Một phần của tài liệu Nhân vật trữ tình trong cắm nôm dân ca dân gian tày huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)