Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 46)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

1.4. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang

Từ việc tham khảo kinh nghiệm và chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, các địa phương cần có chiến lược xuất khẩu đúng đắn, biết khai thác lợi thế so sánh của từng loại sản phẩm nông nghiệp dựa trên thế mạnh của từng địa phương. Để làm được điều đó, trước hết các địa phương cần nghiên cứu cụ thể đặc tính của từng sản phẩm, phân tích ƣu điểm, nhƣợc điểm, cơ hội và thách thức của mỗi địa phương khi ưu tiên phát triển sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm đó. Sau

đó, căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế để đưa ra chiến lược phù hợp, tận dụng mọi cơ hội để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của địa phương.

Thứ hai, phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cơ sở từ khâu xây dựng chính sách đến việc tổ chức thực hiện, từ hoạt động sản xuất đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp; đồng thời phải thống nhất nhận thức, tư tưởng của các cấp, các ngành, của người dân và các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu. Trong suốt quá trình xây dựng, thực thi, điều chỉnh chính sách cần có sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước để đảm bảo chính sách đạt hiệu lực cả về lý thuyết và thực tế.

Thứ ba, trong quy hoạch sản xuất, các địa phương cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh hướng tới xuất khẩu. Tại vùng sản xuất cần lưu ý các yêu cầu về địa điểm trồng trọt, địa điểm chăn nuôi, các yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc, bảo quản sau khu hoạch,… để phù hợp với các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thứ tư, xuất khẩu nông sản không chỉ nhằm tăng sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu mà quan trọng phải nâng cao chất lƣợng và giá trị gia tăng của sản phẩm.

Để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cần thực hiện nhiều giải pháp nhƣ mở rộng các vùng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, cơ giới hóa các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến bảo quản để nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm.

Thứ năm, chính sách xúc tiến thương mại cần tập trung vào công tác thông tin tuyên truyền, thu thập dữ liệu, dự báo tình hình trong nước và ngoài nước. Các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu cần đặt vấn đề “thông tin thị trường” lên hàng đầu bởi hiện nay, không chỉ nông dân mà ngay các nhà sản xuất cũng không nắm được đầy đủ các thông tin thị trường, không đầu tư đúng mức để điều tra, nghiên cứu thị trường, mà chỉ chạy theo những đơn hàng mang tính thời vụ…Để hàng hóa xuất khẩu vào được các thị trường khó tính, nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị hiếu, khẩu vị, thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó mới tổ chức sản xuất

lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường ấy. Ngoài ra cần làm tốt việc xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Thứ sáu, cần xây dựng chính sách xuất khẩu một cách kịp thời, có tính toán đến độ trễ của chính sách. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao, do vậy khi hoạch định chính sách phải lưu ý đến vấn đề này. Có nhiều trường hợp cầu về sản phẩm nông nghiệp rất lớn nhƣng cung không đáp ứng đủ là do chƣa tới vụ thu hoạch. Nhƣng đến khi vào vụ thu hoạch cung sản phẩm nông nghiệp tăng nhƣng cầu giảm. Do vậy chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp phải tính đến độ trễ của chính sách do chu kỳ sinh trưởng của cây, con theo quy định. Điều đó giúp địa phương tránh được những bất lợi về giá. Mặt khác đặc tính của hàng hóa nông nghiệp là mau hỏng, khó bảo quản. Do vậy những chính sách không kịp thời sẽ gây tổn thương rất lớn cho sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và cho người nông dân. Tóm lại, chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp phải có sự phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của sản phẩm nông nghiệp, phải tương thích với quy luật cung cầu về nông sản của thế giới.

Thứ bảy, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ riêng cho các hợp tác xã sản xuất và hiệp hội các nhà xuất khẩu vì các đối tƣợng này có vai trò then chốt trong hai khâu quan trọng nhất là sản xuất và tiêu thụ.

Thứ tám, cần đa dạng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)