Chương 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC
3.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
3.3.1.1. Xây dựng chính sách riêng trong dài hạn đối với các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, xác định cụ thể các tiêu chí lựa chọn sản phẩm nông nghiệp có lợi thế
Việc xây dựng chính sách riêng trong dài hạn đối với các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế giúp chính sách có tính ổn định và tạo sự nhất quán trong tổ chức thực hiện chính sách. Để xây dựng chính sách riêng trong dài hạn đối với các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, trước tiên tỉnh Bắc Giang cần nghiên cứu bài bản các quy định của Trung ƣơng về sản xuất và xuất khẩu nông sản, tận dụng tối đa các ƣu đãi của Nhà nước được quy định trong các văn bản. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cần rà soát, bổ sung hoặc loại bỏ các văn bản về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đang triển khai trái với các quy định của Nhà nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Việc xây dựng chính sách trong dài hạn cần căn cứ vào việc đánh giá chính xác thực trạng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, căn cứ vào định hướng của Nhà nước và cần xem xét ảnh hưởng của các nhân tố trong nước, quốc tế.
Trong quá trình xây dựng chính sách cần tuân thủ đúng các quy trình chính sách, trong đó chú trọng khâu tổ chức thực thi và đánh giá chính sách. Trong khâu tổ chức thực thi, tỉnh cần triển khai linh hoạt các giải pháp của chính sách dựa trên đặc thù của từng vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, đặc tính của từng loại sản phẩm và đặc điểm của từng đối tượng chính sách (người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng,...). Tăng thêm các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, thuyết phục, vận động người dân hưởng ứng chính sách. Khâu đánh giá chính sách cần đƣợc coi là một khâu quan trọng của quy trình chính sách bởi vì nó giúp cho việc ban hành, sửa đổi hệ thống chính sách hiện hành theo hướng khả thi, hiệu quả, mang lại lợi ích cho xã hội. Khi đánh giá chính sách cần phát huy vai trò của một số cơ quan và cá nhân có thẩm quyền, trình độ, kinh nghiệm đánh
giá chính sách, đặc biệt là vai trò của các tổ chức đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận về chất lượng, về ý kiến và ảnh hưởng của cơ quan đó như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang,...
Tỉnh cần xây dựng đề án riêng đối với việc xác định các tiêu chí lựa chọn sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Các tiêu chí lựa chọn cần bao gồm cả tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Tiến hành điều tra xã hội học đối với người sản xuất, người tiêu dùng, nhà xuất khẩu, cơ quan quản lý,... để thu thập thông tin về thực trạng sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để ra quyết định lựa chọn sản phẩm nông nghiệp có lợi thế căn cứ vào bốn yếu tố: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
Sau khi xác định sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, tỉnh Bắc Giang cần xây dựng một kế hoạch cụ thể về nguồn lực, chính sách để phát triển các sản phẩm lựa chọn; đồng thời cần có sự quyết tâm và kiên trì của chính quyền tỉnh để phát triển những sản phẩm đã lựa chọn trở thành những sản phẩm có lợi thế thực sự, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới.
3.3.1.2. Tăng cường sự tham gia của nhân dân và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách
Các chính sách được ban hành đều có ảnh hưởng tới xã hội và cuộc sống của người dân. Chính sách đúng đắn mang lại lợi ích cho xã hội và nhân dân, chính sách không phù hợp gây ra các tổn thất xã hội và ảnh hưởng đến lợi ích của người dân.
Mục tiêu của giải pháp là xây dựng cơ sở triển khai các hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế một cách khách quan, minh bạch và sát thực tế thông qua việc tham vấn ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Để thực hiện đƣợc giải pháp trên cần triển khai một số biện pháp nhƣ:
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp trong hoàn thiện chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Đồng thời tăng cường sự tham gia ý kiến của người sản xuất, doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách bằng cách lấy ý kiến qua hệ thống mạng điện tử, thực hiện điều tra xã hội học,…
Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành Trung ƣơng để chủ động nắm bắt các thông tin về tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại đối với phát triển kinh tế của tỉnh, dự báo, cung cấp thông tin về tình hình thị trường trong nước và thế giới, về luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường, về sức cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, về tình hình kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu, dự báo xu hướng biến động cơ cấu nguồn lao động,… Phối hợp với các bộ ngành để nắm thông tin về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật và các chính sách liên quan đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho người sản xuất, người thu mua, doanh nghiệp xuất khẩu,… Ngoài ra, các thông tin về công tác cảnh báo sớm các biện pháp phòng vệ thương mại, các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh.
Tỉnh cần tuyên truyền, phổ biến các chính sách sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế tới đông đảo các đối tƣợng có liên quan để các đối tƣợng này biết, tuân thủ thực hiện. Đồng thời cần giám sát chặt chẽ việc thực thi chính sách và có sự đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện chính sách theo từng giai đoạn để rút kinh nghiệm, sửa đổi, ban hành chính sách mới phù hợp hơn.
Con người là nhân tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách. Do vậy, tỉnh Bắc Giang cần chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, đồng thời cần có cơ chế đặc thù thu hút cán bộ quản lý giỏi, có kinh nghiệm và hiểu biết về thương mại quốc tế.
3.3.1.3. Gắn kết chặt chẽ các chính sách bộ phận của chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế
Các chính sách bộ phận của chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế bao gồm chính sách quy hoạch sản xuất, chính sách thị trường xuất khẩu, chính sách xúc tiến xuất khẩu và chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Các chính sách bộ phận có quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau, chính
sách này là cơ sở để xây dựng chính sách kia. Do vậy để hoàn thiện chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế thì việc gắn kết các chính sách bộ phận là việc làm cần thiết. Đối với chính sách sản phẩm nông nghiệp có lợi thế: Muốn sản phẩm xuất khẩu có chất lƣợng thì phải làm tốt từ khâu sản xuất. Để thực hiện đƣợc giải pháp trên tỉnh Bắc Giang cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch về các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế bám sát với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, luật pháp quốc tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tỉnh.
Xây dựng các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế phục vụ xuất khẩu. Khuyến khích việc nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Thực hiện nghiêm khâu lựa chọn, cung cấp giống và giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế để xuất khẩu, nhất là các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Triển khai ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, khai thác, bảo quản và ché biến sâu các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế để tăng giá trị sản phẩm.
Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Hỗ trợ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức hợp đồng (Hợp đồng sản xuất, hợp đồng thu mua…). Mở rộng các mô hình sản xuất tập trung gắn với chế biến, xuất khẩu. Thu hút đầu tƣ xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao.
Quy hoạch sản xuất phải được tính toán trên cơ sở nghiên cứu thị trường xuất khẩu để đảm bảo chất lƣợng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu, quy mô sản xuất vừa phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung để tránh tình trạng cung vƣợt quá cầu làm giảm giá sản phẩm.
Đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, tỉnh Bắc Giang cần xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại riêng về các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh mang tính đặc trƣng, đặc sắc, độc đáo; chủ động đề xuất đưa các sản phẩm lợi thế vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, đặc biệt là những chương trình được tổ chức ở nước ngoài.
Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến sản phẩm nông nghiệp có lợi thế: giới thiệu sản phẩm qua các chuyên trang điện tử về sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, gắn kết xúc tiến thương mại với các chương trình xúc tiến du lịch, mở các văn phòng xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh ở một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản,…
Phối hợp hiệu quả với các cơ quan xúc tiến thương mại nước ngoài ở Việt Nam và các cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường các hoạt động ngoại giao cấp địa phương để mở rộng, tăng cường mối quan hệ với các cơ quan này.
Đối với chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, tỉnh Bắc Giang cần quan tâm đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế như hệ thống giao thông, cơ sở lưu trữ, bảo quản hàng hóa sau thu hoạch, mạng lưới điện, nước, internet,… Đồng thời phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu điện, dịch vụ kho bãi nhằm tổ chức lưu thông hàng hóa tốt. Một số giải pháp cụ thể như:
Nâng cao vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tƣ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bố trí kịp thời, dành nguồn vốn với lãi suất hợp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế.
Thiết lập, phát triển hệ thống thu mua, phân phối phù hợp với từng loại sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Xây dựng các kho bảo quản, lưu trữ tại các vùng sản xuất tập trung để thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa, tăng sự liên kết giữa thị trường nội tỉnh với thị trường nước ngoài. Tỉnh Bắc Giang có lợi thế là nằm trên tuyến hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn – Trung Quốc, gần với cảng nước sâu Hải Phòng và cảng hàng không quốc tế Nội Bài nên việc xây dựng các kho thương mại là rất hợp lý.
Tận dung tốt các ưu đãi của nhà nước để hỗ trợ cho người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là tín dụng đối với nông sản.
3.3.1.4. Tăng cường sự liên kết “4 nhà” trong xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế
Vai trò của mối liên kết “4 nhà” đƣợc đặt ra từ năm 2002 với Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Sau một thời gian áp dụng, đến nay Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi và ban hành các chính sách mới về mối liên kết “4 nhà”. Nhìn chung, mỗi đối tượng đều có vai trò quan trọng trong mối liên kết. Nhà nước đóng vai trò là tổ chức và điều phối giữa các thành phần, ban hành các chính sách và tạo mối liên kết giữa các thành phần. Nhà nước lên kế hoạch cụ thể cho tiến trình liên kết, thúc đẩy việc xây dựng mô hình hợp tác, nhóm sản xuất cho nông dân, có chính sách huy động các nguồn vốn hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ. Nhà doanh nghiệp thì hợp tác với người nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu, đảm bảo nguồn cung ứng và đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Nhà khoa học tham gia xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiến và đào tạo nông dân thông qua các dự án, chương trình tư vấn.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) giúp người nông dân được tiếp cận với những giống cây, con mới có năng suất, chất lƣợng cao. Tuy nhiên, mối liên kết giữa từng nhóm đối tƣợng, đặc biệt là doanh nghiệp và nông dân, nông dân với doanh nghiệp vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết đƣợc lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau. Số doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh không nhiều, chỉ khoảng 10 doanh nghiệp. Số hợp tác xã thực hiện việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lại rất ít và bị hạn chế năng lực bởi vì các hợp tác xã rất khó tiếp cận nguồn vốn và các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Do vậy, tỉnh Bắc Giang cần khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, hợp tác về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có lợi thế và có cơ chế hỗ trợ cho các hợp tác xã và các hội sản xuất xuất khẩu nhƣ cơ chế giao nguồn vốn cho các hợp tác xã để tăng tính gắn kết và khả năng tự vươn lên của các tổ hợp tác, hợp tác xã. Bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế thông tin liên lạc giữa cơ quan nhà nước tỉnh và các huyện với
các hợp tác xã, hiệp hội nghề để cung cấp kịp thời thông tin ngành hàng và các chương trình xúc tiến thương mại.
Đối với liên kết giữa nhà nước và nhà nông: Cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện cần tập trung hướng dẫn các hộ sản xuất cải tạo vườn, mở rộng diện tích sản xuất sản phẩm nông nghiệp có lợi thế an toàn có chất lƣợng cao. Đồng thời tỉnh Bắc Giang cần khuyến khích các dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào: vật tƣ, phân bón,…và loại hình hợp tác trong khâu thu hái, chế biến, bao bì, đóng gói sản phẩm quả. Tỉnh Bắc Giang cần xây dựng các trung tâm cung ứng giống chất lƣợng cao cho người sản xuất, đồng thời có cơ chế giám sát việc trồng, chăm sóc cây giống một cách chặt chẽ. Ngoài ra, cơ quan nhà nước của tỉnh cần mở các chương trình, hội nghị, trình diễn mô hình, để các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, vốn sản xuất. Trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, sản xuất hàng hoá theo hợp đồng, có trình độ sản xuất hàng hoá cao, số lƣợng hàng hoá tạo ra nhiều, có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất sản phẩm an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Tỉnh Bắc Giang cần đầu tƣ hơn nữa cho việc nghiên cứu học, công nghệ và ứng dụng trong sản xuất. Cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ vào nghiên cứu khoa học, công nghệ bởi chỉ có doanh nghiệp mới có đủ điều kiện để nghiên cứu và ứng dụng trên quy mô diện tích rộng. Trên thực tế, hiệu quả áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp không cao do không phù hợp với điều kiện thực tế, quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn để áp dụng, thiếu cán bộ hướng dẫn và đặc biệt là rủi ro về thị trường đầu ra. Do vậy tỉnh Bắc Giang cần có cơ chế hỗ trợ về vồn đối với các doanh nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật và có hợp đồng sản xuất với người nông dân. Đồng thời khi áp dụng khoa học kỹ thuật, tỉnh Bắc Giang cần có đội ngũ cán bộ có trình độ tốt để theo sát doanh nghiệp và người nông dân trong từng khâu sản xuất, đảm bảo người nông dân áp dụng đúng, chuẩn quy trình kỹ thuật.