Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG
2.3.1. Những thành tựu trong đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang
Trong giai đoạn 2013-2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành nông, lâm thủy sản của tỉnh Bắc Giang đạt 3,8%/ năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng hợp lý, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. Tuy tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhƣng hoạt động của ngành ngày càng
hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Thứ nhất, các chính sách của tỉnh ngày càng hoàn thiện, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cam kết quốc tế.
Tỉnh Bắc Giang đã tích cực rà soát hệ thống văn bản pháp luật do hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến chính sách, chế độ đối với sản phẩm nông nghiệp có lợi thế xuất khẩu. Tỉnh căn cứ vào các văn bản của trung ƣơng để sửa đổi, xoá bỏ những quy định đã trở nên lạc hậu nhƣ xoá bỏ hoạt động của quỹ hỗ trợ xuất khẩu để phù hợp với các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới WTO, điều chỉnh chiến lƣợc xuất khẩu hàng hoá cho phù hợp với tình hình thực tế hơn... Hiện nay, hầu hết các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đều có văn bản điều chỉnh làm căn cứ để thực hiện.
Các văn bản do tỉnh ban hành, sửa đổi theo hướng cụ thể hơn, thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho người sản xuất, người xuất khẩu dễ dàng triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu văn bản, tỉnh đã căn cứ vào các cam kết quốc tế (nhƣ cam kết về nông nghiệp với WTO, ASEAN) để hoạch định chính sách. Chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, không trái với mục tiêu, định hướng chung của tỉnh về hoạt động xuất khẩu.
Thứ hai, nhiều vùng sản xuất tập trung sản phẩm nông nghiệp có lợi thế được hình thành
Trong giai đoạn 2013-2017, tỉnh Bắc Giang khoảng 35 vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp có lợi thế với tổng diện tích 53.000 ha đƣợc hình thành. Hình thành các vùng sản xuất tập trung đã giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian, dễ dàng cơ giới hóa sản xuất, sản phẩm có chất lƣợng đồng đều, chủ động đƣợc nguồn cung ứng cho doanh nghiệp chế biến. Việc hình thành các vùng sản xuất tập trung rất phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba, các sản phẩm nông nghiệp giữ vững được các thị trường xuất khẩu truyền thống
Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang các thị trường
truyền thống nhƣ Trung Quốc, Liên Bang Nga, Hàn Quốc đƣợc duy trì ổn định. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế mỗi năm, Liên Bang Nga chiếm 26%, Hồng Kông chiếm 11% và Hàn Quốc chiếm 11%. Duy trì kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này giúp người nông dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh vì họ không phải tính toán nhiều về đầu ra của sản phẩm. Trong thời gian tới, để tiếp tục giữ vững kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này, tỉnh Bắc Giang cần không ngừng cải thiện chất lƣợng sản phẩm, đa dạng chủng loại các sản phẩm (ví dụ như không chỉ xuất khẩu rau quả tươi đóng hộp, nước ép quả,... mà tỉnh Bắc Giang có thể nghiên cứu sản xuất mứt, siro từ các loại sản phẩm nông nghiệp có lợi thế) và quan trọng hơn tỉnh cần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này ở các thị trường truyền thống.
Thứ tư, hình thức hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đa dạng
Tỉnh Bắc Giang đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Các biện pháp cụ thể nhƣ: hỗ trợ mua cây giống, nguyên vật liệu sản xuất, xây cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đào tạo tập huấn, hỗ trợ thủ tục hành chính khi xuất khẩu,... Đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ tạo điều kiện cho các đối tượng hưởng lợi dễ dàng tiếp cận với những ưu đãi của nhà nước. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế.
2.3.2. Những hạn chế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang
Thứ nhất, tỉnh Bắc Giang chưa có chính sách riêng trong dài hạn cho sản phẩm nông nghiệp
Tỉnh chƣa có chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu dài hạn, hầu hết biện pháp chính sách mang tính tình thế, chắp vá. Việc đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp mới dừng ở đánh giá kim ngạch xuất khẩu chênh lệch tăng hay giảm so với cùng kỳ, chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh mà thiếu sự đánh giá hiệu quả xuất khẩu. Chính sách xuất khẩu sản
phẩm nông nghiệp chƣa trả lời đƣợc một số câu hỏi đặt ra nhƣ hiệu quả xuất khẩu từng mặt hàng nhƣ thế nào về quy mô giá trị gia tăng so với quy mô đầu tƣ, quy mô lợi nhuận so với quy mô đầu tƣ, có vai trò thúc đẩy lan truyền đối với các mặt hàng khác, ngành hàng khác nhƣ nào, chƣa định mức đƣợc mức vốn đầu tƣ bao nhiêu để đạt hiệu quả tối ƣu. Chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp vẫn chủ yếu theo phong trào, mùa vụ, chƣa gắn với quy hoạch đã dẫn tới nhiều sản phẩm nông nghiệp không tìm được đầu ra ổn định và bị thương lái ép giá.
Thứ hai, tỉnh Bắc Giang chưa xây dựng được bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm nông nghiệp có lợi thế
Sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Nó là những sản phẩm có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và ổn định, có kim ngạch xuất khẩu lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh. Sản phẩm nông nghiệp có lợi thế góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sự phát triển của sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đề ra yêu cầu cải tạo, đổi mới hoạt động sản xuất truyền thống và dần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ, sử dụng ít nguyên vật liệu nhập khẩu và giá trị gia tăng cao. Sự phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế tạo ra hiệu ứng tích cực đối với những sản phẩm nông nghiệp khác.
Vai trò của sản phẩm nông nghiệp có lợi thế rất quan trọng nhƣng tỉnh Bắc Giang vẫn chƣa đƣa ra các tiêu chí lựa chọn sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Việc lựa chọn sản phẩm chủ yếu dựa vào tiêu chí khai thác đƣợc các lợi thế về tự nhiên, nguồn lao động, truyền thống sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Thứ ba, thị trường xuất khẩu chậm được mở rộng, chưa xây dựng được thị trường bền vững.
Thị trường xuất khẩu chậm được mở rộng, các sản phẩm nông nghiệp mới chỉ xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc như Trung Quốc, Đông Âu,... Các thị trường mới như Châu Mỹ, Nhật Bản còn hạn chế. Việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn ở
thế bị động, chủ yếu vẫn do các “thương lái” quyết định và nông dân tự lo, nên sản xuất chưa thực sự gắn với thị trường, vẫn xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”.
Chƣa hình thành chính sách xây dựng bạn hàng vững chắc, lâu dài với từng thị trường. Chưa có nhiều bạn hàng lớn và bạn hàng không ổn định. Nhiều mặt hàng xuất khẩu qua thị trường trung gian (hoa quả chế biến đóng hộp xuất khẩu qua Hồng Kông) làm giảm lợi ích trong việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Chính sách thị trường chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh về giá trị xuất khẩu nhờ khai thác đƣợc lợi thế của tỉnh. Chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp vẫn thiên về ƣu tiên mục tiêu gia tăng khi lƣợng mà chƣa quan tâm đúng mức đến việc phân đoạn thị trường theo các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như nhu cầu về giá cả, yêu cầu về chất lƣợng, khả năng thanh toán,...
Thứ tư, hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chưa hiệu quả Mạng lưới xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của tỉnh, thực hiện vai trò cầu nối giữa tỉnh với thị trường thế giới và quan trọng nhất là nắm bắt thông tin thị trường các nước một cách nhanh nhạy, kịp thời nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin về thị trường chưa kịp thời, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Tỉnh chưa có đội ngũ làm công tác dự báo thị trường, nhất là dự báo các thị trường trọng điểm. Hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu do cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện. Cơ quan không có đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ở thị trường nước sở tại, do vậy việc triển khai các chương trình xúc tiến còn phụ thuộc, chƣa chủ động.
Hiện nay, tỉnh Bắc Giang mới chỉ có 01 đơn vị hoạt động chuyên trách về xúc tiến thương mại (Trung tâm xúc tiến thương mại). Trung tâm của tỉnh chủ yếu phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại miền Bắc (Bộ Công thương) trong triển khai các chương trình xúc tiến thương mại. Việc tuyên truyền thông tin còn bị động do nguồn thông tin chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các bộ ngành trung ƣơng.
Thông tin về thị trường cho từng mặt hàng hầu như chưa được nghiên cứu.
Hình thức xúc tiến thương mại chưa đa dạng, chính sách xây dựng thương hiệu chưa thực sự hiệu quả. Chương trình xúc tiến thương mại trong những năm qua vẫn còn đơn điệu, chưa có nhiều nội dung, thiếu định hướng dài hạn; các hoạt động xúc tiến diễn ra với quy mô nhỏ, chưa có các chương trình xúc tiến thương mại ở các thị trường tiềm năng như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi; nội dung hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp chưa đa dạng. Mức hỗ trợ cho các đơn vị tham gia chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, do đó chƣa thu hút đƣợc đông đảo các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia.
Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đã được quan tâm hơn nhƣng kết quả đạt đƣợc vẫn còn khiêm tốn. Mẫu mã bao bì đóng gói chƣa đa dạng, chƣa thực sự chuyên nghiệp và chƣa đƣợc áp dụng phổ biến do chi phí làm bao bì, quảng cáo quá cao đối với người cung ứng sản phẩm. Do vậy, sản phẩm nông nghiệp chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến ngay cả trong chính thị trường trong nước, một số sản phẩm bị nhái nhãn mác gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh sản phẩm của tỉnh.
Thứ năm, chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp được triển khai chậm với nhiều thủ tục rườm rà.
Mức hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng còn quá thấp chƣa khuyến khích đƣợc các địa phương và nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp và địa phương không vay được vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển, thủ tục để đƣợc vay ƣu đãi còn khó khăn.