Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2. THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG
2.2.3. Xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
Mục tiêu chính sách và đối tượng được hưởng chính sách: Chính sách nhằm mục tiêu hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đầu tƣ phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu ổn định hoặc cung cấp đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong và ngoài tỉnh.
Điều kiện được hưởng chính sách: phải ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
Ngoài ra còn điều kiện về quy mô sản xuất và cơ sở hạ tầng ở khu sản xuất.
Ví dụ: đối với chính sách hỗ trợ rau chế biến, điều kiện là vùng sản xuất rau chế biến tập trung phải có quy mô từ 01 ha trở lên và cơ sở hạ tầng khu vực sản xuất phải có quy mô diện tích từ 05 ha trở lên và có dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung chính sách:
Hỗ trợ khâu sản xuất:
Hỗ trợ tài chính mua cây giống, nguyên liệu sản xuất: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 3 triệu đồng/vụ/ha cho các hộ sản xuất rau chế biến để mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất. Hỗ trợ hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP giá cây giống 180.000 đồng/sào (khoảng 60% tổng giá thành giống), hỗ trợ 30 bể xử lý chất thải, mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/bể.
Hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật: hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn quy trình, kỹ thuật chăm sóc đối với sản phẩm trồng trọt.
Đối với rau chế biến, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rau chế biến cho các hộ sản xuất. Tổ chức cho cán bộ
cấp tỉnh, các huyện, thành phố, hộ nông dân tiêu biểu đi tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đối với quả vải, người trồng vải được tham gia các hội thảo về quy trình nhập khẩu của thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Được hỗ trợ toàn bộ kinh phí về điều tra, khảo sát, lựa chọn đánh giá vùng sản xuất vải GlobalGAP, phân tích mẫu đất, mẫu nước, đào tạo tập huấn về sản xuất vải, đánh giá chứng nhận, cấp mã số vùng trồng, xây dựng về bảo quản thuốc bảo vệ thực vật và chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng.
Tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các viện nghiên cứu, nhà khoa học mở hàng trăm lớp tập huấn cho bà con về quy trình sản xuất vải thiều sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Người dân trồng vải đã được học tập, nghiên cứu về quy trình kỹ thuật chăm sóc vải thiều từ giai đoạn ra hoa, đậu quả đến khi thu hoạch. Nhiều mô hình phát triển sản xuất đã có sự tham gia liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) trong sản xuất, đặc biệt là liên kết sâu giữa doanh nghiệp và người nông dân như vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, mô hình trồng rau màu chế biến tại Đông Phú (Lục Nam), mô hình sản xuất khoai tây chế biến tại Tƣ Mại (Yên Dũng), mô hình rau an toàn đã đƣợc tổ chức bán tại Trung tâm siêu thị BigC Bắc Giang, rau cần tại Hoàng Lương (Hiệp Hoà) đạt danh hiệu Việt Nam tin dùng năm 2014 và hiện doanh nghiệp Hàn Quốc đã bước đầu đặt vấn đề về việc xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc…
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực sản xuất
Đối với những vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn từ 05 ha trở lên, ngân sách tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng/ha để xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng: Cứng hoá kênh mương, trạm bơm tưới cho khu vực sản xuất.
Hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất
Đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tỉnh có chính sách bao tiêu sản phẩm đầu ra, đƣợc cam kết tiêu thụ hết sản lƣợng trồng đƣợc nếu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong khi trồng.
Hỗ trợ cho các cơ sở chế biến nông sản
Tỉnh Bắc Giang đã thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng nhà máy tại các vùng sản xuất tập trung để xây dựng các mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất. Năm 2017, toàn tỉnh có 10 doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản để xuất khẩu, điển hình nhƣ công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, công ty cổ phần thuốc lá và chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang, công ty cổ phần xuất nhập khẩu VIFOCO,...
Hỗ trợ xây dựng hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất vải an toàn:
Hệ thống các cơ sở dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng phân bón thuốc trừ sâu, giống cây trồng, phát triển các loại hình dịch vụ tập thể, tư nhân và nhà nước dẫn đến chất lượng dịch vụ tốt hơn, người dân có nhiều sự lựa chọn sản phẩm thích hợp với nhu cầu sản xuất với giá bán cạnh tranh. Tỉnh Bắc Giang đã đầu tƣ xây dựng, nâng cấp một số trung tâm nghiên cứu giống, cung cấp giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu nhƣ Trung tâm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Lạng Giang cung cấp giống vải an toàn cho vùng, Trung tâm ứng dụng khoa học, công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp giống cây, máy móc kỹ thuật và các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hỗ trợ khâu tiêu thụ và xuất khẩu:
Trước đây, tỉnh Bắc Giang thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính để xuất khẩu thông qua nhiều biện pháp nhƣ thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, thưởng xuất khẩu,...
Năm 2006, tỉnh Bắc Giang đã thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đƣợc thành lập nhằm mục đích khuyến khích phát triển kinh doanh xuất khẩu thông qua việc hỗ trợ tài chính, khen thưởng, tìm kiếm, mở rộng thị trường và hoạt động du lịch. Đối tượng được hỗ trợ là các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình) đƣợc thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính đặt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Nhiều chính sách hỗ trợ tài chính cho người xuất khẩu đã được tỉnh phê duyệt: hỗ trợ 50% phần chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại và lãi suất cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển, thời gian tối đa 6 tháng,
trên tổng số vốn vay để thu mua hàng xuất khẩu tại địa phương, sau khi hàng đã xuất khẩu và trả nợ vay ngân hàng đúng hạn. Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất thử cho sản xuất sản phẩm hàng hóa xuất khẩu theo mẫu đã đƣợc duyệt.
Chính sách thưởng xuất khẩu: Những hàng hóa xuất khẩu được xét thưởng xuất khẩu là những hàng hóa được sản xuất, chế biến xuất khẩu tại tỉnh, Nhà nước không cấm xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu tính theo trị giá FOB, xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch (không tính trị giá hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng đổi hàng). Mức thưởng được chia thành nhiều mức căn cứ vào từng mặt hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu. Riêng đối với sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, tỉnh dành sự ưu tiên hơn so với hàng hoá khác. Mức thưởng cho các mặt hàng này từ 15 triệu đến 25 triệu đồng nếu kim ngạch xuất khẩu của một thương nhân hoặc một doanh nghiệp đạt trên 300.000 USD hoặc trên 500.000 USD một năm; đối với năm đầu xuất khẩu đạt trên 300.000 USD (đối với rau quả chế biến, hoa quả tươi) và trên 500.000 USD (đối với thịt gia súc, gia cầm) sẽ được thưởng 20 triệu đồng.
Bảng 2.3. Mức hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang đối với các sản phẩm nông nghiệp lợi thế
Sản phẩm nông nghiệp Mức thưởng Kim ngạch xuất khẩu
Các mặt hàng nông nghiệp có lợi
thế 15- 25 triệu đồng Đạt trên 300.000 USD hoặc
trên 500.000 USD/năm
Rau quả chế biến, hoa quả tươi 20 triệu đồng Năm đầu đạt trên 300.000 USD Thịt gia súc, gia cầm 20 triệu đồng Năm đầu đạt trên 500.000 USD Nguồn: Quỹ hỗ trợ xuất khẩu UBND tỉnh Bắc Giang Tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỉnh đã hạn chế các chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất khẩu nói chung để phù hợp với các cam kết quốc tế. Thay vào đó, tỉnh Bắc Giang đã sử dụng nguồn kinh phí thực hiện quy hoạch, đề án, dự án nhiệm vụ mới trong dự toán ngân sách của tỉnh để khuyến
khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Trong vụ vải năm 2015, tỉnh đã hỗ trợ công ty TNHH một thành viên Ánh Dương Sao (Thành phố Hồ Chí Minh) gần 700 triệu đồng cho việc xuất khẩu một lô vải thiều tươi khoảng 1,2 tấn bằng đường hàng không và một lô vải thiều tươi có trọng lượng 2,4 tấn bằng đường biển.
Hỗ trợ công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) gần 358 triệu đồng để xuất khẩu 2,4 tấn vải thiều tươi bằng đường hàng không sang thị trường Hoa Kỳ. Cùng đó, tỉnh cũng quyết định tạm cấp 500 triệu đồng cho UBND huyện Lục Ngạn để mua vải thiều tươi Bắc Giang đưa vào khẩu phần ăn của hành khách trên một số chuyến bay của Vietnam Airlines.
Thay cho hình thức quỹ hỗ trợ xuất khẩu, tỉnh Bắc Giang hỗ trợ doanh nghiệp bằng tín dụng xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu cho nông nghiệp đƣợc cung cấp bởi các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, điển hình là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng phát triển chi nhánh Bắc Giang. Tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về tín dụng xuất khẩu một cách đầy đủ, nhanh chóng nhất và chỉ đạo các ngân hàng tạo điều kiện để người xuất khẩu có thể sử dụng hình thức này trong xuất khẩu.
Thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/03/2014 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bắc Giang và các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho vay đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2013, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đã tài trợ khoản vốn 3 tỷ đồng cho Công ty Chế biến và xuất khẩu Bắc Giang (công ty GOC) đầu tƣ xây dựng khu trồng và chế biến rau an toàn tại thành phố Bắc Giang. Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao 1000 ha đất nông nghiệp để công ty GOC chuyển sang chuyên nghiên cứu, sản xuất những giống rau chất lƣợng cao đƣợc chăm sóc theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh còn triển khai nhiều dự án cho vay tín dụng cho các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở các huyện Yên Thế (huyện có
sản lƣợng đàn gà lớn nhất tỉnh) và huyện Lục Ngạn (huyện có sản lƣợng vải thiều lớn nhất).
Ngoài ra, tỉnh đã hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua Quỹ khuyến công. Quỹ Khuyến công của tỉnh tập trung hỗ trợ các đề tài, dự án cho các doanh nghiệp, thuộc các thành phần kinh tế ở khu vực nông thôn đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị và đào tạo, tập huấn nghề để sản xuất sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động. Quỹ còn tăng phần kinh phí hỗ trợ các dự án, các đề tài đổi mới công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp. Năm 2013, Quỹ hỗ trợ 80 triệu đồng cho công ty cổ phần Chăn nuôi và Chế biến gia cầm Trường Anh đầu tư dự án xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm tập trung với tổng mức đầu tƣ trên 15 tỷ đồng tại địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, bao gồm các hạng mục: Nhà xưởng chế biến, dây chuyền giết mổ và chế biến gia cầm, nhà kiểm định chất lƣợng, kho làm mát, kho đông lạnh, nhà trưng bày sản phẩm, hệ thống xử lý nước thải… Năm 2014, Quỹ đã hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của một số công ty xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh nhƣ Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC.
Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ: ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System), công nghệ bảo quản tế bào do Công ty ABI (Nhật Bản), công nghệ Juran của Isarel nghiên cứu và sáng chế, trong bảo quản vải thiều và các công nghệ bảo quản tiên tiến khác, nhằm phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước Trung Đông, EU,...
Hỗ trợ xây dựng các liên kết về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có lợi thế và cung ứng vật tƣ nhƣ liên kết giữa doanh nghiệp- hợp tác xã- nông dân, doanh nghiệp- hộ kinh doanh- nông dân.
Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu.
Hỗ trợ thủ tục thông quan tại cửa khẩu: Đây là hình thức hỗ trợ hành chính đƣợc tỉnh Bắc Giang áp dụng đối với riêng mặt hàng nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm chủ đạo nhƣ vải thiều.
Việc thực thi chính sách hỗ trợ trên đƣợc tỉnh triển khai hàng năm tại các cửa khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế lớn của tỉnh Bắc Giang. Hàng năm tỉnh xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 80% sản lƣợng nông sản xuất khẩu của tỉnh. Để giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống này, tỉnh Bắc Giang đã làm việc với chính quyền các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam (Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Giang) và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam, thị Bằng Tường) để bàn các giải pháp tạo thuận lợi cho xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp: ƣu tiên làm thủ tục xuất nhập khẩu, bố trí lối đi riêng qua các cửa khẩu, tạo điều kiện về kho bãi, bến tập kết, giúp đỡ tuyên truyền, quảng bá... Ngoài ra, tỉnh đã làm việc với Cảng vụ hàng không miền Bắc để phối hợp hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh qua đường hàng không.
Chính sách hỗ trợ trên đã giúp hàng hóa nông nghiệp đƣợc thông quan nhanh, hạn chế tình trạng tắc nghẽn, ùn ứ tại cửa khẩu nhƣ một số sản phẩm nông sản của các tỉnh thành khác.