Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2. THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG
2.2.2. Nghiên cứu chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế
Mục tiêu: Xác định và nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp lợi thế phù hợp điều kiện của tỉnh, xây dựng vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ xuất khẩu, đồng thời làm cơ sở xây dựng cơ chế hỗ trợ đối với người sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lợi thế.
Nội dung chính sách: Trong chiến lƣợc xuất khẩu hàng hoá tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã xác định sản phẩm nông nghiệp lợi thế theo hai hướng: thứ nhất, tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp khai thác tối đa lợi thế về tự nhiên và lao động, có sản lƣợng sản xuất lớn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thứ hai, phát
triển sản phẩm nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu chƣa lớn nhƣng có năng suất cao, có tiềm năng xuất khẩu với sản lƣợng lớn.
Căn cứ vào đó, tỉnh Bắc Giang đã lựa chọn 4 sản phẩm nông nghiệp lợi thế để tập trung phát triển phục vụ xuất khẩu là rau chế biến, quả vải, lạc, gạo. Trong đó, tỉnh Bắc Giang xác định cơ cấu xuất khẩu của các mặt hàng trên nhƣ sau: quả vải có giá trị xuất khẩu lớn nhất chiếm khoảng 40-45%, rau chế biến: 30-35%, gạo:
10-15%, lạc: 10-15%.
Để thực hiện mục tiêu, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng ngay từ khâu quy hoạch vùng sản xuất. Tỉnh đã ban hành 05 quy hoạch về sản xuất nông nghiệp, bao gồm:
Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn đến năm 2020. Mỗi loại sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đƣợc xây dựng một cơ chế sản xuất riêng căn cứ vào đặc tính sản phẩm, điều kiện sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm nông nghiệp lợi thế đều đƣợc quy hoạch vùng sản xuất với diện tích tương đối lớn, sản lượng chiếm tỷ trọng khá trong tổng sản lƣợng nông sản của tỉnh.
Bảng 2.2: Thực trạng quy hoạch một số sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh giai đoạn 2013-2017
Tên sản phẩm Diện tích (ha)
Sản lƣợng
(tấn) Năng suất
(tấn/ha)
Quả vải 30.000 - 33.000 135.000 – 150.000 4,5
Lúa chất lƣợng 20.000 110.000 5,3
Rau quả chế biến 3.000 – 4.000 49.000 – 60.000 16,3
Lạc 4.000 – 5.000 12.000 – 15.000 3
Nguồn: Chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2017 tỉnh Bắc Giang.
Từ bảng 2.2 có thể thấy, sản phẩm trồng trọt có diện tích quy hoạch lớn nhất và sản lƣợng cao nhất là quả vải. Diện tích trồng vải chiếm tới 71% tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. Đây là loại cây trồng có thế mạnh và đƣợc tỉnh ƣu tiên đầu tƣ phát triển nhất.
Rau quả chế biến có diện tích quy hoạch tương đối nhỏ nhưng sản lượng quy hoạch lớn, năng suất trung bình đạt 16,3 tấn/ha. Điều này phù hợp với mục tiêu của chính sách đặt ra, đó là mở rộng diện tích và đa dạng các loại giống đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. Rau quả chế biến cũng là một sản phẩm có lợi thế cần đƣợc ƣu tiên phát triển.
Tuy có quy mô sản xuất tương đối lớn nhưng tỷ trọng các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế có chất lượng để phục vụ thương mại, xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, ví dụ nhƣ quả vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm 35%, rau chế biến chiếm 50%,... Tỷ lệ trên còn quá nhỏ so với tiềm năng, nhƣng nó phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh.
Đối với rau chế biến:
Rau chế biến là sản phẩm đƣợc trồng với diện tích lớn, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Để phát triển sản xuất rau chế biến phục vụ xuất khẩu, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành các văn bản nhƣ Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và rau chế biến đến năm 2020 và Quyết định số 57/2009/QĐ-UBND ngày 27/7/2009 ban hành chính sách hỗ trợ phát triển vùng rau chế biến giai đoạn 2010-2012, ngoài ra Sở Khoa học và Công nghệ cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đã phối hợp thực hiện đề án hỗ trợ phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2011-2013. Theo nội dung quy hoạch, tỉnh Bắc Giang phấn đấu đạt đƣợc ba mục tiêu, đó là: (1) Hình thành đƣợc các vùng rau an toàn và rau chế biến với quy mô ngày càng lớn, (2) Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đƣa nghề sản xuất rau tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang, (3) Nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Trong giai đoạn 2010- 2015, tỉnh Bắc Giang quy hoạch 30 xã vùng có truyền thống và tiềm năng trong sản xuất rau để duy trì và phát triển thành vùng rau chế biến đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổng diện tích quy hoạch đạt trên 6.000 ha
với hệ số canh tác bình quân đạt 1,5 lần và diện tích gieo trồng đạt gần 9.000 ha, trong đó diện tích quy hoạch vùng rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 3.000 ha.
Về sản lƣợng: sản lƣợng rau an toàn rau chế biến chiếm 36% tỷ trọng sản phẩm rau của tỉnh, đáp ứng đƣợc 100% nhu cầu về công suất tiêu thụ của các nhà máy chế biến trong tỉnh. Trong đó tại các vùng qu hoạch, rau chế biến đạt khoảng 55 nghìn tấn, chiếm khoảng 85 - 90% sản lƣợng rau chế biến của toàn tỉnh; 90% sản lƣợng cung cấp trong tỉnh đáp ứng 75% công suất nhà máy và 10% sản lƣợng đƣợc cung cấp ngoài tỉnh (bao gồm cả xuất khẩu).
Quy hoạch một số loại rau quả phục vụ ngành công nghiệp chế biến nhƣ dƣa chuột bao tử, cà chua bi, ớt, cà rốt, hành, tỏi, khoai tây, các loại rau xanh,...
Kết quả thực hiện quy hoạch, đến năm 2017, toàn tỉnh đã hình thành 15 vùng sản xuất rau chế biến tập trung với tổng diện tích quy hoạch là 3.740 ha, sản lƣợng thu hoạch hàng năm đạt 49.000- 60.000 tấn với năng suất bình quân trên 16 tấn/ha.
Sản phẩm chủ yếu là dƣa chuột bao tử, cà chua bi, dƣa chuột, khoai tây, hành lá,...
Diện tích vùng sản xuất rau chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP là 1.560 ha, cung cấp 52.000 tấn rau chất lƣợng. Kết quả trên chƣa đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân là do các huyện, xã chưa đẩy mạnh mở rộng vùng sản xuất rau chế biến, người nông dân vẫn sản xuất manh mún, chạy theo lợi ích trước mắt. Ngoài ra, một số cơ chế hỗ trợ người sản xuất được áp dụng chậm, thủ tục rườm rà nên tạo tâm lý không tin tưởng vào cơ quan nhà nước, do vậy người sản xuất không hưởng ứng chính sách mà tỉnh đã đề ra.
Đối với quả vải:
UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 1211/QĐ-UBND ngày 14/8/2011 về quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2017, diện tích vải an toàn trong vùng quy hoạch của tỉnh Bắc Giang đạt gần 11.000 ha, phân bổ cụ thể cho các huyện có lợi thế về trồng vải nhƣ sau: Lục Ngạn 7.600 ha, Lục Nam 1.200 ha, Lạng Giang 1.000ha, Tân Yên 600 ha và Yên Thế 400 ha và đến năm 2020, tổng diện tích vải an toàn vùng trên 15.000 ha.
Năm 2017, vùng sản xuất vải đạt tiêu chuẩn VietGAP khoảng 12.300 ha, sản lƣợng đạt gần 80.000 tấn. Tỉnh Bắc Giang cũng đã triển khai chỉ đạo sản xuất vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Úc, Anh, Pháp,...
với quy mô gần 100 ha. Diện tích này đã đƣợc cơ quan Kiểm dịch Hoa Kỳ cấp 6 mã vùng trồng, sản lƣợng khoảng gần 1.000 tấn để phục vụ xuất khẩu.