Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a) Đặc điểm khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C; độ ẩm trung bình 80%; lƣợng mƣa trung bình năm 1.400mm-1.500mm; biến động về số giờ nắng không nhiều (từ 1.500 đến 1.700 giờ), chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho cây trồng phát triển. Với đặc điểm khí hậu của tỉnh nhƣ trên, cho phép trên địa bàn tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới và gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên cần lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý để tránh tình trạng úng ngập trong mùa mƣa ở các vùng úng trũng ven sông và tránh tình trạng khô hạn trong mùa khô ở vùng đồi núi.
b) Địa hình
Bắc Giang có 3 loại địa hình chính đó là: địa hình vùng núi (Độ cao trung bình ở vùng địa hình này bình quân 300 – 400 m, cao nhất là đỉnh Yên Tử 1086 m, độ dốc phần lớn trên 25o); địa hình đồi thấp (Độ cao bình quân so với mặt biển từ 80 – 120 m, độ dốc thường từ 8 – 15o); địa hình đồng bằng (Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 15 – 25 m, độ dốc thường dưới 8o và tương đối bằng phẳng).
Với điều kiện địa hình nhƣ trên, cho phép Bắc Giang phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp hàng hoá đa dạng trên các địa hình khác nhau.
c) Đất đai (thổ nhƣỡng)
Bắc Giang có diện tích đất tự nhiên 384.945,14 ha, gồm diện tích đất nông nghiệp có khoảng 275.796,99 ha chiếm 71,65% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp khoảng 93.402,77 ha chiếm 24,26% tổng diện tích tự nhiên; đất
chƣa sử dụng là 15.745,38 ha chiếm 4,09 % tổng diện tích tự nhiên. Trong tổng diện tích 275.796,99 ha đất nông nghiệp, gồm có: 129.387,99 ha đất sản xuất nông nghiệp (trong đó có: 78.408,68 ha đất trồng cây hàng năm; 50.979,31 ha đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp 140.310,14 ha, đất rừng sản xuất: 106.233 ha; đất rừng phòng hộ: 20.303ha; đất rừng đặc dụng: 13.773 ha); đất thuỷ sản: 5.906 ha; đất nông nghiệp khác 192,74ha.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính nhƣ: nhóm đất phù sa (diện tích 50.246,08 ha); nhóm đất bạc màu (Diện tích 42.897,84 ha); nhóm đất đỏ vàng (Diện tích 241.358,21 ha), chiếm 62,69% diện tích tự nhiên, có khả năng trồng cây nông, lâm nghiệp; nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (Diện tích 6.546,67 ha);
nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Diện tích 1.008,04 ha); nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Diện tích 18.809,98 ha).
Với đặc điểm đất đai nhƣ trên tỉnh Bắc Giang có điều kiện có thể gieo trồng, sản xuất nhiều loại cây trồng với nhiều vụ khác nhau để tăng năng suất, sản lƣợng, đây là một lợi thế để Bắc Giang có thể phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng so với các tỉnh miền núi và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
d) Tài nguyên nước và đặc điểm thủy văn
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh (Sông Cầu, Sông Lục Nam, Sông Thương) với lưu lượng nước hàng năm khoảng 7,4 tỷ m3 và và 618 hồ chứa nước lớn, nhỏ (31 hồ có dung tích chứa từ 1 triệu m3 đến trên 248 triệu m3, 587 hồ chứa có dung tích dưới 1 triệu m3), tổng dung tích chứa là 465 triệu m3 nước, với diện tích mặt nước gần 5.000 ha, cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú (ước lưu lượng đạt 0,33 tỷ m3/năm), chất lượng nước tốt đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của các hộ gia đình và sản xuất trồng trọt, chăn nuôi…
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Dân số trung bình năm 2017 toàn tỉnh là 1.653 nghìn người. Mật độ dân số khoảng 422 người/km2 (khá cao so các tỉnh trong vùng Đông Bắc), gấp khoảng 1,5 lần mức bình quân chung cả nước. Dân số chủ yếu sống ở vùng nông thôn chiếm
khoảng 88,68%, tương đương gần 1,441 triệu người, trong đó dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 11,32%, xấp xỉ 183,9 nghìn người. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2014 khoảng 1.023 nghìn người, chiếm 63% tổng dân số, trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản khoảng 910.224 người chiếm 89% tổng số lao động; số lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 44%. Tỉnh Bắc Giang có nguồn lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Bằng việc triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, những năm gần đây, Bắc Giang đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang luôn duy trì ở mức cao so với bình quân cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2001 - 2005 là 8,3%/năm; Giai đoạn 2006 -2010 là 9%/năm; Giai đoạn 2011- 2015 là 9,5%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, từ một tỉnh chủ yếu về nông nghiệp, đến nay tỷ lệ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp – xây dựng và dịch vụ của Bắc Giang ngày càng tăng mạnh, chiếm khoảng 77,7% trong cơ cấu nền kinh tế.
Năm 2017, tốc độ tăng trưởng sản phẩm của Tỉnh (GRDP) cao nhất từ trước đến nay, đạt 13,3% (vƣợt 2,8% so với kế hoạch).
Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, là nền tảng cho phát triển kinh tế của Tỉnh.
Xác định rõ điều này Bắc Giang đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ: Trong 3 năm gần đây, thu hút đầu tƣ của Bắc Giang đã có sự bứt phá mạnh mẽ để đứng vào top đầu các tỉnh thu hút đầu tư lớn trong cả nước. Từ năm 2016 đến hết năm 2017, Bắc Giang đã thu hút đƣợc 515 dự án đầu tƣ, vốn đăng ký đạt hơn 4,1 tỷ USD, nâng tổng số dự án đến nay còn hiệu lực là 1.451 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 9 tỷ USD; trong đó, có 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt hơn 4 tỷ USD. Với kết quả này, đã đƣa Bắc Giang trở thành một trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Tỉnh hiện đạt mức cao hơn mức trung bình cả nước, chất lượng giáo dục đào tạo luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành đứng đầu cả nước. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển mạnh mẽ, tuổi thọ của người dân ngày càng được nâng lên. Điều kiện sống cơ bản của người dân cũng
được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 22/63 tỉnh, thành cả nước…
Năm 2018 đánh dấu mốc 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông) là Nghị quyết toàn diện nhất về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; đây là tiền đề cho việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Đối với tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2008-2018 đạt 3,7%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2018 theo giá so sánh (2010) đạt 19.892 tỷ đồng, tăng 377% so với năm 2008.
Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp đạt 103 triệu đồng tăng 2,57 lần so với năm 2008. Sản lượng lương thực có hạt đạt 644.176 tấn tăng 74.816 tấn so với năm 2008. Chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh: Quy mô đàn lợn, đàn gà tiếp tục nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước; tổng đàn lợn đạt trên 1,1 triệu con; đàn gia cầm đạt xấp xỉ 17,9 triệu con, tăng 5,9 triệu con so với năm 2008. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã chuyển hướng mạnh từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và đang giữ vai trò lớn trong phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Trong 10 năm qua, bằng nhiều nguồn vốn, toàn tỉnh đã đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới được 4.650,02 km đường nhựa và đường bê tông xi măng, với tổng kinh phí đầu tƣ 4.271,78 tỷ đồng; đến nay, đã có 100% số xã có đường ô tô về trung tâm xã, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt 44,99%;
toàn tỉnh có 87 xã đạt tiêu chí giao thông (chiếm 42,9% số xã), tăng 87 xã so với năm 2008. Đã cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đƣợc 44 công trình đầu mối và
cứng hóa được trên 2.700 km kênh mương các loại; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đƣợc 32 hồ chứa, trong đó: cải tạo, nâng cấp 25 hồ, xây dựng mới 7 hồ; Tăng năng lực tưới, tiêu ổn định thêm cho 8.345 ha lúa so với năm 2008, đưa diện tích tưới, tiêu ổn định cả năm lên 115.622 ha (tăng 20% so với năm 2008).
2.1.3. Giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của tỉnh
Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong năm chương trình trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2011-2015. Chương trình đã xác định 08 loại sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực ƣu tiên tập trung đầu tƣ phát triển bao gồm: Vải thiều, gạo, rau quả chế biến, lạc, rừng thâm canh, gà, lợn, cá. Đến nay bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung sản xuất hàng hoá mang tính đặc sản của tỉnh. Tuy nhiên, chỉ có 04 sản phẩm đã khai thác được lợi thế của địa phương và đã được xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay, đó là: vải thiều, rau quả chế biến, gạo, lạc.
Về vải thiều: Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng và sản lƣợng vải thiều lớn nhất cả nước. Diện tích trồng vải thiều của toàn tỉnh khoảng trên 31 nghìn ha, sản lƣợng bình quân mỗi năm đạt 155 nghìn tấn, riêng năm 2015 đạt 190 nghìn tấn, sản lƣợng vải đạt tiêu chuẩn hàng hoá chiếm 90%; sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 4.000 ha. Vải thiều của tỉnh có hai loại: vải sớm và vải muộn. Trong giai đoạn 2013-2017, sản phẩm vải thiều của tỉnh Bắc Giang được tiêu thụ dưới các dạng: quả tươi, quả sấy khô và các sản phẩm chế biến như: nước ép, cùi vải đóng hộp,... Thị trường tiêu thụ vải dần được mở rộng. Ngoài tiêu thụ trực tiếp tại các chợ trên địa bàn tỉnh, vải thiều Bắc Giang, nhất là sau khi đã đƣợc xây dựng và quảng bá thương hiệu, đã được xuất tiêu thụ tại một số thành phố lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Mỹ,...
Lúa chất lượng: Diện tích gieo trồng lúa chất lƣợng trên toàn tỉnh đạt gần 25 nghìn ha, sản lƣợng thu hoạch tăng qua các năm, đến năm 2016 là trên 130 nghìn tấn. Lúa chất lượng cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa thường khoảng 20%.
Lãi thu đƣợc từ sản xuất lúa chất lƣợng đạt 17,9 triệu đồng/ha. Hiện nay tỉnh đã
quan tâm đến việc đóng gói bao bì, nhãn mác cho sản phẩm gạo đƣợc thu hoạch từ cây lúa chất lượng và dần tạo được hình ảnh trên thị trường trong nước. Tỉnh đã đăng ký nhãn hiệu “Gạo thơm Yên Dũng” cho sản phẩm gạo đƣợc làm từ cây lúa chất lƣợng.
Rau quả chế biến: Diện tích trồng rau chế biến của tỉnh năm 2016 đạt 1.950 ha, sản lƣợng thu hoạch trung bình giai đoạn 2013-2016 là 34 nghìn ha/năm, năm 2014 sản lƣợng là 34.290ha. Sản xuất rau chế biến đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Những vùng sản xuất tập trung đã cung cấp sản lƣợng rau chủ yếu cho thị trường rau xuất khẩu của tỉnh. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau chế biến rất khác nhau giữa các loại rau sản xuất, trong đó sản xuất dƣa bao tử cho hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là khoai tây chế biến, ngô ngọt, các loại rau chế biến khác, còn lại hiệu quả thấp hơn. Sản xuất rau chế biến có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa (gấp 2-4 lần trồng lúa).
Lạc: Diện tích gieo trồng lạc toàn tỉnh khá ổn định qua các năm, diện tích bình quân là gần 12 nghìn ha, sản lƣợng tăng nhẹ qua các năm từ 2013 đến 2017, năm 2017 sản lƣợng đạt 29 nghìn tấn. Sản xuất lạc cho hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, cao hơn với trồng lúa. Lãi thu đƣợc từ sản xuất lạc là 26 triệu đồng/ha. Sản phẩm lạc sản xuất ra hiện nay đƣợc tiêu dùng chiếm 17%, bán 83%, trong đó bán cho người thu gom mua tại nhà, bán tại chợ địa phương và bán cho thương nhân là chủ yếu, một phần nhỏ lạc được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đƣợc xuất khẩu.